Luật pháp, trật tự, thưởng phạt

Một phần của tài liệu thành cát tư hãn cuộc đời sự nghiệp (Trang 48 - 52)

a. Cuộc sống săn bắn, du mục và nơi cư trú

2.4 Luật pháp, trật tự, thưởng phạt

Ngay từ buổi đầu lập quốc, Thành Cát Tư Hãn đã cho thi hành một chế độ mới về pháp luật và trật tự thật khốc liệt, kỷ luật nghiêm minh đối với mọi thành viên trong xã hội. Thực ra đó cũng là những lẽ tự nhiên đối với bất cứ dân tộc nào còn ở trình độ dã man và nhằm thực hiện được ý chí thống nhất.

Mỗi thành viên phải có bổn phận tuyệt đối trung thành với bộ tộc và Đại Hãn nếu trá lệnh của Đại Hãn sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Dưới thời Thành Cát Tư Hãn qui định hình phạt như sau:

- Giết người, cướp của, thông dâm, hiếp dâm: Tử hình.

- Ba lần làm mất tài hóa của người kí thác cho mình, dung nạp nô lệ đào tẩu, cất dấu những tài vật lượm được: Tử hình.

- Trong lúc chiến đấu mà đào tẩu hoặc nhân lúc chiến đấu mà cướp bóc của dân: Tử hình.

- Trong lúc chiến đấu, bắt được binh nhung, quân phục mà không trả lại sở hữu chủ, chỉ chuyên lo trợ giúp cho một cá nhân: tử hình.

- Tại vùng đất cấm, cỏ đã mọc và đem lấp đất đi, hoặc để cỏ cháy lan mất nhiều cỏ thì cả nhà bị tử hình

- Dùng phù phép, độc dược để hại người: Tử hình.

- Tội nhân dù tội phạm đã rõ, nhưng nếu chưa tự mình ra nhận tội thì chưa gia hình. Tuy vậy, tội nhân đều bị khảo tra, buộc phải nhận tội.

Thành Cát Tư Hãn cũng không chấp nhận uống rượu quá say sưa. Ông nói: “người đã say sưa thì như điếc, như mù, ngả nghiêng tăm tối, mất hết lương tri, còn ai coi ra gì nữa. Vua say sưa thì hết mong đại sự, tướng sĩ say sưa hết thì chỉ huy sĩ tốt…Nói chung bọn người đã bị thị dục lôi cuốn như vậy, mấy kẻ thoát khỏi mang họa vào thân”. Tuy nhiên ta cũng không cấm rượu tuyệt đối. Mỗi tháng ba kỳ, quân binh được quyền uống rượu say. Nếu chỉ uống say một lần thì càng tốt, không uống say lần nào càng đáng khen hơn” [28,37].

Để phổ biến pháp luật, Thành Cát Tư Hãn cho người viết ra thành văn bản, làm thành tài liệu giáo dục nhân dân, đặc biệt là giới thanh niên, Văn bản được gọi là “ Đại pháp lệnh” (Oulong Yassa), con cháu phải lo giữ gìn. Khi quốc gia có việc quan trọng, các vương hầu cùng nhau thảo nghị, sẽ đem văn bản đó kính cẩn đọc lại cùng nghe. Thành Cát Tư Hãn nói: “Ngươi phải thường trực bên cạnh ta, ghi chép những diều ta nói, để tạo thành một quyển Yassa, một quyển luật vĩnh viễn không thay đổi, cho những kẻ kế vị ta sau này. Nếu lớp hậu sinh 500 năm, 1.000 năm hoặc 10.000 năm sau, biết giữ gìn những tập tục và luật lệ của ta, đừng sửa đổi gì hết thì Trời sẽ phù hộ chúng nó. Chúng nó mới giữ được nghiệp vương lâu dài và tận hưởng mọi lạc thú ở đời. Bằng không duy trì được Yassa, thì chắc chắn đế quốc sẽ lung lay và sụp đổ, chừng đó có cầu cứu Thành Cát Tư Hãn thì ta đâu còn nữa” [15,114].

Thành Cát Tư Hãn còn cấm chỉ việc thu dụng người cuả đội khác vào đội ngũ mình, ở cả đến hàng thân vương cũng vậy. Cấm lệnh này càng củng cố uy quyền cho các cấp chỉ huy từ nhỏ đến lớn. Còn quân sĩ thì không còn con đường nào khác hơn là phục tòng thượng lệnh. Các tướng hiệu nếu có lỗi lầm, Hãn chỉ cần sai một thần dân hạ tiện nhất tới thi hành lệnh trừng trị. Cho dù đồn trú ở nơi xa xôi biên cảnh, chỉ huy

hàng trăm ngàn quân, viên tướng phải nhất nhất cuối đầu tuân phục lệnh truyền của sứ giá: nếu là tội Trượng thì nằm xuống chịu đánh, nếu tội tử thì phải dâng đầu.

Cứ mỗi năm, Hãn buộc các tướng lãnh phải tự mình tới để nghe huấn luyện lệnh, Hãn nói: “Những kẻ nhận được thông báo mà cứ lưu ở doanh trại không chịu tới để nghe huấn lệnh của ta, những kẻ đó khác nào như viên đá sắp chìm xuống nước, như mũi tên bắn vào rừng, sắp chết mà chẳng biết đường sống. Hạng người như thế làm

sao mà giao phó cho việc binh được” .

