Hệ thống truyền tin và hậu cần

Một phần của tài liệu thành cát tư hãn cuộc đời sự nghiệp (Trang 45 - 48)

a. Cuộc sống săn bắn, du mục và nơi cư trú

2.3 Hệ thống truyền tin và hậu cần

a. Hệ thống trạm dịch.

Vào thờ kỳ Trung Đại khi mà hệ thống giao thông và thông tin liên lạc còn vô cùng khó khăn thì Thành Cát Tư Hãn đã cho tổ chức một hệ thống trạm dịch dọc theo các trục lộ chính. Ông đã sử dụng những chiến sĩ dũng cảm cưỡi Thiên lý mã phi như bay để thông kịp thời tin tức, mệnh lệnh cho các đạo quân. Nhờ vậy mà họ chủ động trong các tình huống của trận đánh, trong khi ấy các đế quốc khác không thể có được điều này. Nghệ thuật dụng binh của Thành Cát Tư Hã thật khó ai sánh được. Ông chủ trương quân đội phải: “Qúy hồ tinh, bất quý hồ đa”1

.

Phải nói rằng hệ thống trạm dịch này đã giúp góp phần vô cùng quan trọng trong mọi cuộc viễn chinh của quân Mông Cổ, về truyền tin cũng như về giao thông.

Dọc theo các trục lộ chính. Thành Cát Tư Hãn cho tổ chức một hệ thống trạm dịch Hệ thống này đã đem lại rất nhiều tiện ích cho hoạt đông của chính phủ, cho quan lại và cả những sứ thần trên đường công tác. Dịch mã do nhân dân cung ứng, lương thực của Dịch đệ phu (phu dịch trạm) cũng lấy vào dân, cả đến các loại xe vận chuyển cống vật, cũng trưng dụng của nhân dân dọc các trục lộ. Lại cho ban định một qui chế chung về việc sử dụng Dịch mã. Trước kia, người nước ngoài vào lãnh thổ Thát Đát thường rất hay bị các bộ lạc biệt lập khác giống cướp bóc, nhưng từ khi chế độ trạm dịch được ban hành, các cuộc tuần hành được tổ chức thì tệ nạn ấy cũng chấm dứt, an ninh các trục lộ được bảo đảm.

Đề cập tới chế độ Trạm dịch của Mông Cổ, Nguyên sử cũng chép: “Về trạm dịch, đường bộ thì dùng ngựa, dùng trâu hoặc la, hoặc xe, đường thủy thì dùng thuyền. Khi

Dịch trạm truyền lệnh của vua (Thánh chỉ) thì dùng tỷ thư1

, khi có quân vụ hỏa tốc thì dùng đồ phủ kim tự (phù hiệu chữ vàng), nếu là ngân tự (chữ bạc) tức là việc thượng

1

Chủ yếu là quân lính tinh nhuệ.

khẩn. Phụ trách công việc này, tại Trung ương là cơ quan thiên phủ, ngoài dân gian là một vị trưởng quan. Tại mỗi trạm dịch còn có các viên chức phòng gian bảo mật. Nhân số làm việc tại các trạm dịch nếu thiếu, thì sẽ được bổ sung và thường được giúp đỡ. Từ dưới lên trên, cả hệ thống đều thuộc Thông chính viên Trung thư, và bộ binh”[28,32].

Nhờ hệ thống trạm dịch, các viên chức chính phủ đi công tác các địa phương đều có nơi tạm trú, nghỉ ngơi và ăn uống.

Ngoài ra còn ban định quy chế đặc biệt dành riêng cho các trường hợp truyền tin hỏa tốc về quân vụ.

Cũng theo Nguyên sử, quan chức tại bộ binh có: 3 thượng thư hàng tam phẩm, 2 thị lang hàng chánh tứ phẩm, 2 lang trung hàm Chánh ngũ phảm, 2 viên ngoại hàm Tổng lục phẩm. Các quan chức này có nhiệm vụ chuyên trách về bưu dịch trong nước, thu phát các chính lệnh của triều đình, bao gồm việc quản trị các vấn đề:

 Triệt bỏ việc xây dựng thêm thành trì.

 Vẽ bản đồ sông, núi ghi chú các nơi hiểm yếu.

 Lập hồ sơ về danh sách binh trạm, đồn điền.

 Công cuộc định cư di dân từ các nơi xa tới.

 Diện tích đất công và tư trồng cỏ.

 Quản trị một số súc vật như: Lạc đà, ngựa, trâu, dê.

 Số thu phát về các loại lông chim, da thú, ngựa, bưu vận.

 Các công thư, công ốc.

 Các hạng tôi đói, nô lệ.

