Song song với việc huy động vốn thì hoạt động cho vay là hoạt động không thể thiếu của Ngân hàng. Để đánh giá tình hình cho vay chung của NHNo & PTNT chi nhánh Cái Răng ta sẽ tìm hiểu các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu của Ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.
Nhìn chung, từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 NHNo & PTNT Cần Thơ chi nhánh Quận Cái Răng chú trọng vào hoạt động tín dụng ngắn hạn với đối tượng kinh tế cá thể nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, quy mô vừa phải, đặc biệt phục vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng như mua sắm, sửa chữa nhỏ,… Mặc khác để phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay và chính sách của Chính phủ, Ngân hàng tăng cường mở rộng cho vay lĩnh vực nhà đất nhằm đáp ứng nhu cầu bất động sản của người dân trên địa bàn. Tuy gặp rào cản về tăng
31
trưởng tín dụng nhưng với đối tượng khách hàng truyền thống, Ngân hàng không ngừng đa dạng hình thức cho vay sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực cũng như định hướng kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời có sự đầu tư thỏa đáng cho khách hàng trên cơ sở tăng trường nguồn vốn, tìm kiếm khách hàng mới, dần mở rộng cho vay.
Bảng 4.3: Hoạt động cho vay của Ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % DS Cho vay 551.121 581.425 529.519 30.304 5,50 (51.906) (8,93) DS Thu nợ 484.425 543.977 483.794 59.552 12,29 (60.183) (11,06) Dư nợ 363.087 400.535 446.260 37.448 10,31 45.725 11,42 Nợ xấu 2.545 3.358 4.664 813 31,94 1.306 38,89
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo &PTNT Cần Thơ chi nhánh Quận Cái Răng, 2011 – 2013.
Bảng 4.4: Hoạt động cho vay của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2013 6 tháng 2014 6 tháng 2013/6 tháng 2014 Số tiền % DS Cho vay 169.945 149.873 (20.072) (11,81%) DS Thu nợ 146.750 157.138 10.388 7,08 Dư nợ 423.730 438.995 15.265 3,60 Nợ xấu 5.902 8.277 2.375 40,24
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo &PTNT Cần Thơ chi nhánh Quận Cái Răng, 2013 – 2014.
Doanh số cho vay
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay có sự biến động qua các năm. Doanh số cho vay năm 2012 so với năm 2011 tuy tăng 30.304 triệu đồng nhưng tốc độ tăng này chỉ đạt 5,8% do Ngân hàng đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất cho khách hàng, phương thức và thủ tục cho vay đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Bước qua năm 2013, doanh số cho vay của Ngân hàng giảm 51.906 triệu
32
đồng so với năm 2012. Đây cũng là tình hình chung của ngành ngân hàng trong giai đoạn năm 2013, mặc dù lãi suất cho vay đã giảm để người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận được vốn nhưng doanh số cho vay của Ngân hàng vẫn giảm. Nguyên nhân là do để khắc phục những thiệt hại trong năm 2012, Ngân hàng đã tăng cường giám sát hoạt động tín dụng và thận trọng trong việc cho vay những doanh nghiệp, cá nhân,… có khả năng tài chính không đánh tin cậy. Tình hình này vẫn không mấy lạc quan khi bước sang 6 tháng đầu năm 2014. So với cùng kỳ năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay đã giảm 11,81% tương đương giảm 20.072 triệu đồng. Tuy mặt bằng lãi suất đã giảm nhiều nhưng việc đẩy nhanh tín dụng vẫn gặp nhiều khó khăn do quá trình giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng chưa có nhiều tiến triển là nguyên nhân tác động là giảm doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2014.
Doanh số thu nợ
Nhìn chung doanh số thu nợ từ năm 2011 đến năm 2013 có sự biến động giống với sự biến động của doanh số cho vay. Nghĩa là năm 2012 doanh số thu nợ tăng so với năm 2011 và đến năm 2013 thì doanh số thu nợ lại giảm. Nhìn vào năm 2012 có thể thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng khá tốt, vì trong năm 2012 thì tốc độ tăng doanh số thu nợ (12,29%) cao hơn tốc độ tăng doanh số cho vay (5,5%) so với tình hình thu nợ và cho vay năm 2011. Năm 2013 doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm so với năm 2012, tức giảm 60.183 triệu đồng tương đương 11,06%. Điều đáng nói là tốc độ giảm doanh số thu nợ cao hơn so với tốc độ giảm doanh số cho vay cho thấy công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đang gặp khó khăn có thể một phần do các khoản vay từ trước chưa được đảm bảo theo quy định, việc kiểm tra sử dụng vốn và đảm bảo tiền vay sau khi cho vay không được quan tâm đúng mức. Sang 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh số thu nợ đã tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ đạt 157.183 triệu đồng, tăng 10.388 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Doanh số thu nợ tăng, trong khi doanh số cho vay giảm cho thấy Ngân hàng đang tăng cường thu nợ và khắt khe hơn trong việc cho vay, công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng là tốt.
