Chiến tranh với nước Kim

Một phần của tài liệu thành cát tư hãn cuộc đời sự nghiệp (Trang 64 - 69)

a. Cuộc sống săn bắn, du mục và nơi cư trú

3.2 Chiến tranh với nước Kim

Sau khi chiếm Tây Hạ, mục tiêu tiếp theo của Thành Cát Tư Hãn là nước Kim. Chiếm nước Kim vừa là để trả thù những thất bại trước đây khi người Mông Cổ còn thù hận lẫn nhau và giành lấy những tài sản cùng sự giàu có của miền bắc Trung Quốc. Năm 1211, ông tuyên bố chiến tranh với nhà Kim để cho nhà Kim không cò là sự đe dọa thường xuyên đối với Mông Cổ về lãnh thổ cũng như tài sản ở phần biên giới phía nam.

Nước Kim là một đế quốc lớn mạnh sau dãy Trường Thành. Dân Kim thuộc giống người Nữ Chân (Djurchat), vốn cư trú ở thượng lưu sông Amour1

, là dân tộc mạnh mẽ, chất phác. Lúc bấy giờ nước Kim chiếm cả miền Bắc Trung Quốc, gồm có Đông Tam Tỉnh, các tỉnh ở lưu vực Hoàng Hà, tỉnh Giang Tô, tỉnh An Huy và dãy đất phía bắc sông Hoàng Hà, đóng đô ở Yên Kinh (Bắc Kinh).

Qua lời báo cáo của quân do thám và những lời tường thuật của các thương nhân, Thành Cát Tư Hãn đã biết là một đất nước giàu mạnh: ở đó có những cái cầu đá bắc ngang qua sông, những chiếc thuyền cao rộng ngược xuôi trên dòng nước, hạng giàu có không ngồi trên lưng ngựa mà ngồi trên những chiếc xe trạm chỗ vàng son, những đô thị đều bọc bằng một vòng tường thành vĩ đại, cao ngất, không có ngựa nào trên thế gian này vượt qua, hoàng đế ở đó có một đạo quân đông gấp mấy lần quân Mông Cổ,… Càng nghe nhiều về những câu chuyện của bọn thương nhân, Thành Cát Tư Hàn càng lo lắng nghĩ ngợi, vì họ thuật đúng như báo cáo của quân do thám: những phương tiện chiến tranh của Hoàng đế Kim thật không có gì có thể phá được, quân đội nhiều vô tận, thành trì, bất khả xâm phạm, vũ khí muôn trùng không đếm xiết. Mà chủ trương của Đại Hãn là phải đánh nước Kim. Lúc này, ở nước Kim xảy ra khủng hoảng trong nội bộ. Vua Kim mất, hoàng đế Vĩnh Tuế còn nhỏ tuổi lên ngôi không có khả năng lo vệc triều chính. Đây chính là thời cơ để Thành Cát Tư Hãn mang quân đi chinh phạt nước Kim.

Mùa xuân năm 1211, Thành Cát Tư Hãn hội quân bên sông Tây Bình (Keroulene). Tất cả tráng binh từ núi Altai đến núi Chigan đều phải nhập ngũ, vì lần chinh phạt này quan hệ đến vận mệnh của tất cả dân tộc du mục.

Cuộc chinh phạt lần này đã được chuẩn bị rất chu đáo. Từ sông Tây Bình, quân Mông Cổ rầm rộ tiến đến biên giới nước Kim xa 1.400 dặm. Quân thám sát đi đầu, tiến theo hình rẽ quạt, họ không để loạt một thứ gì ngoài tầm mắt. Từ một dòng suối, một địa điểm đóng trại đến tên thám mã địch núp trong bụi. Tiếp theo là ba binh đoàn hùng dũng, do các tướng tài ba nhất chỉ huy: Mộc Hoa Lê, Tốc Bất Đài, Triết Biệt là ba cánh trung quân, tả quân và hữu quân. Họ vượt qua những rặng núi phía đông sa

