4.2.2.1 Theo ngắn hạn
Như đã trình bày (phân tích theo mục đích sử dụng vốn), doanh số cho vay tín dụng phục vụ bất động sản của Ngân hàng giảm dần qua 3 năm và khoản mục
48
cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với khoản mục cho vay trung – dài hạn. Việc cơ cấu cho vay theo thời hạn như vậy là hợp lý vì nguồn vốn huy động của Ngân hàng đa phần là nguồn vốn ngắn hạn do đó để đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh khoản thì Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhiều hơn so với trung – dài hạn. Bên cạnh đó, do chính sách cho vay của Ngân hàng, mục tiêu phát triển hướng đến tam nông: nông nghiệp, nông dân, nông thôn nên đối với khách hàng vay vốn nhằm mục đích phục vụ bất động sản thì đa phần Ngân hàng sẽ cho vay ngắn hạn.
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay theo kỳ hạn ngắn hạn trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 có chung xu hướng là giảm qua các năm. Doanh số cho vay theo kỳ hạn ngắn hạn năm 2011 là 55.334 triệu đồng, đến năm 2012 giảm xuống 7,43% so với năm 2011. Năm 2013, doanh số cho vay giảm mạnh với tốc độ giảm 30,38% so với năm 2012, chỉ đạt 35.660 triệu đồng. Nguyên nhân của việc giảm doanh số cho vay là do tình hình kinh tế TP Cần Thơ cũng giống với tình hình kinh tế khó khăn chung của cả nước. Theo tổng cục Thống kê, GDP năm 2012 và 2013 tăng trưởng thấp lần lượt là 5,25% và 5,42%. Mặc dù đã có nhiều gói giải cứu BĐS được NHNN đưa ra nhưng với các quy định khắt khe nên nhiều người dân có nhu cầu nhà ở vẫn không tiếp cận được các gói cứu trợ này. Điển hình là gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 nhằm kích cầu thị trường BĐS hầu như chưa phát huy đươc hiệu quả khi mà việc tiếp cận nguồn vốn này rất khó khăn, các thủ tục giải ngân rườm rà, bất cập giữa lãi suất và thời hạn cho vay là những nguyên nhân chính khiến người dân khó có thể tiếp cận. Tình hình cho vay theo thời hạn ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 vẫn cùng chung xu hướng giảm của những năm trước khi giảm 39,79% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh số thu nợ
Dựa vào bảng số liệu cho thấy, nếu chỉ tính từ năm 2011 đến 2013 thì doanh số thu nợ liên tục giảm. Cụ thể: năm 2012 doanh số thu nợ đạt 49.080 triệu đồng, giảm 18,69% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số thu nợ tiếp tục giảm 14,26% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn giảm là việc doanh số cho vay ngắn hạn trong năm này cũng giảm, bên cạnh đó trước bối cảnh nền kinh tế khó khăn, BĐS bất ổn, giá cả tăng cao gây ra sức ép của người dân trong việc trả nợ cho Ngân hàng. Phải sang 6 tháng đầu năm 2014, tình hình thu nợ bất động sản ngắn hạn của Ngân hàng mới thật sự chuyển biến tích cực. Thu nợ 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng 10,55% so với cùng kỳ năm trước.
49
Trong những tháng đầu năm 2014, công tác thu hồi nợ đang được Ngân hàng đặc biệt chú trọng hơn và giảm dần công tác cho vay. Cán bộ tín dụng theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, luôn có những phương án xử lý tình huống đối với tình hình của khách hàng, cũng như khả năng trả nợ của khách hàng để giải quyết nên tình hình thu nợ cả kỳ hạn ngắn hạn và trung – dài hạn đầu năm 2014 có chuyển biến tích cực.
Bảng 4.13: Hoạt động cho vay bất động sản ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % DS Cho vay 55.334 51.222 35.660 (4.112) (7,43) (15.562) (30,38) DS Thu nợ 60.360 49.080 42.079 (11.280) (18,69) (7.001) (14,26) Dư nợ 41.055 43.197 36.78 2.142 5,22 (6.419) (14,86) Nợ xấu 785 1.150 2.262 365 46,50 1.112 96,70
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo &PTNT Cần Thơ chi nhánh Quận Cái Răng, 2011 – 2013.