Dư nợ
Dư nợ là khoản tiền khách hàng còn nợ Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ tăng không phải là chuyện xấu, qua đó ta không thể nói doanh số cho vay giảm hoặc doanh số thu nợ giảm để từ đó đánh giá rằng Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả bởi dư nợ là số liệu thời điểm còn doanh số cho vay và doanh số thu nợ là số liệu thời kỳ và kế hoạch tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng thực chất là
33
kế hoạch tăng trưởng dư nợ qua từng năm. Dư nợ của Ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 đều tăng. Cụ thể dư nợ năm 2012 đạt 400.535 triệu đồng tăng 37.448 triệu đồng (10,31%) so với năm 2011. Sang năm 2013, dư nợ tăng 11,42% so với năm 2012. Điều này được giải thích là do Ngân hàng đã chủ động bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế để cho vay, ngoài mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận, NHNo & PTNT chi nhánh Cái Răng còn hoạt động vì mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng quan trọng không kém. Ngân hàng tăng cường cho vay theo Nghị định 41 đối với các hộ sản xuất, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan đến nông nghiệp giúp phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Sang 6 tháng đầu năm 2014, dư nợ Ngân hàng tiếp tục tăng 15.265 triệu đồng (3,6%) so với cùng kỳ năm trước nhờ Ngân hàng đã tích cực tạo điều kiện để cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn lãi suất cho vay thấp. Lãi suất cho vay thấp, một số cá nhân, doanh nghiệp vẫn cần vốn để duy trì sản xuất, kinh doanh, số khác làm ăn có lãi cần thêm vốn để phát triển sản xuất nên tiếp tục đi vay Ngân hàng.
Hình 4.2 Tình hình cho vay của Ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
Nợ xấu
Hoạt động ngân hàng hay bất kỳ một hoạt động kinh tế nào khác cũng không thể tránh khỏi các hạn chế, rủi ro trong quá trình hoạt động. Đối với hoạt động cho vay ngân hàng, mức rủi ro được đánh giá thông qua chỉ tiêu nợ xấu. Nợ xấu của Ngân hàng qua các năm đều tăng, với mức tăng ngày càng cao, năm 2012 nợ xấu
0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 Năm
34
tăng 813 triệu đồng tương đương 31,94 % so với năm 2011, đến năm 2013 nợ xấu tiếp tục tăng 38,89% (1.306 triệu đồng) so với năm 2012. Nguyên nhân là do những năm này tình hình kinh tế không được ổn định, lạm phát tăng mạnh dẫn đến doanh nghiệp kinh doanh không thuận lợi, người dân sản xuất khó khăn đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và quá hạn lâu nên làm tăng nợ xấu, nền kinh tế có chuyển biến xấu có mầm móng từ những năm trước đó (ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008) nên các khoản nợ trước đó không trả lại chuyển sang. Sang 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2013, nợ xấu 6 tháng đầu năm 2014 đạt 8.277 triệu đồng tăng 2.375 triệu đồng tương đương tốc độ tăng 40,24%. Tuy lạm phát năm nay thấp nhưng sức mua của người dân không cao, nền kinh tế đang phát triển chậm nên nhiều hộ kinh doanh lãi ít hoặc không có lãi làm nợ xấu Ngân hàng không có dấu hiệu giảm xuống. Mặc dù Ngân hàng đã nỗ lực thu hồi nợ và đẩy mạnh bán nợ xấu cho VAMC nhưng do sức mua yếu, tồn kho tăng, tín dụng khó khơi thông từ chuyển biến xấu của những năm trước nên nợ xấu Ngân hàng vẫn gia tăng.
Tổng quan tình hình cho vay của Ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 vẫn còn nhiều tồn tại cần được khắc phục trong thời gian tới. Tuy lượng phát vay giảm nhưng dư nợ lại tăng lên cộng thêm nợ xấu cũng tăng theo qua các năm nên việc dư nợ tăng không phải là mong muốn của Ngân hàng. Dư nợ tăng kéo theo nợ xấu tăng cho thấy chất lượng tín dụng Ngân hàng đang sụt giảm, việc kiểm soát các khoản vay của Ngân hàng gặp nhiều vấn đề. Ngân hàng cần có biện pháp cơ cấu lại dư nợ cho hợp lý, tăng cường công tác thu nợ, nâng cao công tác thẩm định, kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản vay tránh tình trạng quy mô tín dụng tăng (dư nợ tăng) và nợ xấu tăng ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng để từ đó từng bước nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng trong thời gian tới.