Huấn luyện, trang bị và điều động

Một phần của tài liệu thành cát tư hãn cuộc đời sự nghiệp (Trang 40 - 45)

a. Cuộc sống săn bắn, du mục và nơi cư trú

2.2 Huấn luyện, trang bị và điều động

Hồi sinh thời, Thành Cát Tư Hãn đã từng dùng câu nói sau đây làm châm ngôn huấn luyện quân binh: “lúc bình thường, xử sự với nhân dân phải hiền hòa nhãn nhặn; lúc lâm chiến đối diện với địch quân phải xông xáo như chim ưng đói săn mồi”. Ông còn nói: “Phàm kẻ làm tướng, phải biết cảm thông nỗi đói khát của quân binh, sai khiến quân mã phải sao cho thích đáng năng lực, đừng bao giờ lạm dụng quá mức chịu đựng”[1,503].

Có lần nói chuyện với một tướng lãnh, ông hỏi: “ Trong đời này, cái gì là vui

thích nhất?” viên tướng đáp: “Ngày xuân cưỡi tuấn mã, đem chim ưng cốt đi săn, mục

kích được chúng bắt nhiều con mồi là điều vui thích nhất” ông đem câu hỏi này nói

với nhiều tướng lĩnh khác, nhưng tất cả ông chỉ nhận được câu trả lời tương tự. Ông bèn nói: “Theo tôi thì không như vậy, cái khoái nhất ở đời là thắng địch, đuổi địch chạy dài, tước đoạt mọi tài sản, thấy tận mắt những dòng suối lệ bi thương của thân nhân địch, cưỡi lên ngựa địch, và bắt sống vợ và con gái chúng”[28,28].

Trong các giáo lệnh, Thành Cát Tư Hãn thường nhắc nhở các con phải năng luyên tập và hoạt động vi liệp, coi đó là cơ hội thực tập tác chiến. Với quân Mông Cổ, khi không chiến đấu với người thì phải chiến đấu với động vật. Bởi vậy, thời kỳ đầu đông khi mùa săn bắn tới, họ liền tổ chức thành từng vi liệp cùng với những quân binh thích hợp kéo nhau đi. Trước hết, một số quân được phái đi quan sát tình hình dã thú nhiều hay ít tại từng khu vực được chỉ định. Sau đó phải thiết trí vi liệp cho từng bộ lạc trong phạm vi rộng một ngày đường. Cứ mỗi toán 10 người thì một số được phân công bắn cung, một số khác bủa lưới và truy lùng thú vật, tất cả đều tiến về hướng đã định.

Theo cách săn bắn như vậy, người Mông Cổ đã tự biến thành đội ngũ qui mô vững vàng có Tả dực, Hữu dực, Trung quân theo sự chỉ huy của từng tướng lãnh. Theo sau đội ngũ là thê thiếp của mỗi người. Mỗi đội như vậy đều dùng quân hiệu riêng để đánh dấu tình hình dã thú, hoặc địa điểm dã thú đuổi tới, hầu báo cáo với vua, hoặc tướng tổng chỉ huy. Mới đầu, các vi liệp đều rất rộng, dần dà theo bước tiến của quân binh dàn hành ngang liền nhau, vi liệp được tuần tự thu hẹp. Mỗi quân binh tham dự phải luôn luôn chú ý di chuyển đúng phương vị của mình, nếu sơ suất lười biếng sẽ bị tội trượng.

Tới nơi Thành Cát Tư Hãn cùng đoàn thê thiếp vào liệp vi trước tiên, các đoàn tùy tòng lần lượt cùng vào. Dã thú bị khu trục chạy dài tới lúc này cũng đã mỏi mệt. Lúc bấy giờ, ông mới chọn một gò đất cao, hạ lệnh tác xạ1 . Đầu hết là nhà vua và các tướng lĩnh tối cao, kế tiếp là các tướng hiệu cấp dưới. Sau cùng là quân sĩ. Bắn như

1

vậy trong vài ngày, xem chừng dã thú bị săn không còn mấy, những người già cả mới tới vi trướng xin ông tha mạng cho những con còn sống sót. Thành Cát Tư Hãn liền chuẩn nhận với lý luận là để cho dã thú kịp sinh sôi nảy nở, hầu đủ cung ứng cho nhu cầu các vi liệp cấp dưới. Mọi việc xong xuôi, viên quan về ngự thiện, mới tuân lệnh phân phát các con mồi săn được, vua tôi cùng nhau ăn uống ca hát luôn 8 ngày. Sau đó các đội ngũ mới lần lượt giải tán kéo về doanh trại cũ.