Về vấn đề khen thưởng, người Mông Cổ quan niệm nếu có được một kết quả nào đó trong khi làm việc, thì cũng như chỉ nằm trong khuôn khổ trách nhiệm được giao. Đằng này dân Mông Cổ có thói quen nhắc nhở nhau câu mà họ xem như kinh nhật tụng: “ Chúa bảo nhảy vào than lửa ta vâng lời, chúa bắt xuống vực sâu ta phục mệnh”, hễ ai phàn nàn gian khổ cơ hàn là người có dị ý . Bởi vậy ở Mông Cổ thời bình không cò việc khen thưởng.

Nhưng lúc lâm trận, nếu có chiến công thì được ban thưởng các vật phẩm như: Kim – ngân – bài (huy chương vàng hay bạc) gấm vóc tơ lụa và cả ngựa nữa. Khi công hãm thành trì địch quân binh được tự do cướp phá , bắt đàn bà con gái, xâm đoạt tài sản. Nhưng trước khi xuống lệnh cho tự do như vậy, cấp chỉ huy tối cao đã căn cứ vào chiến công của từng đơn vị và sắp đặt thứ tự trước sau. Đơn vị nào vào trước thì nêu cao mũi tên dấu hiệu của đơn vị lên cửa thành, kẻ tới sau không được phép vào nữa, nếu không tuân lệnh sẽ bị giết. Ngược lại nếu ai thấy hoặc bắt được tên quân bất tuân lệnh như vậy mà không giết thì kẻ đó sẽ bị phạt sung vào Đô lộ quân ( tức cảm tử quân như đã nói ở trên), với những quân binh phạm tội nhẹ hơn, hình phạt được định là tịch thu một nửa vật thực được tư cấp, quân binh nào phao đồn tin tức gây hoang mang dư luận, bị tội tử hình.

Quân binh nếu bị bắt trong trường hợp đang cướp phá, sẽ bị giết ngay. Vợ con, tài sản gia súc đương sự sẽ bị sung công, còn Gíap và tôi tớ thì bị ghép vào tử tội.

Theo luật của Đại Hãn, bất cứ quân lính nào, khi lâm trận nếu không triệt để thi hành mệnh lệnh, dù có thành tích, vẫn bị tử tội. Cướp được thành địch, mọi chiến lợi phẩm quân phân cho tất cả. Từ trên quan đến lính, mỗi người tùy nhiều ít sẽ góp nhau

lại làm món quà dâng lên Hoàng đế. Ngoài ra những quan to tại triều như tể tướng, tuy không dự trận vẫn được dự phần hưởng dụng chiến lợi phẩm.

Chẳng hạn trong trận liên minh với Khắc Liệt đánh Thát Đát. Khi quân Thát Đát bị thua, các lãnh thổ tiếp cận Mông Cổ đều bỏ ngõ. Nhưng trước khi mang quân đi chinh phạt, để đặt vĩnh viễn những vùng đất này dưới sự thống trị của mình. Thành Cát Tư Hãn đã truyền một lệnh như sau: “Phải đuổi giặc đến kỳ cùng, không được dừng lại cướp chiến lợi phẩm. Khi nào toàn thắng, chiến lợi phẩm sẽ được phân chia theo công trạng của mỗi người[15,76].

Nhưng đám quí tộc bất mãn với “Luật mới” ấy, cho như thế là trái với cổ lệ: ai đoạt được chiến lợi phẩm thì có quyền giữ lấy, đó là định luật thiêng liêng trong thế giới du mục. Cho nên vừa dứt trận đánh đám tướng lĩnh này ào tới đoàn xe tải thồ của quân địch bị thua bất cần việc truy nã quân địch. Thành Cát Tư Hãn nhìn thấy họ xông vào cướp đoạt thấy rõ vẻ khinh thường mạng Lệnh của họ nhưng không buồn nói một tiếng. Đợi đến lúc thu quân về, ông liền cho chiến sĩ bao vây đám quí tộc và bọn thuộc hạ của họ, lấy lại tất chiến lợi phẩm đem chia cho ba quân. Bọn quí tộc không được một phần nào, mà còn bị đuổi về trại “dưỡng già”. Họ cảm thấy nhục nhã ê chề. Ít lâu sau âm thầm bỏ ra đi. Họ không ngờ đã bầu lên một Khả Hãn nghiêm khắc như thế.

Đề cập chính sách dùng người, Thành Cát Tư Hãn từng nói: “Đại phàm giao việc, ta phán xét theo khả năng từng người. kẻ có đủ tài trí dũng, ta giao cho chỉ huy quân binh. Kẻ tháo vát lanh lợi ta giao cho việc vận chuyển quân lương, quân khí. Bọn ngu dốt tầm thường ta cho chăn ngựa và nuôi gai súc. Đồng thời ta cũng triệt để áp dụng kỷ luật. Đó lá lý do uy thế của ta và quân ta ngày càng tăng tiến. Sau này người thế kế ta cũng phải theo đường lối này. Được như vậy, ngày vạn năm đất nước Mông Cổ vẫn được hưởng phước trời, được nhân loại thán phục, ngôi cửu ngũ đã dài lâu, mà kẻ làm chúa cũng được tận hưởng thái bình an lạc” [1,50].

Nhờ kỹ luật sắt này, mà toàn thể quân đội và mọi thành viên trong xã hội Mông Cổ đều tuân theo luật pháp của Đại Hãn một cách nghiêm minh.

Một phần của tài liệu thành cát tư hãn cuộc đời sự nghiệp (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)