a. Cuộc sống săn bắn, du mục và nơi cư trú
2.5 Chiến pháp của quân Mông Cổ
a. Đề cao tinh thần chiến đấu của quân sĩ, tàn phá kinh tế và uy hiếp tinh thần đối phương.
Như chúng ta đã biết, đối với Thành Cát Tư Hãn uy lực là trên hết, mà nói đến uy lực của ông lúc bấy giờ thì không ngoài lực lượng quân sự mà ông coi như là đoàn quân bách chiến bách thắng.
Bởi vậy, không lúc nào Hãn quên hay đặt nhẹ việc giáo dục và huấn luyện quân binh. Song song với một chế độ pháp luật và thưởng phạt như đã trình bày ở trên, ông còn cho thi hành một chính sách đề cao tinh thần chiến đấu của quân sĩ. Chủ yếu của chính sách này theo ông phải gồm phương pháp đại lược như sau:
- Gây niềm tin vào sự tất thắng do tài năng của Thành Cát Tư Hãn và ý chí chiến đấu của quân đội Mông Cổ.
- Gây niềm tự hào về một dân tộc ưu việt.
- Tại đất địch, quân binh được toàn quyền sử sự với nhân dân địch, kể cả cướp phá hãm hiếp.
Có thể nói Thành Cát Tư Hãn sỡ dĩ đại thắng lợi trong sự nghiệp đế vương là do 3 yế tố: có ý chí mạnh mẽ, có phương tiện tài vật dồi dào và làm việc rất đúng phương pháp. Đã vậy Hãn còn biết khai thác mọi cơ hội thuận lợi, dùng gian mưu quỉ kế để yểm trợ cho lực lượng quân sự. Đối với địch, Hãn cho thi hành một chính sách tàn phá vừa nhằm tổn hại vật chất, vừa uy hiếp tinh thần nhân dân bản địa (như trong lần chinh phạt xứ Hồi gáo). Trong lịch sử xưa nay có lẽ chưa có một kẻ xâm lược nào mà xem thường tính mạng con người, dù là thù địch như vậy. Cũng như chưa có ai có nhiều âm mưu quỉ kế và tài sai khiến quân đội hơn được ông.
Quân đội của Hãn, nhờ đi xâm lược cướp phá mà trở nên giàu có, thường tự coi gia đình, bộ tộc mình là cao sang, coi thường dân tộc và cả vua chúa ở các nước khác. Từ nội địa Á châu đến Ba Tư1
, Thổ Nhĩ Kỳ và tận cả Âu Châu. Lãnh thổ Mông Cổ ngày càng rộng, các dân tộc phải thần phục Thành Cát Tư Hãn ngày càng nhiều và đủ mầu da. Vậy mà Hãn vẫn chưa thỏa mãn tính cao ngạo và tham vọng thống trị cả thế
1
giới mà Hãn tự cho là “Trời giao phó” trách nhiệm. Cuối cùng vì ham tàn phá mà bị thương rồi chết. Nhưng trước khi chết vẫn không quên trối trăng với con cái là phải tiếp tục hoàn thành kế hoạch xâm lược và thống trị của mình.
Có nhiều nhà sử học có những nhận xét không có thiện cảm với Thành Cát Tư Hãn nhưng rất sát đúng với thực tế về nhu cầu xâm lược của Mông Cổ thời bấy giờ, với phương châm “Nếu không gây đổ máu” (máu tha nhân và máu của chính mình) thì không thể cướp được nhiều chiến lợi phẩm, nhiều tài nguyên, nhất là không thể buộc người khác phụng sự mình.
Đối với quân binh, ngoài số chiến lợi phẩm chia theo đầu người dự chiến, còn được ân thưởng thêm những phần thổ địa và nhân dân đã xâm đoạt được. Với chính sách này, Thành Cát Tư Hãn không cần phải cổ vũ tinh thần hăng say, binh sĩ Mông Cổ vẫn thích lăn lưng vào các cuộc chiến tranh tàn phá. Và như vậy, Hãn ngày càng có thêm tài nguyên kinh tế dồi dào, trong khi nước đối địch càng nguy khốn về kinh tế.
Trước lúc xuất chinh, quân Mông Cổ thường chuẩn bị lâu 3, 4 tháng. Để bàn định kế hoạch hành quân, Thành Cát Tư Hãn cho tổ chức hội nghị gồm đủ mặt vương tôn trong triều và các tướng lãnh cao cấp. Trong hội nghị này, các vấn đề quan trọng như động viên quân binh, thời gian và địa điểm của kế hoạch thực hiện đều được ấn định rõ ràng. Trước khi xâm nhập vào đất địch quân Mông Cổ điều tra tình hình rất kỹ, nhất là chú trọng tuyên truyền và vận động thành phần bất mãn trong đám dân binh địch hầu làm nội ứng. Có khi họ còn cướp bóc tài sản của dân địa phương đem cho thành phần này, đồng thời hứa hẹn nhiều quyền cao chức trọng.
