Trận chiến cuối cùng

Một phần của tài liệu thành cát tư hãn cuộc đời sự nghiệp (Trang 80 - 100)

a. Cuộc sống săn bắn, du mục và nơi cư trú

3.6 Trận chiến cuối cùng

Thành Cát Tư Hãn là một nhà quân sự xuất sắc, một nhà lãnh đạo thực thụ khó khẳ năng. Dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn đoàn kỵ binh Mông Cổ đã làm một cuộc viễn chinh “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử thế giới. Cuộc đời cũng như sự nghiệp của ông gắn liền với những cuộc viễn chinh bành trướng lãnh thổ. Và cho đến trận chiến cuối cùng ông vẫn luôn tỏ ra là một nhà lãnh đạo xuất sắc.

Đế chế chư hầu Tây Hạ đã từ chối không tham chiến chống lại đế chế Kharezm, và Thành Cát Tư Hãn đã thề giành cho họ sự trừng phạt. Trong khi ông đang ở Iran, Tây Hạ và Kim đã hình thành liên minh chống lại Mông Cổ. Sau một thời gian nghỉ ngơi để chỉnh đốn quân đội, Thành Cát Tư Hãn chuẩn bị chiến tranh chống lại liên minh này.

Hình như linh tính báo trước rằng chiến cuộc này là chiến cuộc cuối cùng của đời ông, có lẽ không còn sống để trở vể đất tổ, nên trước lúc khởi hành, nên đã lo lập lại trật tự trong đế quốc, phân chia đoàn trại và quân đội, ban phát lãnh địa cho các con cháu. Để cho đế quốc không vì thế mà chia xẻ làm nhiều mảnh, trong Yassa như sau:

Con cháu của Đại Hãn dù đang ở nơi nào, hễ sau khi Đại Hãn băng hà, phải tụ họp

về Mông Cổ, mở hội đồng quí tộc bầu cử một người có đầy đủ khả năng và uy tín lên thay thế. Tất cả đều ở dưới quyền lãnh đạo của Đại Hãn, ai lập người khác ngoài quyết định của hội đồng quí tộc sẽ bị tử hình”[15,247].

Quân Mông Cổ tràn vào Tây Hạ như thế nước vỡ bờ. Họ chiếm hết những ngọn đồi bao quanh một cái hồ bên sông Hoàng Hà. Đại Hãn sai một toàn xạ tiễn ưu tú nhất, bỏ ngựa đi trên mặt băng, khiêu khích quân địch. Kỵ binh Tây Hạ trượt băng ngã nhoài ra hết, binh sĩ kẻ té sấp, người nhào ngựa, mặc tình cho quân Mông Cổ bắn tên, phóng lao và dùng mã tấu chặt như chặt thịt trên thớt. Rồi đạo binh xạ tiễn này nhảy lên ngựa cùng với một đạo kỵ binh khác, phi vòng theo bờ hồ tấn công một đoàn pháo binh tới tiếp viện. Gươm vung cung loang loáng một buổi, quân Tây Hạ bị giết sạch, không sót một người nào.

Nước Kim và Tây Hạ đã thua nhưng vẫn chưa chịu đầu hàng và cố thủ trong những thành quách kiên cố. Tuy nhiên đến lúc này thì Thành Cát Tư Hã đã thấy sức khỏe mệt mỏi và suy nhược. Các vương tử thật sự không có người nào có cái thiên tài và những đức tính như Thành Cát Tư Hãn, tài dùng người, tài thao lược, với ý chí sắt đá và lòng kiên nhẫn vô biên. Chỉ còn cách tìm một người có một vài tính cách thiết yếu mà thôi . Thành Cát Tư Hãn nghĩ xa trong tương lai và nhằm một mục đích rõ rệt, nên không cần đến ý trí sắt đá và tài thao lược của người nối ngôi Đại Hãn. Ông đặt thuật dùng người và lòng khoan dung lên trên tất cả những đức tính khác của người lãnh đạo. Thành Cát Tư Hãn lúc nào cũng canh cánh bên lòng về tương lai của đế quốc

Mông Cổ. Ngay cả đến lúc hấp hối, ông vẫn còn ra một lệnh cuối cùng : “Phải dấu kín tin ta chết và khi thái tử Tây Hạ đến bái kiến, phải giết đi luôn cả bọn tùy tùng. Tất cả

hàng quý tộc và cận tướng phải về Mông Cổ, bấy giờ mới được phát tan”[15,253].