Bảng 4.14: Hoạt động cho vay bất động sản ngắn hạn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2013 6 tháng 2014 6 tháng 2013/6 tháng 2014 Số tiền % DS Cho vay 17.452 10.508 (6.944) (39,79) DS Thu nợ 10.545 11.657 1.112 10,55 Dư nợ 50.104 35.629 (14.475) (28,89) Nợ xấu 1.832 1.562 (270) (14,74)
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo &PTNT Cần Thơ chi nhánh Quận Cái Răng, 2013 – 2014.
Dư nợ
Cơ cấu dư nợ ngắn hạn nhìn chung vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và tăng giảm qua các năm. Cho vay ngắn hạn là hoạt động cho vay chủ yếu của Ngân hàng, các khoản vay có tính thanh khoản cao, tốc độ thu hồi vốn nhanh. Tuy
50
nhiên, tỷ trọng của dư nợ kỳ hạn ngắn hạn tín dụng bất động sản cần cơ cấu để hợp lý hơn, dư nợ ngắn hạn vẫn còn khá thấp (dưới 70%) so với nguồn vốn ngắn hạn huy động được. Dư nợ ngắn hạn năm 2013 giảm 6.419 triệu đồng tương ứng giảm 14,86% so với năm 2012, chỉ đạt 36.778 triệu đồng. Và trong 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ ngắn hạn đã giảm 28,89% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 35.629 triệu đồng. Chúng ta đã biết rằng việc cho vay BĐS luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với cho vay vốn khác. Đặc biệt trong lúc diễn biến tình hình kinh tế hiện nay rất khó đoán, biến đổi liên tục và chưa có dấu hiệu rõ ràng cho việc tăng trưởng trong thời gian tới. Vì lẽ đó mà Ngân hàng không mạo hiểm cho vay BĐS quá nhiều kể cả cho vay ngắn hạn, chỉ cho vay đối với những khách hàng có hệ số tín nhiệm cao và có phương án trả nợ rõ ràng, thêm vào đó Ngân hàng chủ động thu hồi nợ đối với các khoản nợ bất động sản kỳ hạn ngắn hạn đến hạn trả nợ hoặc có dấu hiệu trả nợ chậm dẫn đến doanh số thu nợ ngắn hạn cao hơn doanh số cho vay ngắn hạn làm cho dư nợ kỳ hạn ngắn hạn sẽ giảm.
Nợ xấu
Nợ xấu là biểu hiện rõ nét nhất của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản vay của Ngân hàng đang chịu rủi ro. Vì vậy, Ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu đồng thời tìm ra giải pháp để hạn chế nợ xấu nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh thì bao giờ cũng chứa đựng rủi ro đi cùng với các khoản lợi nhuận nhưng quan trọng là việc xác định rủi ro ở mức nào là hợp lý, là chấp nhận được. Vì thế nợ xấu là điều mà bất cứ ngân hàng nào cũng không thể tránh khỏi.
Theo bảng 4.13 và 4.14, tình hình nợ xấu trong ngắn hạn có sự biến động. Cụ thể: năm 2012 nợ xấu tín dụng bất động sản ngắn hạn là 365 triệu đồng tăng 46,50% so với năm 2011. Đến năm 2013, nợ xấu tiếp tục tăng 96,7% tương đương 1.112 triệu đồng, ở mức 2.262 triệu đồng. Nguyên nhân nợ xấu liên tục gia tăng là do quy mô tín dụng bất động sản của Ngân hàng thuộc kỳ hạn ngắn hạn, số lượng khách hàng khá đông việc khó quản lý được hết các khoản nợ là điều dễ gặp phải nên các khoản nợ xấu cũng từ đó mà phát sinh chủ yếu ở kỳ hạn ngắn hạn. Bên cạnh đó trong giai đoạn này khả năng trả nợ của khách hàng vay ngắn hạn khá thấp làm cho các khoản nợ này được phân loại vào nhóm nợ xấu. Đến 6 tháng đầu năm 2014, công tác thu hồi nợ trong ngắn hạn của Ngân hàng có diễn biến theo hướng tích cực, việc thu hồi nợ diễn ra tốt hơn làm nợ xấu nhà đất trong ngắn hạn giảm xuống 14,74% so với 6 tháng đầu năm 2013.
