Nợ xấu theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện duyên hải tỉnh trà vinh (Trang 58 - 61)

Các ngành kinh tế khác nhau thì doanh số cho vay và nợ xấu cũng sẽ khác nhau. Vì thế ngân hàng cần theo dõi nợ xấu theo ngành kinh tế, giúp cho việc nhận định chính xác sự ảnh hưởng của từng ngành kinh tế đến nợ xấu để có biện pháp xử lý thích hợp.

 Ngành Nông nghiệp, thủy sản

Đây là đối tượng trọng tâm mà ngân hàng hướng tới và cũng là thế mạnh của ngân hàng. Chiếm tỷ trọng cao nhất, nợ xấu của Nông nghiệp thủy sản luôn chiếm trên 70% tổng nợ xấu và vẫn đang có dấu hiệu gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do đây là ngành phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, tình hình dịch bệnh,…và cả yếu tố cung cầu như “được mùa, mất giá”, “được giá, mất mùa” khiến cho người nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ đúng

47

Bảng 17: Nợ xấu theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT Duyên Hải qua 3 năm 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012-2011 2013-2012 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp, thủy sản 2.520 72,48 1.864 74,80 3.282 85,31 -656 -26,03 1.418 76,07

Công nghiệp-Xây dựng 200 5,75 150 6,02 220 5,72 -50 -25,00 70 46,67

Kinh doanh-Dịch vụ - - - - -

Tiêu dùng & hoạt động khác 757 21,77 478 19,18 345 8,97 -279 -36,86 -133 -27,82

Tổng 3.477 100,00 2.492 100,00 3.847 100,00 -985 -28,32 1.355 54,37

48

Bảng 18: Nợ xấu theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT Duyên Hải 6 tháng đầu năm 2013 và 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 Tỷ trọng (%) 2014 Tỷ trọng (%) Số tiền % Nông nghiệp, thủy sản 1.861 75,90 68.283 94,51 66.422 3.569,16 CN-XD 150 6,12 2.775 3,84 2.625 1.750,00 KD-DV - - - - - - Tiêu dùng & hoạt động khác 441 17,98 1.190 1,65 749 169,84 Tổng 2.452 100,00 72.248 100,00 69.796 2.846,49

Nguồn: phòng tín dụng NHNo&PTNT Duyên Hải

hạn cho ngân hàng. Bên cạnh đó công tác thẩm định phương án sản xuất nông nghiệp còn chưa sâu sát và còn thiếu sót, chưa đánh giá được khả năng phù hợp của phương án và địa điểm thực hiện,…do đó cũng góp phần làm tăng nợ xấu trong nhóm ngành này. Trong ba năm 2011-2013 nợ xấu của ngân hàng tăng giảm không ổn định nhưng có xu hướng tăng, cụ thể năm 2012 giảm 656 triệu (tương đương giảm 26%) thì đến năm 2013 đã tăng lên đến 1.418 triệu đồng với tốc độ tăng là 76,07% so với năm trước. Đây là một diễn biến tất yếu khi khách hàng chủ yếu của ngân hàng là từ ngành Nông nghiệp thủy sản và đang bị thất mùa trong các năm qua. Ngân hàng cần có những cân nhắc hơn khi thẩm định và cho vay với các khách hang than quen và đặc biệt là các khách hàng mới. Tuy nhiên đến 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu của nhóm ngành Nông nghiệp thủy sản diễn biến phức tạp hơn khi tăng đến hơn 35 lần với mức tăng là 66.422 triệu đồng

 Ngành Công nghiệp, xây dựng

Là ngành có nợ xấu chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các ngành. Đây không phải là thế mạnh của ngân hàng, nhưng ngân hàng vẫn đang chú ý tới vì khi nâng cấp lên thị xã thì số doanh nghiệp đầu tư vào thị xã sẽ tăng lên và đây thực sự là một khách hàng tiềm năng đáng được chú trọng. Nhìn chung qua ba năm nợ xấu của ngành Công nghiệp xây dựng chỉ tăng nhẹ và đạt mức 220

49

triệu đồng vào năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số cho vay ở ngành này khá thấp, và các doanh nghiệp còn kinh doanh nhỏ lẻ, giá trị món vay chưa được cao nên việc thu nợ cũng gặp nhiều thuận lợi nên nợ xấu của ngân hàng ở nhóm ngành này chỉ tăng nhẹ. Đến 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu của nhóm ngành Công nghiệp xây dựng bắt đầu tăng lên nhanh chóng, cụ thể tăng đến 2.625 triệu đồng tương đương với tăng 17,5 lần so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của tình hình nông nghiệp của huyện gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sức mua của nền kinh tế, dẫn đến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh, không có tiền trả nợ và tiếp tục chiếm dụng vốn để tái đầu tư nên làm cho nợ xấu tăng nhanh.

 Ngành Tiêu dùng và hoạt động khác

Nhìn chung nợ xấu ở nhóm ngành này có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2012 giảm 279 triệu đồng và tiếp tục giảm vào năm 2013 với mức 133 triệu đồng. Đây là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng có bước tiến triển và phù hợp. Tuy nhiên đến 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu có sự tăng mạnh, tăng hơn 1,5 lần so với cùng kì năm ngoái với mức tăng 749 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do cho vay tiêu dùng nguồn trả nợ chủ yếu từ lương nên khi lạm phát tăng lên làm cho vật giá tăng ảnh hưởng đến chi tiêu trong gia đình, dẫn đến khả năng trả nợ bị ảnh hưởng, trả nợ không đúng kỳ hạn làm cho phát sinh nợ xấu. Ngoài ra, do khách hàng đi vay tiêu dung chủ yếu là cán bộ công chức nhà nước nên việc thẩm định và cho vay tương đối dễ dàng, công tác thu hồi nợ chủ yếu dựa vào lương của người đi vay, sẽ dễ gặp rủi ro nếu khách hàng nghỉ việc hoặc mất việc.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện duyên hải tỉnh trà vinh (Trang 58 - 61)