Trong chiến dịch cuối cùng của mình, Thành Cát Tư Hãn đã băng hà vào ngày 18 tháng 8 năm 1227. Thi hài được táng dưới mộ một gốc cây cổ thụ tại đỉnh núi có tên là Bourkhane Kaldoun – nơi mà trước đây có lần đi săn, Thành Cát Tư Hãn đã nói với tùy tùng: “Ta ưng chọn nơi này làm nơi yên nghỉ cuối cùng của ta, các ngươi hãy nhớ kỹ” [1,449]. Về sau, đây cũng là nghĩa địa chôn cất Đà Lôi, Oa Khoát Đài, Hốt Tất Liệt, Mông Kha. Mấy trăm năm sau, nơi này đã mọc lên những rừng cây rậm rạp um tùm. Nhiều nhà khảo cổ trên thế giới đã tìm đến đây khảo sát, nhưng ngôi mộ Thành Cát Tư Hãn chôn ở chỗ nào vẫn là một điều bí mật bao trùm. Một truyền thuyết nói rằng: nếu ai khai quật ngôi mộ Thành Cát Tư Hãn thì thế giới này sẽ chịu một thảm cảnh binh đao như ở thời ông ta. Bởi vì người đó đã đánh thức giấc ngủ của Thành Cát Tư Hãn, làm ông ta tức giận.

Thành Cát Tư Hãn đã đưa nhân loại vào cảnh tang tóc đau thương. Đó là thời kỳ kinh hoàng nhất. Một nhà thơ Armenie – V.Krik (1210 – 1290) đã viết: “…không còn một dòng suối, một con sông nào không tràn đầy nước mắt chúng ta. Không còn một ngọn núi, một cánh đồng nào mà không bị quân Tar – ta giày xéo..”.[15,256]. Nơi nào vó ngựa trường chinh của đoàn kỵ binh Mông Cổ băng qua, nơi đó đã phải sụp đổ, và trở thành hoang phế.

Nhờ những lời ghi chép của nhà sử học Ả Rập – Abn al – Athir ,mà ngày nay người ta hiểu thêm chính sách hủy diệt hết sức dã man của quân Mông Cổ: “Xưa nay chưa từng xảy ra những tai họa tương tự như vậy. Tai họa ấy giáng xuống toàn bộ nhân loại… quân Mông Cổ không hề thương xót bất cứ ai, chúng tàn sát đàn bà, đàn ông à trẻ em, mổ bụng phụ nữ có mang để giết thai nhi, mọi người có, nó giống như gió thổi mây đen, bao trùm tất cả mọi thôn xóm”.[15,257].

Những thành tựu văn minh của loài người đã bị giẫm nát dưới vó ngựa Mông Cổ. Cung điện,giáo đường đạo Hồi, tòa thánh Boukhara lộng lẫy cùng với Kharesm – một quốc gia văn minh phồn vinh trước đây – nay đã sụp đổ, tan tành trong biển lửa. Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục loài người như vậy.

Chỉ trong vòng 17 năm, Thành Cát Tư Hãn đã tìm mọi cách vươn lên từ một vị tù trưởng bộ lạc (1189) đến địa vị Đại Hãn cao nhất (1206), được tất cả các bộ lạc Mông Cổ thần phục và tôn làm Thành Cát Tư Hãn (Gengis Khan).Ông đã nắm lấy ngôi Đại Hãn vào lúc 51 tuổi.