51
4.2.2.2 Theo trung – dài hạn
Bảng 4.15: Hoạt động cho vay bất động sản trung – dài hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % DS Cho vay 20.393 19.972 32.203 (421) (2,06) 12.231 61,24 DS Thu nợ 13.023 18.831 9.804 5.808 44,60 (9.027) (47,94) Dư nợ 21.107 22.248 44.647 1.141 5,41 22.399 100,68 Nợ xấu 346 144 144 (202) (58,38) 0 0,00
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo &PTNT Cần Thơ chi nhánh Quận Cái Răng, 2011 – 2013.
Bảng 4.16: Hoạt động cho vay bất động sản trung – dài hạn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2013 6 tháng 2014 6 tháng 2013/6 tháng 2014 Số tiền % DS Cho vay 3.923 2.550 (1.373) (35,00) DS Thu nợ 4.735 5.055 320 6,76 Dư nợ 21.436 42.142 20.706 96,59 Nợ xấu 144 144 0 0,00
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo &PTNT Cần Thơ chi nhánh Quận Cái Răng, 2013 – 2014.
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay bất động sản trung – dài hạn có xu hướng biến động giống với doanh số cho vay bất động sản ngắn hạn. Riêng trong năm 2013 cho vay trung – dài hạn tăng khá cao đến 61,24% tương ứng tăng 12.231 triệu đồng so với năm 2012 đạt mức doanh số 32.203 triệu đồng. Sự tăng trưởng khác biệt này là do vốn huy động trung – dài hạn của Ngân hàng trong năm đang tăng cao trong khi vốn huy động ngắn hạn đang giảm, để cân đối giữa huy động và cho vay Ngân hàng chủ động cho vay những dự án trung – dài hạn với ưa đãi về lãi suất, cùng với việc mở rộng hình thức cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên chức phục vụ
52
nhu cầu bất động sản. Bên cạnh đó do năm 2013 cơ sở hạ tầng của Tp Cần Thơ đang xúc tiến xây dựng một số dự án khu tái định cư đã được lập nên Ngân hàng cũng chủ trương mở rộng quy mô tín dụng trung – dài hạn nhằm đáp ứng nguồn vốn cho các chủ đầu tư các khu tái định cư.
Doanh số thu nợ
Nhìn chung doanh số thu nợ kỳ hạn trung – dài hạn biến động từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể: doanh số thu nợ kỳ hạn trung – dài hạn năm 2011 đạt 13.023 triệu đồng. Năm 2012 con số này tăng thêm 5.808 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tốc độ tăng 44,6%. Doanh số thu nợ trong năm 2012 tăng lên có phần bất ngờ do một số khách hàng vay trung – dài hạn của Ngân hàng đang trong tình trạng thuận lợi về nguồn thu tài chính đã trả nợ đầy đủ, góp phần lớn cho việc tăng thu nợ kỳ hạn trung – dài hạn trong năm. Năm 2013, doanh số thu nợ kỳ hạn trung – dài hạn lại giảm 9.027 triệu đồng đạt 9.804 triệu đồng. Sự sụt giảm của doanh số thu nợ kỳ hạn trung – dài hạn trong năm này không phải vì công tác thu hồi nợ trung – dài hạn của Ngân hàng kém hiệu quả. Như đã biết các món vay trung – dài hạn có thời hạn thu hồi nợ trên 1 năm, do đó việc thu hồi nợ năm này có thể là của món vay của các năm trước. Trong năm 2011 và 2012, doanh số cho vay kỳ hạn trung – dài hạn của Ngân hàng giảm qua các năm là nguyên nhân làm giảm doanh số thu nợ của Ngân hàng trong năm 2013 .
Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, công tác thu nợ được thúc đẩy với những chính sách của Ngân hàng nhằm cải thiện tình hình thu nợ làm cho thu nợ đạt 5.055 triệu đồng tăng 6,76% so với 6 tháng đầu năm 2013.