1

mạc Gobi. Họ mang theo tất cả những vật dụng cần thiết, mỗi kỵ binh đều có dắt thêm một con ngựa để thay đổi, lại trở theo hàng đàn súc vật làm lương thực qua sa mạc, lúc bấy giờ đúng ngay mùa tuyết tan, nên không lo ngại vấn đề nước, cỏ cho ngựa. Đó là lúc trẩy quân, chứ lương thảo của binh Mông Cổ bao giờ cũng sẵn trước mặt, ở sứ mà họ sắp chinh phục.

Đế đô của nước Kim bấy giờ là ở Yên Kinh (Bắc Kinh) nằm ở trung tâm đế quốc, là mục tiêu tấn công của Thành Cát Tư Hãn. Ngay trong trận đầu tiên, đạo binh tinh nhuệ nhất cửa nước Kim bị tiêu diệt, toàn bộ tỉnh Sơn Tây đều bị quân Mông Cổ chiếm.

Thành Cát Tư Hãn cho quân tản ra trên một tầm cực rộng để có đầy đủ lương thảo, nhưng không ngại nguy hiểm, vì tổ chức liên lạc chạy rất điều hòa. Nếu địch quân xuất hiện ở đó, thì các cánh quân của ông có thể trong vòng hai ngày tập trung lại đối địch. Ở đây cũng như ở khắp các mặt trận khác sau này, đường liên lạc giữa Đại Hãn với các tướng lãnh không bao giờ đứt đoạn. Chiến thuật lúc thì tản ra, lúc đánh thì hợp lại được, Thành Cát Tư Hãn áp dụng một các tuyệt hảo. Cho nên kẻ địch phải ngạc nhiên thấy bất cứ nơi nào binh Mông Cổ cũng có thể xuất hiện đột ngột, và đến những trận quyết định, họ xuất hiện đông đảo không ngờ được.

Đây là lần tứ nhất Thành Cát Tư Hãn được dịp đứng trước một kinh thành vĩ đại: nào hào, nào tường thật là sâu, thật kiên cố, rộng lớn, không ngờ con người có thể làm được những việc lớn lao như thế.

Những chiến thắng của quân du mục đã làm kinh ngạc đến triều đình Yên Kinh. Từ 80 năm qua, họ chưa bao giờ thấy một cuộc chiến tranh xâm lược như thế. Thông thường hễ quân thiên triều kéo tới là quân du mục vội rút đi, thế nhưng bây giờ chúng lại đi kiếm binh thiên triều để đánh. Trước tình thế đó thì nước Kim đã xin nghị hòa, nhưng sứ giả của nước Kim lại là một người có nguồn gốc ở Tây Liêu vốn có mâu thuẫn với nước Kim. Chính vì vậy mà Thành Cát Tư Hãn đã lợi dụng ông ta để biết tình hình nước Kim và quyết định tiếp tục cuộc chinh phục.

Đầu mùa xuân năm 1212, quân Mông Cổ hoạt động trở lại và chuẩn bị cuộc tấn công lần thứ 2 vào thủ phủ Đại Đồng nhưng quân Kim quá đông, cố thủ thành quá kiên cố nên Thành Cát Tư Hãn thất bại, liền rút quân ra ngoài cho quân sĩ tập luyện lại

cách đánh công thành, đồng thời phái Triết Biệt thống lĩnh hai binh đoàn nước Liêu đang đánh nhau với Kim. Thử qua vài đợt tấn công thấy không lay chuyển được chút nào, viên tướng tài ba cũng tưởng đã bỏ cuộc giống như Thành Cát Tư Hãn ở Đại Đồng1. Nhưng sau cùng, Triết Biệt áp dụng một chiến thuật: cho phao ngôn khắp nơi rằng sắp có viện binh Kim tới, rồi đột ngột ngưng cuộc vây hãm, hấp tấp rút quân đi, bỏ lại tất cả hành trang, lều trại trước thành Liêu Dương của Kim. Hai ngày sau ông cho đổi ngựa khỏe quay trở lại. Chỉ trong một đêm quân Mông Cổ phi hết quảng đường đã lui. Họ gặp quân Kim cùng dân chúng đang tranh nhau cướp đồ đạc đã bỏ lại, bốn cửa thành đều mở toang. Ngựa Mông Cổ sải trên lưng quân Kim vào thẳng trong thành. Mưu kế này đã đưa đến một thành công rực rỡ.