Trong vòng hai mươi năm, bằng những cuộc chiến tranh thần tốc, Thành Cát Tư Hãn đã dựng nên một đế quốc Mông Cổ rộng lớn và xây dựng một tổ chức quân đội hùng mạnh, bách chiến bách thắng.

Các hậu duệ của ông đã mở rộng quốc gia Mông Cổ rộng hơn về phía nam Trung Quốc, Nga, Iraq, Triều Tiên và Tây Tạng. Người Mông Cổ cuối cùng đã xâm chiếm Ba Lan và Hungarie dưới triều đại của Hãn vương Batu cũng như các mức độ khác nhau của sự thành công đối với Syria, Nhật Bản và Việt Nam (vì các lý do như khí hậu nóng bức, nhất là ở Trung Đông như Ả Rập Saudi). Việc mở rộng về phía châu Âu bị ngừng lại do nhiều lý do như các thành viên cao cấp của người Mông Cổ phải quay về Mông Cổ để bầu lại Đại Hãn mới hay do sự kháng cự của người châu Âu quá mạnh…Người Mông đã có thể xâm chếm toàn bộ châu Âu do họ xâm chiếm Ba Lan và Hungarie chỉ trong thời gian khoảng một vài tháng. Đế chế Mông Cổ đạt tới cực đại của nó vào thời Đại Hãn Hốt Tất Liệt - cháu nội Thành Cát Tư Hãn. Nhưng sau đó bị chia sẻ thàh nhiều hãn quốc nhỏ và ít sức mạnh hơn.

Vào thời cực thịnh, Đế chế Mông Cổ trải dài từ Đông Nam Á tới châu Âu trên diện tích 35 triệu km vuông. Theo một số nguồn, đế chế này chiếm tới gần 50% dân số thế giới và bao gồm các dân tộc đông dân và văn minh nhất thời kỳ đó như Trung Quốc và phần lớn các quốc gia của thế giới Hồi gáo ở Iraq, Ba Tư và Tiểu Á.

Cũng không phủ nhận là những cuộc chiến tranh của Thành Cát Tư Hãn được đặc trưng bởi sự phá hủy toàn bộ trong mức độ chưa hề có cũng như sự thay đổi lớn trong phân bố dân cư châu Á. Theo các số liệu của các nhà sử học Iran như Rashid-ad- Din Fadl Allah, thì quân Mông Cổ đã giết khoảng trên 70.000 dân ở Merv và trên một triệu dân ở Nishapur. Trung Quốc có khoảng 100 triệu dân, sau khi hoàn thành cuộc xâm lấn năm 1279, đến năm 1300 chỉ còn khoảng 60 triệu dân. Điều này cho thấy mức độ của sự hủy diệt trong các cuộc chiến tranh của Mông Cổ.

Trong thời gian gần đây, Thành Cát Tư Hãn đã trở thành biểu tượng của những cố gắng của người Mông Cổ để thế giới thấy được hình ảnh của họ sau những năm dài ngủ quên. Trong thế giới phương Tây ông thường được gắn với sự khát máu và man rợ. Các hãn Mông Cổ sau này cổ vũ dân chúng tưởng niệm ông như một thánh thần tôn giáo trong toàn đế chế. Không có Thành Cát Tư Hãn có lẽ không có Mông Cổ bởi vì đế chế Mông Cổ đã co lại từ những thành quả mà ông dựng lên từ năm 1206. Ông được tưởng nhớ đến là một nhà quân sự xuất sắc, một nhà lãnh đạo, một vị anh hùng của Mông Cổ..

KẾT LUẬN

Xét trong lịch sử Trung Hoa, chúng ta thấy chế độ “Quân Quốc”1

đã 4 lần xuất hiện qua các triều đại: Tây Chu , Tề, Tần và Nguyên, với các nhà quân phiệt nổi tiếng như: Quản Trọng, Thương Ưởng và nhất là Thành Cát Tư Hãn.