Sự kiện này sử Mông Cổ cũng ghi: “Dân tộc này có tục săn bắn. Hễ vua chúa lập vi liệp ở đâu thì chúng quân tụ hội ở đó. Họ đào đất làm hầm hố, tháp cây làm dấu hiệu, dùng da và lông thú bện làm dây buộc. Họ kéo nhau đi đông chật cả một vùng chừng một vài trăm dặm, khí thế ầm ầm như mưa bão, cầm thú gặp phải thảy đều kinh sợ mà không dám chạy thoát. Sau đó mới bắt đầu săn bắn thú vật đã bị bao vây

[28,27].

Hẳn chúng ta không quên cuộc săn bắn ở xứ Hồi của quân Mông Cổ. Lần thứ nhất trong đời, dân Hồi giáo được chứng kiến một lối săn bắn đại qui mô và các sử gia của họ tả lại bằng một giọng ngạc nhiên như sau:

“Nhiều sĩ quan tham mưu len lỏi trong rừng để phân định khu vực săn đuổi và chỉ định địa điểm bắn thú. Binh sĩ kéo tới bao vây trọn khu vực, có khi tới hai vòng. Họ vừa tiến vừa đánh trống, đánh thannh la, não bạt rền vang bốn phía. Không có con thú nào lọt ra khỏi vòng vây. Họ lục lọi, tìm kiếm không sót một chỗ nào từ cái đầm, cái vũng đến hang động, lùm bụi. Sau lưng là bọn sĩ quan cưỡi ngựa đi kiểm soát từng hoạt động, từng bước đi của họ. Vô phúc một toán nào để lọt một con thú ra ngoài vòng, hoặc bỏ sót một cái hang gấu, hang cọp. Chỗ nào đã trẩy quan chỗ đó phải hoàn toàn không còn hình bóng một con vật.

Họ đem theo tất cả quân trang, nhưng không được sử dụng tới vũ khí. Nếu có một con gấu, con cọp hoặc một bầy sói, một bầy heo rừng toan phá vòng vây, họ chỉ dăng lưới ga ra lùa chúng tới, nhất là các loại thú dữ, không được để sẩy một con nào hoặc làm cho chúng bị thương…”[15,204].

Nhìn chung như đã nói ở trên, dân tộc Mông Cổ hay bất cứ dân tộc nào trong thời kỳ du mục bộ tộc, việc huấn luyện quân sự đều đã như nằm sẵn trong nếp sinh hoạt săn bắn hàng ngày.

Về trang bị, sinh thời Thành Cát Tư Hãn thường dặn con cháu và các tướng thân cận rằng: trước lúc điều động binh sĩ dự trận, cần phải duyệt lại đội ngũ, kiểm soát lại số lượng binh những khí giới mang theo. Mỗi quân binh ngoài vũ khí cơ hữu gồm cung, tên, búa, phải mang thêm một cái đũa để mài mũi tên, một cái khiên, một mũi rùi cùng nhiều thứ dây buộc khác. Nếu mang thiếu bất cứ thứ gì, sẽ bị trừng phạt. Để được gọi lài một quân binh trang bị đầy đủ, mỗi người còn mang thêm một con dao xếp nhỏ, đội mũ da, mang áo giáp da có miếng sắt chắn phía trước ngực.

Bên cạnh đó, yên cương ngựa phải giản dị nhẹ nhàng thì chạy đuổi mới nhanh. Mỗi chiếc yên không nặng quá 7, 8 cân, có hình cánh chim, phía trước cong lên, phía sau bằng phẳng, khi giao chiến tay sẽ ít bị thương, chân dâng tròn, mỗi khi đứng lên chân sẽ không bị nghiêng, phải rộng để giày ủng khỏi vướng. Dây buộc chân dâng phải mềm mại, phải tẩm mỡ dê để mưa nắng ít bị ảnh hưởng.

Quân trang quân dụng (quân khí) gồm các thứ:

 Liễu diệp giáp: Giáp có hình lá liễu.

 La khuyên giáp: Giáp có trổ lỗ tròn.

