MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay bất động sản tại nhno ptnt cần thơ chi nhánh quận cái răng (Trang 76 - 79)

VAY BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NHNo & PTNT QUẬN CÁI RĂNG

(1) Ngân hàng cần tăng cường kiểm soát sự biến động của các khoản nợ xấu; Tăng cường công tác thu hồi nợ với nhóm nợ mua đất, mua nhà và xây dựng nhà, đồng thời quản lý chặt chẽ các khoản nợ cho vay giúp Ngân hàng ngăn chặn nợ xấu tiếp tục phát sinh.

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ theo quy định của NHNN để sử dụng giải quyết nợ xấu.

Thực hiện biện pháp cơ cấu nợ để phản ánh đúng về các khoản nợ. Bên cạnh đó, Ngân hàng có thể tiến hành bán các khoản nợ cho công ty mua bán nợ VAMC nhằm kiềm chế sự tăng cao của nợ xấu.

Đối với các khoản nợ xấu cho vay mua đất: Ngân hàng phối hợp với chủ đầu tư có những biện pháp như hạ giá bán, nâng cao chất lượng, chuyển đổi công năng của dự án thành các dự án nhà ở thương mại phù hợp phục vụ nhu cầu tái định cư, làm nhà ở xã hội,…để tăng tính thanh khoản.

65

Đối với các khoản nợ xấu cho vay mua nhà: Ngân hàng phối hợp với bên vay vốn bán tài sản đảm bảo. Hai bên có thể thuê một tổ chức có chức năng định giá để xác định giá trị tài sản đảm bảo. Trên cơ sở giá tài sản bảo đảm được xác định bởi tổ chức định giá, ngân hàng và bên vay vốn cùng ký hợp đồng với tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản (trung tâm dịch vụ bán đấu giá, doanh nghiệp bán đấu giá chuyên nghiệp…).

(2) Nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn nên còn hạn chế trong việc cấp tín dụng trung và dài hạn. Vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng cần quan tâm hơn công tác huy động nguồn vốn trung và dài hạn để tận dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi qua đó góp phần phát triển tín dụng trung và dài hạn mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho Ngân hàng.

(3) Trong quy trình cho vay cần tăng cường kiểm soát việc theo dõi sau khi cho vay. Nếu có dấu hiệu bất thường nào của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay, cán bộ tín dụng báo cáo kịp thời cho Ban lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp; Bên cạnh đó, Ngân hàng cần nâng cao chất lượng thẩm định khoản vay, thẩm định khách hàng, tăng cường chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin; Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, có biện pháp kiên quyết với những khách hàng cố tình trì hoãn, trốn tránh việc trả nợ mặc dù có nguồn thu; Đối với những hồ sơ không có đủ tính pháp lý để phát mãi, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đầy đủ pháp lý trong thời gian nhanh nhất để nhanh chóng thu hồi nợ cho Ngân hàng.

(4) Rà soát lại số lượng cán bộ để có kế hoạch điều động và bổ sung cán bộ cho bộ phận cho vay bất động sản. Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần cân đối số lượng hồ sơ tín dụng mà mỗi cán bộ tín dụng phụ trách; Bên cạnh đó, phải chú trọng công tác đào tạo cán bộ và đào tạo lại cán bộ đang làm việc cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế về nhiều mặt như thẩm định đến hạn cho vay, phổ biến các văn bản của ngành và ngoài ngành liên quan đến lĩnh vực tín dụng, kiến thức thị trường liên quan đến lĩnh vực tín dụng; Tổ chức những buổi giao lưu về nghiệp vụ, giao cho cán bộ cũ kèm cặp cán bộ mới.

(5) Hoạt động trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp do nền kinh tế biến đổi. Bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc các quy định về rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng cán bộ nhằm quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn, Ngân hàng cũng cần phối hợp với chính quyền địa phương để tìm hiểu nắm bắt các chính sách, định hướng phát triển của địa phương để xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược thu hút khách hàng, nâng cao thị phần phù hợp và kịp thời. Ngoài ra, Ngân hàng

66

cần phối hợp với chính quyền địa phương để tìm hiểu nguyên nhân làm khách hàng gặp khó trong việc trả nợ để từ đó có những biện pháp phù hợp đối với khách hàng để vừa giúp khách hàng giải quyết khó khăn sử dụng vốn vay hiệu quả vừa đảm bảo nguồn thu từ các khoản vay.

67

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay bất động sản tại nhno ptnt cần thơ chi nhánh quận cái răng (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)