Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay bất động sản tại nhno ptnt cần thơ chi nhánh quận cái răng (Trang 38 - 42)

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của tất cả các tổ chức kinh tế, nên bất kỳ tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh doanh cao thì điều đầu tiên là phải có một nguồn vốn vững mạnh. Cũng như vậy, ngân hàng muốn tồn tại, duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh thì phải có một nguồn vốn dồi dào và ổn định. NHNo & PTNT Cần Thơ chi nhánh Quận Cái Răng có nguồn vốn hoạt động dựa vào hai nguồn chủ yếu: một phần nguồn vốn được điều chuyển từ Hội sở cùng với nguồn vồn huy động tại địa phương. Việc tăng trưởng nguồn vốn sẽ mở rộng kinh doanh cho nên việc huy động vốn là mục tiêu quan trọng của Ngân hàng, trong đó với phương châm chủ động nguồn vốn, sử dụng vốn vay để cho khách hàng vay, giảm tỷ lệ vốn điều chuyển từ Hội sở được đặt lên hàng đầu.

Bảng 4.1: Nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 324.395 398.404 508.077 74.009 22,81 109.673 27,53 Ngắn hạn 285.850 312.988 260.206 27.138 9,49 (52.782) (16,86) Dài hạn 38.545 85.416 247.871 46.871 121,60 162.455 190,19 Vồn điều chuyển 60.945 31.873 915 (29.072) (47,70) (30.958) (97,13) Tổng 385.340 430.277 508.992 44.937 11,66 78.715 18,29

27

Bảng 4.2: Nguồn vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2013 6 tháng 2014 6 tháng 2014/6 tháng 2013 Số tiền % Vốn huy động 260.054 326.144 66.090 25,41 Ngắn hạn 136.924 283.223 146.299 106,85 Dài hạn 123.130 42.921 (80.209) (65,14) Vốn điều chuyển 362 639 277 76,52 Tổng 260.416 326.783 66.367 25,48

Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT Cần Thơ chi nhánh Quận Cái Răng, 2013 – 2014.

Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn qua Bảng 4.1 và 4.2 của Ngân hàng thì vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn vốn huy động trung bình là 4,75% trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Trong khi đó, tỷ trọng vốn huy động ngày càng được nâng cao trong tổng nguồn vốn. Đây là một tín hiệu khả quan vì nguồn vốn của Ngân hàng không phụ thuộc quá nhiều vào vốn điều chuyển đến, làm giảm thiểu khoản chi phí khá lớn khi tiếp nhận nguồn vốn điều chuyển.

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ta thấy tổng nguồn vốn của NHNo & PTNT Cần Thơ chi nhánh Quận Cái Răng có sự tăng trưởng rõ rệt, mức tăng năm sau cao hơn mức tăng năm trước. Đây là dấu hiệu tốt, cho thấy quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng, Ngân hàng hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng cao của khách hàng. Cụ thể tổng nguồn vốn của Ngân hàng trong năm 2012 tăng 11,66% tương đương mức tăng 44.937 triệu đồng so với năm 2011 và năm 2013 tăng 78.715 triệu đồng tương đương 18,29% so với năm 2012. Bước sang năm 2014, chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2014, tồng nguồn vốn của Ngân hàng đã tăng tới 66.367 triệu đồng tương đương 25,48% so với cùng kỳ năm 2013. Để hiểu rõ hơn ta đi sâu vào phân tích từng nguồn vốn cụ thể.

28

Vốn huy động

Vốn huy động là nguồn vốn mà hầu hết các ngân hàng mong muốn được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các loại vốn vì có chi phí sử dụng thấp nhất trong tất cả các loại vốn của ngân hàng. Qua số liệu Bảng 4.1 và 4.2 có thể thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng liên tục từ năm 2011 tới 6 tháng đầu năm 2014. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng đạt hiệu quả tốt, làm giảm chi phí huy động vốn cho Ngân hàng. Điều đáng mừng hơn nữa là tỷ trọng vốn huy động của Ngân hàng trung bình chiếm hơn 95% trong tổng nguồn vốn và tỷ trọng này tiếp tục tăng qua các năm. Điều này cho thấy Ngân hàng đã có sự chủ động trong nguồn vốn của mình hầu như không sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên để cho vay và đây là một tín hiệu khả quan vì vốn điều chuyển sẽ làm tăng chi phí gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.

Năm 2011, Ngân hàng huy động được 385.340 triệu đồng, đến năm 2012 đạt 430.277 triệu đồng, tăng 74.009 triệu đồng so với năm 2011 với tốc độ tăng là 22,81%. Mặc dù nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn nhưng với lợi thế về uy tín và là ngân hàng lâu đời nên Ngân hàng rất được khách hàng đặc biệt là bộ phận lớn hộ nông dân tín nhiệm, lựa chọn đầu tư vốn. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hộ nông dân có khó khăn về đầu ra, lãi suất vay,… nên việc đầu tư vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh còn hạn chế, tạm gửi vốn nhàn rỗi vào ngân hàng để hưởng lãi vẫn là lựa chọn an toàn của người gửi tiền. Đến năm 2013 thì nguồn vốn huy động tiếp tục tăng 27,53% so với năm 2012 và Ngân hàng tiếp tục không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển. Để đạt được kết quả như trên, năm 2013 Ngân hàng đã triển khai bốn đợt huy động dự thưởng do TSC phát hành gồm: huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng (2 đợt), huy động chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, huy động kỳ phiếu dự thưởng. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, ta có thể thấy Ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn ở rất mức cao (326.144 triều đồng) so với vốn điều chuyển. Nếu so với cùng kỳ năm 2013 thì vốn huy động tăng 25,41%. Ngay từ đầu năm, Ngân hàng đã xác định năm 2014 vẫn là năm khó khăn nên đã tập trung tận dụng tối ưu các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng và nâng cao chất lượng phục vụ vì thế Ngân hàng vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định trong 6 tháng đầu năm 2014.