Mùa xuân năm 1213, quân Mông Cổ lại mở chiến dịch tấn công nước Kim lần thứ 3, khởi đầu bằng cuộc chiếm đánh các tỉnh Hoa Bắc và có kế hoạch hẳn hoi. Họ không bỏ sót một thành nào hết, trước tiên triệt hạ những thành nhỏ để rút kinh nghiệm, rồi sau mới lần lượt tấn công những thành kiên cố. Lúc này quân Mông Cổ đã chiếm được trọn tỉnh Sơn Tây vào bao vây Yên Kinh.

Tuy nhiên thành Yên Kinh vẫn được bảo vệ kiên cố, quân Mông Cổ không thể phá được khiến Thành Cát Tư Hãn vô cùng tức giận. Ông quyết định không án binh nữa, cũng không xua quân vào những trường thành bất khả xâm phạm mà chia quân Mông Cổ ra làm 46 đoàn thân binh, Trung Quốc làm 3 đạo do 3 tướng là Cát Xa, Đà Lôi, và một vương tử chỉ huy. Suốt mùa thu và mùa đông ba làn sóng kỵ binh Mông Cổ tràn qua ba ngả chém giết, cướp đoạt, đốt phá gần trọn nước Kim. Mùa màng bị đốt sạch, thành thị không còn bóng người, nơi nào họ đi qua chỉ còn lại điêu tàn và khói lửa. Bọn tướng Kim rút vào nội thành bắt dân chúng ngoại ô vào phụ lực phòng thủ. Thành Cát Tư Hãn liền ra lệnh bắt hết đàn bà, trẻ con, bô lão ở các làng chung quanh, đẩy họ tới chân thành, một lớp làm bia đỡ tên, một lớp phải đào dưới móng chân tường cho vách đổ xuống. Dân trong thành không chịu bắn xuống thân nhân của họ. Với chiến thuật này quân Mông Cổ lần lượt hạ hết thành trì của đế quốc Kim. Gần trọn

1

vùng bình nguyên Hoa Bắc chỉ còn lại một thành không hạ được đó là thành Yên Kinh đứng trơ vơ như những ốc đảo giữa sa mạc.

Đến lúc này thì thành Yên Kinh vẫn chưa chiếm được, hơn nữa quân Mông Cổ lúc này cũng mệt mỏi. Hiểu rõ được sức mạnh thành trì của quân Kim và tình hình quân mình, Thành Cát đã đưa một yêu sách đố với nước Kim: “ Tất cả những tỉnh ở phía Bắc sông Hoàng Hà đều đã lọt vào tay ta, giờ chỉ còn lại Yên Kinh. Đó là trời muốn cho ngươi suy vong đến mức đó. Nếu ta thẳng tay đẩy ngươi vào chỗ cùng đồ, Trời sẽ bất bình chăng? Ta vì ngại lòng Trời nên muốn triệt binh về nước. Vậy ngươi nên sắm sửa lễ vật cống hiến cho các tướng lãnh của ta, họ mới thỏa mãn mà rút quân đi” [15,151].