Ngay đối với chúa tể hay tướng lĩnh chỉ huy của địch, quân Mông Cổ trước khi tấn công, vẫn tìm cách dụ hàng, với lời lẽ vừa ngon ngọt vừa đe dọa: “Nếu các ông
không hàng, tương lai như thế nào trời cũng đã định sẵn”. Tuy vậy, vận mệnh của dân
tộc đầu hàng cũng chẳng hơn gì dân tộc chiến bại, có khác chăng là ít bị quân Mông Cổ tàn sát và phá hoại hơn. Chẳng hạn như trong lần xâm lược các quốc gia vùng tây bắc, Thành Cát Tư Hãn đã dụ vua nước Mao Tịch Lý (Mauri Fanie) như sau: “Trời đã đem một nước lớn nhu nước nhà ngươi giao phó cho ta. Nếu chịu hàng phục để cho ta kéo quân qua lãnh thổ của ngươi thì cả nước Mao Tịch lý sẽ được đảm bảo. Nhất là nếu vua Mao Tịch Lý tự ra hàng, ta sẽ đối đãi như thân hữu. Còn nếu chống cự lại thì
mệnh trời cũng đã định sẵn. Một khi đại quân ta kéo tới thì cả nước sẽ tan tành mà
vận mệnh của nước Mao Tịch Lý cũng không bảo toàn được” [28,46].
Thành Cát Tư Hãn thường nói: “giữa quân địch chịu hàng ngay từ đầu, với quân
địch đánh thua rồi mới chịu hàng, tất nhiên sự đãi ngộ phải khác nhau xa”.
Trong các cuộc chinh phạt, Thành Cát Tư Hãn cũng rất hay dùng chiến thuật gây thanh thế ầm vang để uy hiếp tinh thần binh sĩ địch cho họ chưa đánh đã chịu yếu thế rồi.
Ngoài ra Thành Cát Tư Hãn thường vẫn áp dụng chính sách cô lập đối phương, cũng như biết triệt để khai thác các mâu thuẫn nội tại của quốc gia địch, nhất là mâu thuẫn tôn giáo. Mặt khác, nhận thấy dân Mông Cổ đối với các tôn giáo có một truyền thống hòa hợp rất tốt đẹp; Hãn cũng cho thi hành một chính sách tôn trọng các tôn giáo ngang nhau. Trong khuôn khổ chính sách này, các thần tử phật tử, giáo đường, các dòng tu đều được miễn mọi công tác lao dịch, mọi sắc thuế. Với chính sách này Hãn vẫn chiếm được cảm tình nhân dân tại những địa phương có tự do tôn giáo; nếu là địa phương có tự do tôn giáo bị áp bức, ông càng dễ chinh phục nhân dân hơn. Trong lần chinh phạt Tây Liêu Thành Cát Tư Hãn đã áp dụng rất thành công chính sách này, ban đầu đã lấy được lòng tin của dân chúng. Chính sách này về sau, Hốt – Tất – Liệt trong cuộc xâm lăng Trung Hoa cũng đã từng đem áp dụng thành công.
b.Tấn công phá hoại diện trước, dứt điểm sau.
Như đã trình bày, quân đội Mông Cổ đều là kỵ binh. Ở thời đại ấy, quân kỵ binh được coi là quân “cơ động” có khả năng vận đông nhanh nhất, với tầm hoạt động rộng lớn. Bởi vậy trước khi tấn công chiếm lĩnh một trung tâm điểm nào, Thành Cát Tư Hãn đều cho áp dụng chiến thuật phá hoại diện trước, sau đó mới tập trung lực lượng tập kích dứt điểm. Gặp một thành trì quá lớn không dễ dàng tấn công chiếm cứ. Thành Cát Tư Hãn thường hạ lệnh tàn phá bình địa qua các vùng xung quanh. Mục đích là dồn thành này vào thế cô lập, trơ trụi để cuối cùng không còn là khả năng thủ hiểm,
hết trông mong được cứu viện, phải đầu hàng. Như tại Trung Hoa, khi chiếm cứ kinh đô Trung Đô1
Hãn cũng cho áp dụng chiến thuật này.
Nhà biên khảo Lý Chấn khi đề cập đến chiến thuật này của Thành Cát Tư Hãn có nói: “Xét cho cùng, đó chỉ là chiến thuật truyền thống của các bộ tộc du mục khi tấn công một cứ diểm kiên cố của một quốc gia nông nghiệp. Trong lịch sử Trung Hoa
chiến thuật này cũng đã thấy áp dụng như khi quân Hung Nô đánh Tấy Tấn.”[28,47].
c. Công thành và dã chiến.