Qua bảng số liệu 4.1 và 4.2, trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng, mặc dù nguồn vốn huy động ngắn hạn và dài hạn đều có xu hướng tăng (trừ nguồn vốn huy động dài hạn 6 tháng đầu năm 2014 giảm so với cùng kỳ năm trước) nhưng tỷ trọng nguồn tiền huy động dài hạn chiếm tỷ lệ không cao so với nguồn tiền ngắn

29

hạn huy động được do tâm lý người gửi tiền chỉ thích kỳ hạn ngắn như 3 tháng hoặc 6 tháng… để khách hàng có thể chủ động được nguồn tiền của mình, có thể lấy tiền gửi để đem đi đầu tư kinh doanh khi cần thiết. Song song đó, việc lạm phát kéo dài, VND mất giá, người dân càng giữ tiền lâu càng bị thiệt nên kênh đầu tư dài hạn được người dân ưa chuộng là vàng, USD, bất động sản,… Do đó, nguồn vốn ngắn hạn là nguồn huy động quan trọng trong kế hoạch Ngân hàng. Mặc dù nguồn vốn ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động nhưng trong năm 2012 và 2013 nguồn vốn huy động dài hạn có sự tăng trưởng mạnh mẽ và có sự gia tăng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2011 vốn huy động dài hạn chiếm tỷ trọng là 11,88%, sang năm 2012 là 21,44%, đến năm 2013 con số này đã tăng lên chiếm 48,79% trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn việc đầu tư kinh doanh không đạt được lợi nhuận như kỳ vọng nên khách hàng bắt đầu chú trọng đến lãi suất cao do các khoản tiền gửi dài hạn đem lại, cộng thêm tiền gửi vào ngân hàng đang là kênh đầu tư an toàn trong thời buổi kinh tế khó khăn. Ngoài ra, thái độ của nhân viên Ngân hàng luôn hết sức chu đáo, nhiệt tình, vui vẻ khi tiếp xúc với khách hàng nên tạo mối quan hệ thân thiết với dân cư địa phương. Đó cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tổng nguồn vốn huy động không ngừng tăng qua các năm trong tình hình Ngân hàng chịu sức ép cạnh tranh rất lớn của các ngân hàng khác trên địa bàn.

Hình 4.1 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 Năm

30

Vốn điều chuyển

Nguồn vốn điều chuyển là nguồn vốn từ ngân hàng hội sở chuyển xuống với chi phí cao hơn chi phí huy động tại chỗ do nguồn này được hình thành khi các chi nhánh huy động dư thừa chuyển về hội sở để cho các chi nhánh huy động thiếu vay lại. Nguồn vốn điều chuyển gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng vì nguồn vốn này được vay với lãi suất cao hơn lãi suất huy động vì vậy nếu sử dụng nhiều thì chi phí của ngân hàng sẽ tăng đáng kể. Vốn điều chuyển trong Ngân hàng chiếm tỷ trọng không cao và giảm mạnh qua từng năm, tuy nhiên có sự tăng trở lại vào 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013. Vốn điều chuyển của Ngân hàng năm 2011 là 60.945 triệu đồng, sang năm 2012 nguồn vốn này là 31.873 triệu đồng, giảm 29.072 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ giảm 47,70%. Năm 2013 vồn điều chuyển ở mức khá thấp là 915 triệu đồng, giảm đến 97,13% tương đương giảm 30.958 triệu đồng so với năm 2012. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã dần chủ động được nguồn vốn để cho vay, thu hút được nhiều đối tượng gửi tiền với nhiều hình thức huy động hấp dẫn, lãi suất ưu đãi do đó thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền nhiều. Tuy nhiên không theo đà giảm dần đó, nguồn vốn điều chuyển năm 2014 có dấu hiệu tăng khi trong 6 tháng đầu năm 2014 vốn điều chuyển của ngân hàng đã tăng 76,52% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là đầu năm 2014 hoạt động ngân hàng gặp phải một số khó khăn, thách thức với lãi suất biến động giảm cả tiền gửi lẫn tiền vay. Chính vì lãi suất thấp nên người gửi tiền thường đầu tư vào các lĩnh vực khác lãi suất cao hơn so với tiền gửi vào ngân hàng. Vì thế công tác huy động vốn 6 tháng đầu năm 2014 đối với các ngân hàng nói chung và NHNo & PTNT chi nhánh Cái Răng nói riêng trở nên khó khăn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay bất động sản tại nhno ptnt cần thơ chi nhánh quận cái răng (Trang 38 - 42)