Thật thế dù xuất hiện trong bối cảnh một dân tộc đang ở thời kỳ chuyên sống bằng du mục và săn bắn, Thành Cát Tư Hãn đã tỏ ra là một nhân vật với nhiều thiên tài đặc biệt. Dưới triều đại của ông, dân tộc Mông Cổ được quân sự hóa từ tổ chức cho đến nếp sinh hoạt với một hệ thống pháp luật vô cùng nghiêm ngặt. Đã vậy với tài

1

quân sự thiên phú, Hãn và con cháu sau này còn đi chinh phục các nước từ Á sang Âu, biến Mông Cổ thành một đế quốc cường thịnh nhất đương thời.

Do đâu Thành Cát Tư Hãn có thể xây dựng được cơ nghiệp lớn lao như vậy, một tổ chức quân đội hùng mạnh với một bộ máy chiến tranh thuần nhất và dồi dào năng lực như thế? Các nhà nghiên cứu lịch sử đã từng nêu lên những nhận xét sau đây, mà có thể coi là ưu điểm vượt trội nhất của triều đại Thành Cát Tư Hãn.

Thứ nhất, dân Mông Cổ là kỵ binh giỏi nhất thế giới.

Dân Mông Cổ vốn sinh trưởng trên lưng ngựa, nếp sinh hoạt do đó cũng đương nhiên được quân sự hóa từ thưở trẻ thơ. Đã vậy với pháp luật nghiêm mật của Thành Cát Tư Hãn, mọi người dân từ 17 đế 70 tuổi đều phải phục vụ trong quân đội, dân Mông Cổ do đó đã trở thành một trại binh khổng lồ. Thành Cát Tư Hãn còn qui định rằng: chỉ các tướng lãnh tử trận thì con cháu mới được lập tước, nếu chết bệnh thì con cháu sẽ bị giáng tước cấp. Điều này càng khiến cho dân Mông Cổ càng cố gắng nuôi dưỡng ý trí “da ngựa bọc thây” coi đó như là một vinh quang không thể để mất được. Tất cả mặc nhiên biến thành những con người hiếu chiến, suốt đời chỉ biết đến chiến tranh.

Về kỷ luật chỉ huy, Thành Cát Tư Hãn buộc các cấp từ thấp đến cao phải tự luyện thường xuyên. Thành Cát Tư Hãn hạ lệnh : Nếu tiểu đội trưởng (Thập phu trưởng )mà không chế ngự được đội viên thì cả bản thân lẫn vợ con đều bị tử hình, ngược lại mọi quân đều phải tuyệt đối phục tòng thượng lệnh, mọi vi phạm quân kỷ dù nhỏ, cũng bị tử hình. Đặc biệt hơn, mọi mệnh lệnh từ Hãn trực tiếp mang xuống, dù do một thần dân hèn hạ mang tới và dù là đại tướng cai quản 10 vạn binh đang trấn giữ thành vẫn phải phục mệnh. Tuy xem ra có tính cách dã man, nhưng với kỷ luật này Thành Cát Tư Hãn đã chỉ huy và điều động quân đội rất nhanh chóng và hiệu nghiệm.

Mặt khác, Thành Cát Tư Hãn còn buộc các bộ tộc thuộc hạ cung ứng những tên kỵ binh tinh nhuệ. Với số kỵ binh này. Hãn thành lập đội quân Khiếp Tiết dùng đội quân này bức hiếp các bộ tộc chưa thuần phục, đồng thời kiểm soát và duy trì trật tự trong quân mình.

Do nếp sống ăn thịt dê và uống sữa động vật, vốn là đặc tính của dân du mục, quân Mông Cổ còn có lợi điểm là không bao giờ bị bận rộn hay gặp trở ngại và hậu

cần trong các cuộc hành quân. Nhờ vậy khả năng hoạt động càng them phần nhanh chóng và bén nhạy.

