a. Cuộc sống săn bắn, du mục và nơi cư trú
3.5 Đại thắng quân Nga
Đế chế Kharezm đại bại, quân Mông Cổ tiếp tục chia làm hai đạo quân, Thành Cát Tư Hãn chỉ huy một nhánh vượt qua sông Indus tràn vào Afgahanistan và bắc Ấn Độ. Còn một nhánh do tướng Tốc Bất Đài và Triết Biệt chỉ huy tiến vào Ba Tư và Armenia, với lực lượng 40.000 quân họ đã tiến sâu vào họ tiếp tục tiến sâu mãi về phía
Tây, vượt qua sông Dnieper tới sông Dniester. Tới đây đất vẫn còn trải rộng mênh mông bát ngát. Xa hơn nữa là xứ của giống dân da trắng: phía bắc là lãnh thổ của Nga, phía tây bắc là Ba Lan, phía tây là xứ Hungarie, phía nam là đế chế Byzance…Nhưng hai tướng Mông Cổ không có nhiệm vụ chinh các xứ phương tây. Cuộc hành quân này chỉ là để thám thính tình hình , nên khi đến biển Hắc Hải, Tốc Bất Đài đã cho quân nghỉ qua mùa đông rồi sẽ trở về Mông Cổ.
Lúc về đến Mông Cổ, hai tướng đã báo các tình hình về các xứ Châu Âu với Đại Hãn. Thành Cát Tư Hãn căn cứ báo cáo đó đã thảo một kế hoạch chinh phục Châu Âu, thực hiện trong mười tám năm . Trong giai đoạn sáu năm đầu, chính Tốc Bất Đài thống lĩnh đoàn quân viễn chinh qua Nga , Hungarie, Bulgarie, Silesie, Serbie giày xéo các quốc gia này, rồi đặt nền thống trị. Trong khi ấy, các ông hoàng ở Châu Âu lại chẳng hề biết một chút gì về Mông Cổ.
Vương tử Mistislav de Halize của xứ Georgie trước đây lã cưới con gái của Khả Hãn Komane, để nhờ bộ lạc này làm bình phong che trở. Nhưng bây giờ Khả Hãn Komane chạy qua Nga, liên minh với quân Nga xuất quân đuổi quân Mông Cổ. Mistislav liền triệu tập một hội nghị các hoàng thân ở Kiev.
Từ các thành Kiev, Koursk, Smolensk Volhynie, Haliez, nhiều đạo quân tiến về địa điểm hội quân ở gần biển Hắc Hải. Trên con sông Dineper và Dnisester, nhiều chiến thuyền Nga cũng kéo tới, lực lượng của Nga càng lúc càng mạnh. Khi liên minh quân Nga kéo đến vùng hạ lưu sông Dnieper, Tốc Bất Đài liền phái một sứ đoàn mười người tới đại bản doanh Nga: “Tại sao người Nga lại gây chiến với chúng tôi? Người Mông Cổ không hề làm gì thương tổn đến tình giao hảo giữa đôi bên, quân Mông Cổ
đến đây chỉ để trừng phạt bọn Komane là dân phiên thuộc đang phản loạn”[15,239].
Quân Nga đã mang mười sứ giả Mông Cổ ra chém rồi bí mật vượt sông Dnieper đánh úp một quân tiền đạo Mông Cổ.
Sự kiện đó đã dẫn đến cuộc chiến ác liệt giữa hai bên. Suốt chín ngày liền, Tốc Bất Đài và Triết Biệt vừa đánh vừa chạy, nhưng không lúc nào rời xa quân Nga, rồi họ dừng lại sau con sông Kalka. Tám vạn liên quân Nga dàn ra trước đạo quân Mông Cổ. Mistislav nhất quyết không để cho kẻ địch trốn thoát và vì muốn chiến công đều về tay mình, liền dốc toàn lực lượng tấn công quân Mông Cổ. Nhưng quân Mông Cổ chỉ
nhằm vào nhược điểm của địch là cánh quân Komane. Toàn bộ đội kỵ binh đều tập trung vào hàng ngũ Komane, chém giết tơi bời rồi tẻ ra làm nhiều cánh đánh thốc vào mặt trận Nga. Bị tấn công, hàng ngũ quân Nga nhốn nháo, chạy tán loạn. Kết quả thất bại thảm hại, chỉ có một phần mười quân Nga trốn thoát được cuộc thảm sát. Mistislav chạy trốn trên một chiếc thuyền để tránh cuộc truy đuổi của quân Mông Cổ.
Quân Mông Cổ kéo tới bao vây trại của Mistislav de Kiev. Chỉ một đợt tấn công họ chiếm được trại, mười ngàn binh lính Nga không một người nào sống sót. Tốc Bất Đài và Triết Biệt bắt trói các vương công Nga rồi ăn mừng chiến thắng. Sở dĩ liên quân Nga thất bại thảm hại là vì ngay trong lúc nguy cấp, các công quốc bất mãn với nhau, nội bộ mâu thuẫn. Khắp nước Nga không còn một đạo quân nào có thể đương đầu với quân Mông Cổ nữa.
Nhưng hai tướng Mông Cổ cũng không thể chiếm toàn bộ nước Nga bằng ba vạn phu đó được. Khác với những lần trước, lần này họ chỉ truy đuổi quân bại trận một quảng đường ngắn, rồi tràn tới các thị trấn lân cận cướp giật, chém giết. Để hả mối hận họ phi ngựa lên mạn bắc, vượt qua những đồng hoang miền Nam bộ, đến tận chân rừng miền bắc bộ Nga tàn phá rồi mới chịu quay về phương Đông.
Trên đường về , họ đi qua lãnh thổ Bolgar, đánh tan quân đội Bolgar rồi bắt nước này làm phiên thần, sáp nhập vào hãn địa của Truật Xích. Dọc theo sông Volga, còn bốn mươi bộ lạc Saxine cũng qui phục Mông Cổ.
Những cuộc xâm lăng này đã bổ sung thêm cho nhiều vùng đất mới vào đế chế Mông Cổ và xác lập hình ảnh của Thành Cát Tư Hãn như một chiến binh khát máu trong những người không biết hoặc không muốn biết rằng ông là ông chủ thực sự của thế giới.