Ngoài ra, theo sách sử Mông Cổ lúc bấy giờ, Thành Cát Tư Hãn còn có tổ chức mã khoái “Tên bay” làm nhiệm vụ do thám, thăm dò tin tức của các nước xung quanh. Thành Cát Tư Hãn đã đặt tở chức này lên hàng quan trọng nhất. Người lính mã khoái là một viên chức bất khả xâm phạm. Dù là hạng thân vương, hễ nghe tiếng chuông đặc biệt của mã khoái là phải mau mau nhường lối đi cho hắn, hoặc khi gặp ngựa của hắn đã đuối sức, phải tức khắc nhường ngựa của mình cho hắn sử dụng. Hắn phi ngựa bất kể đêm ngày qua đồng hoang, qua sa mạc… Và trong vài ngày, hắn có thể vượt một khoảng đường, mà người khác phải mất một tuần lễ. Muốn chịu đựng nỗi một cuộc sải

ngựa tận lực như vậy, hắn phải dùng vải quấn chặt đầu cổ mình mẩy lại, vừa ngủ, dở sống, dở chết trên lưng ngựa. Nhờ vậy mà một việc nhỏ nhặt xảy ra ở đâu đó rất xa xôi, Thành Cát Tư Hãn đều được báo cáo rất rõ ràng. Dường như không gì có thể ngăn cản được vó ngựa của đoàn mã khoái “Tên bay”.

b.Hệ thống hậu cần.

Nói cho đúng, nếu hiểu hai tiếng hậu cần, như là hoạt động rất quan yếu đối với bất cứ một quân đội nào thì Mông Cổ không có tổ chức hậu cần. Và đó là nguyên nhân chính đã mặc nhiên giúp cho quân Mông Cổ có thể di chuyển nhanh và dễ dàng trong mọi cuộc chinh phạt, kể cả các cuộc viễn chinh khắp nơi trên các lục địa Á- Âu, sách Hắc Đát sử lược chép: “về quân lương, quân Mông Cổ chỉ dùng thịt dê và sữa ngựa. Ban ngày ngựa cái cho con bú, ban đêm chúng được tập chung lại để vắt sữa. Sữa đựng trong các bao da thú, độ vài hôm có vị chua thì đem ra dùng. Trong mọi cuộc viễn chinh hễ sang đến đất địch, quân Mông Cổ đều chú ý cướp cho được nhiều ngựa. Nguyên nhân phần lớn là vì vấn đề quân lương này, một yếu tố mà Tôn Võ Tử gọi là “

cướp lương địch nuôi quân mình” [28,33].

Bên cạnh đó, Mông Cổ đất đai phì nhiêu, cây cỏ tươi tốt, rất dễ nuôi dê ngự. Về thực phẩm, dân Mông Cổ chỉ uống sữa ngựa, chỉ mỗi con ngựa cái là đủ sữa cho 3 người dùng. Thêm vào món thực phẩm này là thịt dê. Bởi vậy, tại Mông Cổ, hễ thấy nhà có một con ngựa là có thêm 6, 7 con dê, có 100 con ngựa là có 6, 7 trăm con dê. Trong lần xuống xâm lược Trung Nguyên1

. Khi ăn hết giống dê dẫn theo, mới phải săn thỏ, hươu, nai và lợn rừng. Bởi vậy với quân số 10 vạn mà chẳng cần phải nấu ăn lôi thôi khó nhọc…

Mặt khác, theo phong tục cố hữu, quân Mông Cổ mỗi lần đi chinh phạt, bất kể sang hèn mọi người đều kèo nhau đi, có người mang theo cả vợ con. Đàn bà được giao cho các việc săn sóc giữ gìn quân phục và các thứ tài vật khác, sắp sếp nơi ăn chốn ở trong các vi. Đàn bà Mông Cổ rất giỏi cưỡi ngựa, cách ăn mặc như các nhà tu hành đạo giáo tại Trung Hoa.

1

Các bộ tộc Mông Cổ chuyên sống đời du mục. Bất cứ lúc nào và ở đâu, từ chỉ huy đến sĩ tốt đều sinh hoạt với nhau, lúc di chuyển cũng như khi đồn trú. Tới đâu thì họ lập trại chăn nuôi ở đó, lấy sữa ngựa và thịt dê để tự túc về lương thực. Do nếp sống thường xuyên chinh phạt, hành động gấp rút, quân Mông Cổ, nhất là thời Thành Cát Tư Hãn phải giữ kỷ luật rất nghiêm túc. Nhưng đó cũng là ưu điểm trội nhất của quân Mông Cổ so với quân các nước đương thời.

Xét như vậy trong bất cứ cuộc viễn chinh nào, quân Mông Cổ vẫn không gặp khó khăn về mặt hậu cần, và đó là lí do họ có thể hành quân thật xa và thật nhanh, về quân giới cũng vậy, bắt được tù binh về “Công tượng”2

họ đều đem theo, tổ chức thành đội ngũ, giao cho nhiệm vụ chế biến và sửa sang các loại vũ khí, quân giới của họ nhờ vậy cần lúc nào và ở đâu cũng có thể tự cung được.

Một phần của tài liệu thành cát tư hãn cuộc đời sự nghiệp (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)