Thứ hai, biết tận dụng khả năng các loại thợ chuyên môn và phát triển quân số.

Trong lịch sử chiến tranh thế giới có thể nói Mông Cổ là đội quân duy nhất biết khai thác khả năng nhân viên kỹ thuật và các loại thợ chuyên môn trên đất địch để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh của mình, nhất là về chế tạo vũ khí. Nguyên do là Mông Cổ còn ở trình độ kỹ thuật dã man thấp kém, trong khi nhu cầu kỹ thuật chiến tranh đối với họ lại rất cần thiết.

Số người bản địa bị bắt này được mang theo trong các cuộc hành quân để lâm thời chế tác vũ khí, quân trang, quân dụng hoặc phục dịch nhiều công tác khác. Nhờ vậy tới đâu quân Mông Cổ cũng đủ vũ khi và quân trang, nhiều khi còn tinh xảo hơn cả của địch quân mà không cần trông chờ hậu cần tiếp liệu1

. Đội kỵ binh Mông Cổ vốn đã có khả năng hoạt động nhanh chóng, có thêm yếu tố này càng được gia tăng hiệu năng tác chiến.

Về quân số ở thờ đại này, dân Mông Cổ chưa nhiều, nếu Thành Cát Tư Hãn có dốc hết tất cả vào chiến tranh khắp từ Á sang Âu cũng không khác gì muối bỏ biển. Bởi vậy ông áp dụng phương châm chiến tranh “dĩ địch chế địch” và “dĩ chiến dưỡng chiến”. Đánh bại một nước nào, việc đầu tiên là ông thực hiện biện pháp “ bắt lính” và

“ vét của”. Chẳng hạn như khi chinh phục được Trung Nguyên, ông liền cho thực hiện

biện pháp “bắt lính bản địa này”. Một gia đình phải ra lính một người thì gọi là “ độ

hộ quân” , hai ba gia đình một người thì gọi là “chính quân hộ”. Nếu là thợ chuyên

môn thì gọi là “tượng quân”; nếu là con của hàng tướng lãnh của các chư hầu thì gọi là

chất tử quân”. Cũng vậy trong cuộc chinh phục Nam Tống, loại lính Tống bị trưng

tập này được gõi là Tân phụ quân, lính bản địa Liêu đông được gọi là đô quân, rồi các lính Khiết Đan quân, Nữ Chân quân, Cao Ly quân, lính vùng Vân Nam thì gọi là Thốn bạch quân, lính vùng Phúc Kiến là dư quân. Tuy vậy các loại lính bản địa này đều không buộc phải đi trấn thủ nơi xa. Tùy khả năng từng hạng, loại lính này được xếp

thành loại như: Pháo quân, nỏ quân, thủy quân. Nếu là lính tình nguyện thì được gọi là “ Đáp thứ Hãn quân”. Tuy nhiên người gốc Hán thì không được cho biết quân số bao nhiêu. Bởi vậy suốt trăm năm dựng nghiệp mà quân số nhà Nguyên không ai biết rõ. Ngoài ra trong các lần tấn công thành trì địch, quân Mông Cổ còn buộc dân bản địa đi lấp hào đắp lũy, hoặc làm tiền đội, làm bia đỡ tên đạn cho họ.

Thứ tư, chính sách tàn sát và cực quyền thống trị.

- Trước hết chính sách tàn sát của Thành Cát Tư Hãn nhằm hai mục đích sau: - Dồn đối phương vào thế phải đầu hàng, vì không dám đương cự lại. Thực tế chiến trường này tại Trung Hoa cổ thường rất hay được các nhà chỉ huy quân sự dùng. Quân trong thành bị vây thường phải chọn một trong hai quyết định: mở cửa ra hàng

Một phần của tài liệu thành cát tư hãn cuộc đời sự nghiệp (Trang 80 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)