Quân Mông Cổ mỗi khi xâm nhập vào một vùng đất địch, thường hạ lệnh tàn sát hết dân cư vùng lân cận, chỉ để sống một ít dùng vào các tạp dịch phụ vụ cho quân mình. Trước khi tấn công tàn phá thành trì thường cho quân đóng vây quanh, chặn đứng mọi hoạt động thám báo bên ngoài của địch. Tiếp đó dùng quân kỵ của mình kêu gọi dân cư và binh lính địch trong thành đào ngũ. Lối binh và dân vận trên đất địch này đã nhiều lần thành công. Trong việc xây hào đắp lũy, quân Mông Cổ thường bắt tù binh địch phải làm những việc cực kỳ khó nhọc và rất nguy hiểm. Nếu bị địch vây thì hạng lao công này đành chịu nhịn đói. Nếu không bị trở ngại các lao công tù binh này lại bị buộc phải lấp hào, đắp lũy, đắp mô súng. Sau đó lại bị buộc phải cùng với các loại lính dị tộc khác (không phải gốc Mông Cổ) thay phiên nhau leo lên mô bắn đại bác vào thành địch. Quân Mông Cổ thường cho bắn suốt ngày đêm, mục đích uy hiếp tinh thần quân địch, nhất là gây xáo trộn dân cư trong thành.
Theo sử Mông Cổ, trong các lần xâm lược Trung Hoa và Ba Tư, Thành Cát Tư Hãn đã tuyển mộ một số công sư chuyên về chế tạo vũ khí. Để tiêu diệt thành trì địch, quân Mông Cổ thường dùng phương thức “thủy hỏa tịnh dụng”2
hoặc các đồ dẫn hỏa bắn vào, hoặc đào ngòi phá đê cho nước tràn vào , hoặc có khi cả hai thứ . Có khi họ đào hầm bí mật để theo đó đột nhập vào thành. Có khi dùng chiến thuật tập kích, họ bỏ lại các loại xe cộ cần chuyển quanh thành, âm thầm lui quân ra thật xa. Nếu địch quân
1
Nay là Bắc Kinh
2
khinh xuất, lơi là phòng thủ, họ liền cho quân khinh kỵ đánh quật trở lại, địch quân không kịp trở tay thành dễ bị mất.
Điều chú ý là quân Mông Cổ khi đã vây thành, nhất thiết họ phải cướp cho kỳ được. Gặp trường hợp địch quân xây thành đắp lũy và phòng thủ quá kiên cố, nếu chưa hạ được, thì họ có thể vây hàng năm. Chẳng hạn trong trận đánh với Nam Tống, họ vây thành Tương Dương đến 5 năm. Các thành khác như Hợp Châu, Dương Châu cũngbị vây tới vài năm mới bị hạ.
Quân Mông Cổ là đội quân rất hay dùng kế trá hình, giả vờ hòa để quân địch mở cửa thành. Nhưng nếu vội tin lời mở cửa thành ra hàng thì họ sẽ giết hết. Ngay cả trường hợp lời giao ước hai bên đã được tuyên bố, họ cũng sẽ bất cần. Khi chiếm được thành rồi, việc đầu tiên là họ san bằng bình địa tất cả, dân cư bất cứ già trẻ trai hay gái dù quỳ lạy xin tha, họ cũng không để sót một mạng. Đặc tính của quân đội này là không muốn trên đường tiến quân, sau lưng họ còn một người nào sống sót mà họ cho là hậu hoạn.
Trong lúc giao chiến quân Mông Cổ vẫn dùng mưu mà ít khi dùng lực bởi vậy ngoài việc dụ địch ra hàng, họ cũng rất hay tổ chức các cuộc phục kích. Nhưng gặp lực lượng địch hùng hậu, họ có thể lui quân thật xa, hoặc đóng thành chốt cố thủ để đợi viện quân. Bao vây thành, nếu thấy địch quân kháng cự quá mạnh, họ giả vờ bỏ ngỏ một góc nào đó. Đợi quân trong thành tranh nhau chạy ra không thành hàng lối, đội ngũ chúng mới bắt đầu tấn công theo. Có khi họ giả vờ thua chạy dụ địch truy kích. Chờ khi quân địch đuổi theo đã mệt, họ mới dùng con ngựa còn sung sức1
quay trở lại giáp chiến để giành thắng lợi. Lúc lâm trận, ngay khi cách địch còn xa, họ đã bắt đầu dùng cung tên bắn như mưa vào trận địa địch. Khi rút lui, họ vẫn có thể vừa chạy vừa bắn về phía sau. Lúc cận chiến, họ chuyên dùng đại đao và giáo nhọn. Điều đáng nói là đội ngũ họ thường rất chặt chẽ, vận dụng rất nhanh chóng hữu hiệu.
