Chiến tranh với Tây Liêu

Một phần của tài liệu thành cát tư hãn cuộc đời sự nghiệp (Trang 69 - 71)

a. Cuộc sống săn bắn, du mục và nơi cư trú

3.3 Chiến tranh với Tây Liêu

Dân Tây Liêu vốn là dân Khiết Đan, xưa kia họp thành bộ lạc ở khoảng giữa phía Tây Nam Mãn Châu và phía Đông Nhiệt Hà ngày nay. Đời Ngũ Đại, nhờ giúp cho tướng Thạch Kỉnh Đường cướp ngôi vua lập ra hà Hậu Tấn, được Thạch Kính Đường nhường Bắc bộ tỉnh Hà Bắc, Sơn Tây để trả ơn mới mở rộng bờ cõi thành một nước mạnh, đổi quốc hiệu là Liêu. Đến đời Tống thì bị quân Kim chiếm trọn lãnh thổ và

đoạt quyền đô hộ các tỉnh miến Bắc Trung Quốc (1125). Sau đó một người trong bộ tộc là Gia Luật Đại Thạch dẫn một số dân Khiết Đan chạy lên Tây Bắc, chinh phục được 18 bộ lạc dựng lên thành Imil làm thủ phủ. Ít lâu sau, nước Karakhamide ở mé tây nam bị dân Thổ uy hiếp, kêu gọi Đại Thạch đem quân đến giúp. Nhân dịp đó Đại Thạch chiếm luôn xứ này và tất cả những xứ nhỏ ở xung quanh, thành lập một đế quốc khá rộng lớn (gồm miền đông Tân Cương ngày nay), gọi là đế quốc Tây Liêu. Đại Thạch xưng là đại đế (Goui Khan) Tây Liêu.

Nhưng đến các đời sau thì đế quốc Tây Liêu càng suy yếu, các xứ phiên thuộc đã tách ra quy phục các nước khác, như Thổ Phồn năm 1209, đến xin thần thuộc Mông Cổ.

Trong thời gian đó Gút Sơ Lúc (Kuchlug), vị Hãn bị phế truất của bộ tộc Nãi Man, sau khi bị Mông Cổ đánh bại đã chạy về phía tây và cướp hãn quốc Tây Liêu và thi hành một chính sách khắc nghiệt, tàn bạo. Vợ của Gut Sơ Lúc là Cảnh giáo, chiều ý vợ ông ta cũng theo Cảnh giáo, rồi trở lại ngược đãi dân Hồi giáo thuộc thành phần đa số trong dân chúng. Ông ra lệnh đóng cửa tất cả các nhà thờ Hồi giáo, tịch thu tài sản, tổ chức những đội quân trú phòng quá đông đảo, rồi bắt dân chúng phải đài thọ hết

Bộ tổng tham mưu Mông Cổ biết rõ nội tình hỗn loạn của Tây Liêu, dựa vào nỗi bất bình của dân chúng, Thành Cát Tư Hãn đã quyết định đem quân đi chinh phạt Tây Liêu.

Thông thường Thành Cát Tư Hãn để cho viên tướng trọn quyền chỉ đạo cuộc chiến tranh, nhưng lần này ông lại cho một khẩu hiệu vắn tắt: “Vượt qua biên giới rồi, phải mở cửa tất cả đền thờ Hồi giáo và tuyên bố binh Mông Cổ đến là để gải phóng dân chúng, diệt trừ tên Gut Sơ Lúc tàn bạo” [15,163].

Nhận thức rõ tầm quan trọng và sức mạnh của tôn giáo, Đại Hãn đã lợi dụng sức mạnh đó, để tiết kiệm xương máu của quân đội mình, ông ra lệnh mở cửa các đền thờ Hồi giáo. Toàn thể dân chúng Tây Liêu đều mừng rỡ cho rằng quân Mông Cổ là đạo quân bảo vệ tự do tín ngưỡng. Cho nên, kỵ binh Mông Cổ chỉ cần kéo đến trước cửa thành, thì tức khắc dân chúng trong thành ùn ùn nổi loạn, binh trú phòng phải bỏ trốn nếu không sẽ bị tàn sát tất cả. Cửa thành đều mở rộng, dân Hồi giáo kéo ra đón quân Mông Cổ như những ân nhân giải phóng cho mình. Chẳng bao lâu Tây Liêu bị sáp

nhập vào Mông Cổ. Năm 1218, vương quốc Mông Cổ mở rộng về phía tây tới hồ Balkha và tiếp giáp với Kharezm, một quốc gia hồi giáo trải dài từ biển Caspia ở phía tây và vịnh Ba Tư, biển Ả Rập ở phía nam.

Đoàn đánh chính trị của Thành Cát Tư Hãn thật lợi hại đã làm sụp đổ uy quyền của Gut Sơ Lúc. Đây chính là chiến thuật thu phục lòng dân của ông mà không phải ai cũng có thể làm được điều đó

Một phần của tài liệu thành cát tư hãn cuộc đời sự nghiệp (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)