Quân Kim chấp nhận yêu sách. Cuối xuân năm 1214, sau ba năm tàn phá nước Kim, Thành Cát Tư Hãn rút quân về Mông Cổ. Lúc về, quân Mông Cổ có dắt theo hàng vạn tù binh mà hồi còn đánh nhau đã dùng làm phu khiêng đất, lấp kênh, phá đê… bây giờ phải giải quyết cách nào đây. Họ mang theo đủ thứ bịnh , lại không đủ sức khỏe để qua sa mạc Gobi, mà cũng không thể thả họ về vì họ đã thấy cách hành binh và biết rõ bản chất của người Mông Cổ, sau này sẽ trở thành những địch thủ lợi hại. Vả lại sinh mạng của một người nước Kim có nghĩa gì? Thành Cát Tư Hãn ra lệnh giữ lại những nho sĩ, thợ giởi, còn bao nhiêu thì chém tiệt hết. Đây chính là kỷ luật trong quân đội của Thành Cát Tư Hãn, không để hậu hoạn về sau cũng như biết khai thác tận dụng khả năng của loại thợ chuyên môn để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh.

Luôn ba năm bị tàn phá, giết chóc khủng khiếp như thế tưởng như nước Kim đã tê liệt, không ngờ mới ba tháng hòa bình đã trỗi dậy mạnh mẽ, những đô thị bị thiêu hủy được xây cất lại, những thành lũy bị san bằng đều được dựng trở lên,.. lúc này nước Kim lại cho quân đi chinh phục các nước: Liêu Đông, Liêu Dương,.trở thành mối nguy hại cho Mông Cổ. Hiểu rõ được sức mạnh của quân Kim và hạn chế của quân Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn quyết định phát động chiến tranh trở lại. Thành Cát Tư Hãn cử Mộc Hoa Lê thống lĩnh một tóan quân giúp nước Liêu, Tốc Bất Đài, mở chiến

dịch hành quân ở Mãn Châu. Tốc Bất Đài hành quân suốt cõi đất Mãn Châu xuống tận miền Cao Ly1

. Từ đó xứ này trở thành phiên thuộc của Mông Cổ.

Với sự hành quân thần tốc của kỵ binh Mông Cổ chẳng mấy chốc quân Kim đã đại bại, Yên Kinh bị thất thủ, toàn bộ kinh thành bị thiêu cháy. Nhiều nhà sử gia ghi như sau: “số người bị giết thây chồng chất như núi, gan, óc và mỡ chảy ra lầy cả mặt đường. Bảy mươi ngàn phụ nữ sợ bị giặc bắt hiếp, nhảy bừa từ trên mặt thành xuống đất” [15,159].

Tuy vậy nhưng vua Kim lúc này là Hoàn Nhan Tuần ( tức vua Kim Tuyên Tông) đã không đầu hàng mà chuyển kinh thành về Khai Phong ( Hà Nam) vì sự lớn mạnh của người Mông Cổ ở phía Bắc. Ở đó những ông vua cuối cùng của nhà Kim là Hoàn Nhan Thừa Luân hay Kim Mạt Đế đã bị đánh bại vào năm 1234.

Cuộc chinh phạt nước Kim thắng lợi, quân Mông Cổ tha hồ với những chiến lợi phẩm quí giá, bên cạnh đó, quân Mông Cổ còn bắt thêm những người gười hữu dụng như: nghệ sĩ, đạo sĩ, các nhà chiêm tinh, thợ giỏi… và trong số những người này có Gia Luật Chu Thai là một đạo sĩ - chiêm tinh gia thuộc tôn thất nhà Liêu đã được Thành Cát Tư Hãn chú ý và sau này trở thành quân sư đã dâng nhiều kế sách trong các cuộc chinh phạt tiếp theo của Thành Cát Tư Hãn.

Qua đây ta lại thấy được tài dùng người cũng như khả năng thu phục nhân tài của Thành Cát Tư Hãn rất chính xác và đây cũng chính là một nguyên nhân quan trọng đưa đến những chiến thắng của quân đội Mông Cổ trong các cuộc chinh phạt.

Một phần của tài liệu thành cát tư hãn cuộc đời sự nghiệp (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)