Về hình thái chiến tranh, quân Mông Cổ thường hay áp dụng các loại:
- Vu hồi chiến: Vận động được các đội quân tuy ở rất xa có thể tập trung về một chỗ trong thời gian tối thiểu hầu mở cuộc tấn công vào một lực lượng địch hay một cứ
1
điểm địch. Nếu đợt đầu gặp phản ứng quá mạnh, thì giả vờ rút lui, đợi cho địch mở cửa thành ra truy kích, sẽ quay trở lại thật nhanh mà đánh.
- Đại hình trận địa chiến: Bày thế trận hoặc nhử địch quân vào thế trận hình chiến đãy (đại hình), sau đó miệng đãy tư từ thắt lại.
- Đại bao vi chiến: Tập chung tối đa lực lượng bao vây tấn công một cứ điểm hay một đơn vị địch; giành tới đà ưu thế bằng cường lực để uy hiếp ngay từ đầu.
Chủ trương hành quân của Thành Cát Tư Hãn bao giờ cũng tiết giảm tối đa nhân lực. Nhân dân Mông Cổ vốn đã ít người. Quân số cần thiết của họ một phần lớn là nhờ vào các bộ tộc du mục cùng văn hóa với họ ở vùng Bắc Á. Nhưng so với quân số Trung Nguyên (Hán) và Tây Vực, quân số của họ kém xa. Tuy quân số ít, nhưng lề lối chỉ huy rất linh hoạt, vận động nhanh, mỗi khi nhu cầu chiến trường cần tối đa quân số , họ có thể tập chung rất kịp thời. Lại nữa, đồng thời với chiến thuật dương đông kích tây, không bao giờ quân Mông Cổ mở cuộc tấn công vào một cứ điểm hay đơn vị địch, mà lại biết chắc là phải tiêu hao mất nhiều quân số. Gặp địch quá đông, thường thì họ tìm cách né thánh giao tranh. Đó là lí do quân Mông Cổ ít hao tổn.
Sách Hắc Đát sự lược chép: “Trong lúc hành quâ , đề phòng địch phục kích, quân khinh kỵ được lệnh đi trước lùng soát hai bên đường suốt lộ trình có khi một vài trăm dặm. Quân do thám này bắt bất cứ ai mà họ gặp để điều tra tình hình: Các ngã đường có thể tiến quân, các nơi có thể đồn trú tạm, nơi nào có địch quân đóng, sau đó quay lại báo cáo với bộ chỉ huy hành quân” [28,51].
Quân Mông Cổ giữ thành không bao giờ đóng quân bên trong. Các đơn vị đều được lệnh phân tán ra các thôn dân quanh thành để nghe ngóng tình hình động tĩnh. Nơi đóng quân quanh thường là một gò đất cao. Trướng doanh của chủ tướng trở mặt về hướng Đông Nam, phía trước có quân tuần thám (tiếng Mông Cổ gọi là Thác Lạc Xích), chia phiên nhau đi hoạt động. Các tướng doanh bên phải, bên trái, phía sau, quân cứ theo từng đơn vị thứ tự mà đứng. Đại thể quân doanh phải có hai chiến mã thường trực, ngày đêm đề phòng bất trắc có thể ứng chiến ngay. Danh hiệu tướng doanh thường được dùng làm mật khẩu trong đêm. Hễ một doanh nào có lệnh báo động thì các doanh khác chỉ cần bình tĩnh theo dõi tình hình. Riêng doanh “Tuần thám mã” thì phải bố trí quân khắp bốn mặt, đồng thời chuẩn bị ngựa để tuần thám. Các
doanh chăn nuôi ngựa phải trông coi ngựa cẩn thận không được để ngựa chạy vọt ra ngoài. Nếu dựng doanh khi trời còn sáng mà đốt lửa thì gọi “Hỏa phô”. Tối đêm, bếp lửa các doanh phải được che kín để phòng có thể bị cướp. Riêng bếp “ hỏa phô” ở doanh đầu vẫn để yên cho tới sáng hôm sau.
Quyết định hạ doanh (nhổ trại) bao giờ cũng được thực hiện ban ngày. Lý do là vì để có thể dễ dàng quan sát tình hình, và tránh bị đánh úp.
Như trên đã nói, quân Mông Cổ chỉ đánh khi chắc thắng. Trong thời gian chuẩn bị, họ đặc biệt chú trọng đến lực lượng và khả năng tác chiến của địch. Các đội tuần thám mã được tung đi hoạt động rất xa, vừa có thể thăm dò, vừa là một thế sơ tán đội hình. Lúc chiến đấu, lực lượng mũi dùi được đặc biệt tăng cường. Cứ 10 người thì có 3