 Ngoạn dương giáp cung:Cung bằng sừng dê, có 2 dây và dài 3 thước (khoảng 1m20)

 Hưởng tiễn: Mũi tên bắn có tiếng reo.

 Đà cốt tiễn: Tên làm bằng xương lạc đà.

 Phê chân tiễn: Tên vót nhọn như mũi kim.

 Hoàn đao: Loại dao nhỏ rất sắc bén kết vòng.

 Trưởng đoàn thương đao: Loại thương đao dài ngắn khác nhau cực kỳ sắc bén và vững chắc.

 Phòng bài: Một loại bản đồ phòng vệ, dùng loại trúc ngắn ghép lại với nhau à buộc bằng dây da rộng chừng 3 thước, dài gấp rưỡi rộng.

 Đoàn bài: Loại bản dùng trong tấn công phá giặc. Đoàn quân xung phong nấp sau bản, tới trước trại giặc thì xuống ngựa mà bắn vào trại.

 Thiết đoàn bài: Loại bảng dùng thay mũ đâu mâu, vì lâm trận dễ dàng sử dụng hơn.

 Quản tử mộc bài: Loại bảng dùng che đạn đại bác khi tấn công vào thành địch. Mỗi một đại tướng chỉ huy có một cờ hiệu, có thể cuốn hay dăng tùy ý. Nhưng khi đốc chiến thì dù cờ đang dăng cũng phải cuốn lại.

Mỗi khi công thành thì có đại bác, được tổ chức thành pháo đội mang theo nhiều dây kéo. Trong khi tấn công dàn hàng ngang, mỗi đội chuyên trách một góc thành; thông thường có khoảng 400 khẩu, còn nhiều loại quân trang quân bị khác. Tuy nhiên, luận về lợi hại của các loại, thì cung tên đứng đầu rồi đến các vòng hoàn đao.

Nhìn chung, trong buổi đầu lịch sử, qua phương thức chế tạo và sử dụng vũ khí, người Mông Cổ còn ở trình độ kỹ thuật thấp kém, chỉ mới biết lợi dụng các vật sản thiên nhiên về thực và động vật. Họ chưa biết khai thác công năng của kim khí. Chỉ sau thời kỳ cướp được nước Hồi Hồi (vùng Trung Á), nhờ trình độ kỹ thuật khá cao của nước này về quân giới, Mông Cổ mới dựa vào đó mà cải tiến dần. Cho đến khi diệt xong nước Kim1

công nghiệp nói chung, quân giới nói riêng của Mông Cổ mới ngày càng hoàn bị.

Nhà chép sử Vương Quốc Duy nói: “Dân Thát Đát chỉ sinh hoạt bằng săn bắn, khí giới đơn sơ, chỉ bằng xương và da thú. Lý do là vì đất đai nước họ không có sắt. Tuy họ cò thông thương với rợ Khiếp Đan2

nhưng sắt bị bộ tộc này cấm chỉ trong mọi giao hoán. Mãi khi nước Kim cướp được vùng Hà Đông, bỏ loại tiền kẽm rồi lại bỏ loại tiền sắt (ngày xưa tiền đúc bằng đồng hay sắt). Do sự kiện này các loại tiền sắt (thiết tiền) trước kia ở đời Tần, đời Tấn mới được dồn về Mông Cổ. Nhờ số tiến này, Mông Cổ đúc được vũ khí dồi dào, lực lượng quân sự ngày càng mạnh.

Sách Mông Đát Bí lục chép: “Về nghi vệ hiệu kỳ, Thành Cát Tư Hãn chỉ chuyên dùng cờ màu trắng, ngoài ra không dùng bất cứ hiệu kỳ nào khác. Cờ hiệu tại cung doanh của Hãn có 9 đuôiphướn, ở giữa có một hình mặt trăng màu đen. Khi hành quân mới trương ra. Dưới Hãn, nguyên soái mới có hiệu kỳ. Là quốc vương, Hãn có một cổ trống, được sử dụng mỗi khi ra trận. Yên ngựa dùng gỗ nhẹ, chế khá tinh xảo,

1

nước Kim là quốc gia phía bắc Trung Quốc thời Nam Tống

2

cung được chế tạo nặng từ một thạch ( 120 cân, khoảng kg trở lên). Tên dùng gổ cây sa – liễu. Thủ đao hơi cong và rất nhẹ” [28,30].

Một phần của tài liệu thành cát tư hãn cuộc đời sự nghiệp (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)