Dư nợ
Tình hình dư nợ kỳ hạn trung – dài hạn tăng qua các năm, tăng cao nhất trong năm 2013 (tăng 100,68% so với năm 2012). Dư nợ trung – dài hạn năm 2011 ở mức 21.107 triệu đồng. Đến năm 2012 dư nợ tăng thêm 1.141 triệu đồng ở mức 22.248 triệu đồng. Tính đến cuối năm 2013 dư nợ trung – dài hạn đã đạt 44.647 triệu đồng, tức đã tăng 22.399 triệu đồng so với năm 2012. Đến ngày 30/06/2014, theo số liệu báo cáo thì dư nợ đã tăng 96,59% tương đương 20.706 triệu đồng so với số liệu cùng ngày của năm trước. Như đã đề cấp, sở dĩ có sự tăng dư nợ trung – dài hạn và tăng cao từ năm 2013 là do chủ trương tăng cường cho vay kỳ hạn trung – dài hạn của Ngân hàng để cân đối nguồn vốn và mở rộng cho vay các dự án tái định cư. Bên cạnh đó, dư nợ trung – dài hạn tăng không thể kết luận rằng ngân hàng đang phát triển, vì nếu tốc độ tăng trưởng tăng đột biến như năm 2013
53
và 6 tháng đầu năm 2014 thì có thể Ngân hàng phải gánh chịu nhiều rủi ro. Tuy nhiên không thể phủ nhận việc Ngân hàng đã sử dụng vốn đầu tư hợp lý vào những dự án liên quan đến BĐS và công tác thẩm định khách hàng cũng như quản lý các khoản nợ của khách hàng ngày càng nâng cao.
Nợ xấu
Nợ xấu tín dụng nhà đất kỳ hạn trung – dài hạn chiếm tỷ trọng thấp, trái ngược với xu hướng tăng của nợ xấu kỳ hạn ngắn hạn thì nợ xấu kỳ hạn trung – dài hạn không có sự biến động nào ngoài đợt giảm vào năm 2012. Nợ xấu năm 2012 đã giảm 58,38% so với năm 2011, ở mức 144 triệu đồng, con số này được duy trì không tăng không giảm cho đến tận 6 tháng đầu năm 2014. Thực tế cho thấy công tác quản lý nợ xấu trung – dài hạn của Ngân hàng rất tốt, không để phát sinh thêm bất kỳ khoản nợ xấu kỳ hạn trung – dài hạn nào trong thời gian dài. Điều này cho thấy trình độ quản lý, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng của Ngân hàng dần được nâng cao.
4.2.2.3 Đánh giá chung tình hình cho vay bất động sản theo thời hạn Doanh số cho vay
Nhìn chung, nhu cầu vay vốn ngắn hạn luôn đứng đầu trong doanh số cho vay tín dụng bất động sản của Ngân hàng. Năm 2012 cho vay bất động sản ngắn hạn chiếm 72% tổng doanh số cho vay bất động sản của Ngân hàng. Bên cạnh đó nhu cầu vay vốn trung – dài hạn vẫn còn thấp hơn so với ngắn hạn nhưng trong thời gian gần đây Ngân hàng đã bắt đầu chú trọng phát triển mảng cho vay này với việc doanh số thu nợ tăng cao trong năm 2013 đạt tỷ trọng 47% gần bằng tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn cùng thời kỳ. Điều này là cần thiết vì cho vay trung – dài hạn ít tồn chi phí, lợi nhuận lại cao hơn cho vay ngắn hạn.
Doanh số thu nợ
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy về cơ cấu doanh số thu nợ cũng giống như doanh số cho vay tức là tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn vẫn lớn hơn tỷ trọng doanh số thu nợ trung – dài hạn. Trong đó, doanh số thu nợ kỳ hạn ngắn hạn chiếm trên 70% trong tổng thu nợ. Nhưng nhìn chung, tổng doanh số thu nợ có xu hướng giảm trong năm 2013 và tăng vào những tháng đầu năm 2014 do Ngân hàng có hướng đi đúng đắn để cải thiện hiệu quả thu nợ.
54
Dư nợ
Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn trong tổng cơ cấu dư nợ tín dụng bất động sản, năm 2011 dư nợ ngắn hạn chiếm 66% tổng dư nợ bất động sản, nhưng do chính sách tăng lượt phát vay trung – dài hạn của Ngân hàng trong năm 2013 đã làm tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn cao hơn tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong năm 2013 và những tháng đầu năm 2014. Cụ thể: trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ kỳ hạn trung – dài hạn chiếm tỷ trọng lần lượt là 54,83% và 54,19% trong tổng cơ cấu dư nợ. Tóm lại, tình hình chung của dư nợ tín dụng bất động sản của Ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng