a. Cuộc sống săn bắn, du mục và nơi cư trú
2.1 Tổ chức quân đội và chỉ huy tối cao
Dưới triều đại Thành Cát Tư Hãn, dân tộc Mông Cổ theo chế độ “tận dân vi binh”1
.Tất cả đàn ông từ 15 đến 70 tuổi đều được quân ngũ hóa. Sách Hắc Đát sử lược chép rằng: “Người ta tình cờ gặp một đoàn người Mông Cổ trên đường về Tây Vực. Lúc này còn mới 12, 13 tuổi nhưng trù tính phải di chuyển mất vài ba năm khi về tới
1
nơi chúng cũng vừa kịp tuổi trưng binh” [15,28]. Điều đáng chú ý là lối trưng binh của dân Mông Cổ đơn giản và có kỷ luật chặt chẽ.
Về tổ chức:
Nhìn vào hệ thống tổ chức và biện chế quân đội Mông Cổ vào thời đó , người ta không ngờ rằng nguyên tắc và hệ thống tổ chức quân đội của Thành Cát Tư Hãn lại chặt chẽ và độc đáo như thế.
Họ lấy đơn vị cơ sở là một tiểu đội (hay một toán) gồm mười kỵ binh. Người chỉ huy được gọi là “Thập phu trưởng” .
Và cứ mười tiểu đội họp thành một “Bách phu đội”. Khi cần thiết có thể làm hai phân đội. Người chỉ huy là “Bách phu trưởng”.
Mười bách phu đội họp lại là một thiên phu đội Mông Cổ được xem là đơn vị chến đấu quan trọng. Khi cần có thể tách làm hai. Người chỉ huy là “Thiên phu trưởng”
Rồi mười Thiên phu đội họp lại thành vạn phu đội, tương đương cỡ một quân đoàn. Đây là đơn vị chiến thuật cao cấp nhất của quân quân đội Mông Cổ. Người chỉ huy vạn phu đội là “Vạn phu trưởng”2
.Thường Vạn phu trưởng được Thành Cát Tư Hãn lựa chọn là những người chỉ huy tài giỏi. Cò tinh thần anh dũng, có tài năng đặc biệt về quân sự và phải tuyệt đối trung thành, phục tùng mệnh lệnh của Đại Hãn.
Tùy theo thực tế của từng trận chiến, có khi Thành Cát Tư Hãn họp thành hai hoặc ba vạn phu đội làm một, rồi giao cho một tướng lĩnh có biệt tài cầm quân, hoặc giao cho chính con của Đại Hãn chỉ huy đoàn quân hùng binh này trong các trận quyết chiến.
Tuy nhiên đề cập tới tổ chúc quân đội Mông Cổ không thển không nói tới một binh chủng vô cùng trọng yếu là “Cấm vệ binh” hay còn gọi là quân cấm vệ.
Cấm vệ quân:
2
Binh chủng này người Mông Cổ gọi là quân “Khiếp Tiết”, tức là nói binh chủng này có nhiệm vụ luân phiên canh gác (Túc vệ).
Một nhà chép sử Nhật Bản đã từng chép rằng:
Binh chủng Khiếp tiết được tổ chức đầu tiên khoảng 2 năm trước ngày Thành Cát Tư Hãn lên ngôi chính thức, so với dương lịch là năm 1204. Vào mùa xuân năm này, chúa Mông Cổ sắp mở cuộc thân chinh để mở rộng thân thế ra tận vùng ngoại Mông ở lưu vực các sông Cảnh khách, Nhĩ khách. Ông hạ lệnh trưng binh trong đám tử đệ ưu tú của những gia đình từ Thiên Hộ, Bá Hộ, Đầu Mục đến thường dân. Được 550 người đúng tiêu chuẩn, ông đặt tên cho là Khiếp Tiết. Trong số này 80 người được chọn làm quân túc vệ (Khách – Bốc – Thiếp – Ngột – Lặc), 70 người làm thị vệ (Sĩ – Nhi – Hợp – Ngột – Đích), còn lại 400 người làm Tiển đồng sĩ (Khoát – Nhi – Xích)1
. Mỗi loại đều giao cho một viên chỉ huy điều động mọi việc.
Theo một nhà viết sử khác viết: hai tiếng “Khiếp Tiết” xét theo tiếng Mông Cổ có nghĩa là được ân huệ, được sủng ái, thân cận, là sự tận tụy trung thành, ý nói binh chủng này được Thành Cát Tư Hãn đặc biệt đãi ngộ tuyển làm quân thân cận. Nhưng xét ra danh hiệu binh chủng chỉ là do ở chức chưởng và nhiệm vụ chứ không phải mang ý nghĩa như vậy. Việc tuyển chọn và cắt đặt chức vụ cho quân Khiếp Tiết cũng căn cứ vào đẳng cấp của từng gia đình. Thiên hộ phải cung cấp một người trong đám tử đệ và 5 người lính. Thập hộ, và thường dân như sau: một người trong tử đệ và ba lính. Số người này khi đã thực sự trở thành quân Khiếp Tiết, được xếp ngang hàng với Thiên hộ trở lên (tùy theo cấp bậc) về phương diện đãi ngộ. Thành Cát Tư Hãn còn ra sắc chỉ qui định rõ như sau: Quân Phiên Sĩ (tức Khiếp Tiết) được xếp trên các quan, Thiên hộ (ở ngoài dân) và gia nhân các Bá hộ, Thập hộ ở ngoài. Những Phiên sĩ được xếp ngang hàng với Thiên hộ quan ở ngoài, nếu gặp trường hợp hai bên ẩu đả nhau , phần lỗi Thiên hộ quan phải chịu.
Trong một sắc chỉ khác, Thành Cát Tư Hãn còn nhấn mạnh: nhờ số tử đệ do đám 95 Thiên hộ cận thần của ta cung ứng, ta mới có được hàng vạn quân sĩ quí giá vô
1
cùng. Sau này con cháu ta kế tục nối ngôi, cần lưu ý ưu đãi binh chủng này, đừng để phát sinh nhiều oán thán.
Trong số Khiếp Tiết quân, đặc biệt những người đã gia nhập binh chủng này từ trước ngày Thành Cát Tư Hãn chính thức lên ngôi, được rất nhiều ưu đãi. Quân túc vệ được tuyên xưng là Lão túc vệ, quân Thị vệ gọi là Đại thị vệ và Tiển đồng sĩ là Đại đồng sĩ. Những người xuất thân từ Khiếp Tiết quân thường được đặc cách bổ dụng các chức vụ lớn văn hoặc võ. Hàng năm mọi dịp ân tứ của triều đình, họ đều được dự hưởng với các vương, hầu và phò mã.
Khởi đầu với quân số chừng một vạn, phân làm 3 loại: Túc vệ, Thị vệ, Tiển đồng sĩ, Thành Cát Tư Hãn đã xét theo đà phát triển ưu thế về chinh phạt mà ngày một gia tăng binh chủng thêm nhiều. Tới ngày ông mất (1227), binh chủng này đã có quân số đông tới 13 vạn. Nhiệm vụ của binh chủng này là làm mũi dùi xung phong hãm trận địch thời chiến, và thời bình thì luân phiên canh gác, phòng vệ bên ngoài cung như phục dịch trong cung trướng. Để nói về nhiệm vụ của họ Thành Cát Tư Hãn đã ban bố một số chỉ dụ trong đó có đoạn viết như: “ Thị nữ, gia đồng, những người chăn nuôi lạc đà, nuôi trâu đều đặt dưới quyền chỉ huy và điều động nội dịch cờ trống hiệu lệnh đều giao cho quân túc vệ phụ trách sửa sang. Kho tàng khí mãnh quân túc vệ gìn giữ. Vật thực ta dùng, từ đồ ăn thức uống đến các món trù nhục, giao cho quân túc vệ cung cấp, thiếu quân túc vệ phải lo liệu số.
Ngay đến việc tiếp liệu cho Tiển đồng sĩ, nếu chưa có sự thỏa thuận của trưởng quản quân túc vệ cũng không được phép. Nói chung mọi việc tiếp liệu phải dành ưu tiên cho quân túc vệ. Mọi sự xuất nhập cung trướng đều do quân túc vệ kiểm soát.
Những lúc ta và cận thần đi săn bắn, quân túc vệ được tùy tòng, được ở chung với ta trong Vi- Liệp1
. Thịt dã thú săn bắt được thảy đều ban cho quân túc vệ một nửa”[1,501].
Nguyên sử Mông Cổ chép: “Cho dựa vào chức Khiếp Tiết ở nơi cấm cận, được ban áo mũ, cung tên, vật thực, xe ngựa, màn trướng, kho tàng, thuốc men, được hưởng quy chế văn sử, bốc chúc suốt một đời. Tuy chức vụ theo tài năng thật cao quý nhưng
1
đến lớp con cháu, nếu không phải là hạng thân tín thì không cho dự vào chức này”
[28,22].
Ngoài binh chủng Túc vệ quân này, còn có Trấn thú quân. Nguyên sử chép:
“Theo chế độ nhà Nguyên, Túc vệ quân ở triều nội, còn Trấn thú quân ở ngoài. Dù ở
trong triều hay ngoài nội, hai binh chủng hỗ trợ nhau trong mọi tình thế quốc gia, thật là một thể chế thích đáng” [28,22].
Cũng theo những nhà viết sử này, quân Túc vệ này thường xuyên ở cung điện hay tại bộ chỉ huy quân sự. Tiếng Mông Cổ gọi là Oát – Nhi – Đóa 2
( hay Oát – Nhĩ – Đóa.) lúc sinh thời, Thành Cát Tư Hãn có 4 Oát – Nhĩ – Đóa tại vùng Mạn Bắc Mông Cổ. Mỗi một Oát – Nhi – Đóa đều có: một số hậu và phi ở. Cũng do sự kiện này, Mông Cổ xưa kia có phong tục vua lấy nhiều vợ và chủ nhân của các Oát – Nhi – Đóa đều là hậu và Phi của vua.
Mặt khác, như trên đã nói, Oát – Nhi – Đóa ngoài ý nghĩa cung điện, còn có ý nghĩa là quân doanh, đặt bộ tham mưu, là chính phủ trung ương. Lịch sử Mông Cổ chép: vào lúc vãn niên, đã có một lần hành quân, Thành Cát Tư Hãn thống suất một vạn quân Túc vệ. Ngoài điều động viên Ban trưởng (tức chỉ huy trưởng) đệ nhất lên làm Cận vệ; còn các Ban trưởng khác đều được lệnh phục vụ tại cung trướng của 4 Hoàng hậu, tức 4 Oát – Nhi –Đóa đã nói ở trên.
Sinh hoạt trong cung trướng, quân Túc vệ thấy đều đặt dưới quyền chỉ huy của một quan chức tối cao, bên cạnh có những quan chức phụ tá khác như Ám- Xích chuyên về văn phòng, Chỉ - Nhi – Tất chuyên về trực gác, Bảo - Ngột - Nhi-Xích về ngự thiện, Khất - Liệt - Tư trông coi về ngựa, cùng các quan chức khác.1
Đại thể, chế độ Túc vệ quân phụ trách cung trướng như vừa trình bày, chính là do tứ thể chế Khiếp Tiết quân gồm 4 thành phần trên mà ra.
Tóm lại, qua chế độ Khiếp Tiết quân và Oát Nhi Đóa, chúng ta đã có thể thấy được hệ thống tổ chức và thống soái bộ tối cao Quân chính hợp nhất của quân Mông Cổ xưa. Hơn thế, thành phần của Thống soái bộ này gồm toàn những người thân tín có
2
Theo tiếng Mông Cổ nghĩa là “Hành cung”
1
khả năng đặc biệt. Nhờ vậy bất cứ lúc nào và ở đâu tinh thần đoàn kết nội bộ vẫn được duy trì, tinh thần và lực lượng chiến đấu thật mạnh thật cao. Nói cách khác, căn nguyên sức mạnh vũ dũng của Thành Cát Tư Hãn là ở hệ thống tổ chức này.
Chính Thành Cát Tư Hãn là người đã thống nhất được ý chí của quân Mông Cổ. Nhờ vậy, Thành Cát Tư Hãn đã khá thành công trong công cuộc trường chinh, đẩy các bộ lạc miền Trung Á, các công quốc Phương Tây và Đế quốc Kim - Nam Tống đến chỗ mất nước.
Ở đây cũng cần phải nhấn mạnh thêm, tài năng quân sự của Thành Cát Tư Hãn và những người thừa kế ông có góp phần rất lớn vào các chiến thắng của người Mông Cổ, nhưng điều đó cũng không phải là quyết định. Chính sự chia rẽ, bè phái, phân tán, suy nhược của giai cấp phong kiến thống trị ở các nước nói trên đã làm mất sức chiến đấu trước sự xâm lược của đoàn quân Mông Cổ.
Lịch sử tất cả các nước bị đế quốc Mông Cổ chinh phục nói lên rất rõ điều đó. Đó cũng là bài học về sự thống nhất ý chí giữa dân và quân, trước khi thực hiện “Cuộc
chiến tranh nhân dân để bảo tồn dân tộc” (Ăngghen)
Mặt khác, nói đến tổ chức quân đội Mông Cổ không thể không đề cập tới thành phần tù binh và nhân dân các nước bị đánh bại, hoặc phiên quốc. Thành phần này gồm những người hoặc bị cưỡng bức, hoặc được thu dụng vào quân ngũ phụ giúp quân Mông Cổ trong những trường hợp cần thiết. Nhờ vậy, trong mọi cuộc trường chinh, quân Mông Cổ vẫn thường xuyên có đủ quân số, và đó chính là một trong những nguyên nhân đã giúp Mông Cổ ngày càng trở thành đế quốc vừa rộng về biên cương vừa mạnh về quân sự.