C.Mác v Ph à Ăngghen: To n tà ập, t.3, tr

Một phần của tài liệu Ôn thi môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 108 - 110)

VII QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

51 C.Mác v Ph à Ăngghen: To n tà ập, t.3, tr

Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định lịch sử xã hội là do chính con người làm nên; là quá trình con người đấu tranh cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và tự cải tạo bản thân mình. Sự khẳng định đó được thể hiện trong những lĩnh vực

1) Quần chúng là lực lượng sản xuất của xã hội. Xã hội muốn tồn tại, con người muốn sống thì trước hết, phải có thức ăn, nhà ở, vật dùng v.v. Để đáp ứng được những nhu cầu đó của chính mình, con người phải không ngừng sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Do vậy, sản xuất vật chất là điều kiện cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Sản xuất vật chất, chế tạo và cải tiến công cụ, áp dụng chúng vào thực tiễn là hoạt động của toàn xã hội. Lực lượng sản xuất là những người lao động (bao gồm lao động trí óc và lao động chân tay). Thực tiễn sản xuất của con người là cơ sở và động lực cho sự phát triển của khoa học công nghệ và sự phát triển đó làm cho năng suất lao động tăng lên. Hoạt động khoa học công nghệ là hoạt động của quần chúng, trước hết là hoạt động của tầng lớp trí thức và giai cấp công nhân. Những thành tựu của khoa học công nghệ làm lao động của người lao động trở thành lao động có trí tuệ, có kỹ năng trong sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Như vậy, hoạt động sản xuất của quần chúng là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội, vì vậy, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử

2) Quần chúng nhân dân là động lực của cách mạng xã hội. Trong xã hội có

giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện thành mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng có lợi ích cơ bản đối lập nhau, giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Khi quan hệ sản xuất trở thành rào cản sự phát triển của lực lượng sản xuất thì xẩy ra cách mạng xã hội để phá bỏ rào cản đó, giải phóng lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất mới, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, hình thành phương thức sản xuất mới, cao hơn. Trong cuộc cách mạng làm thay đổi hình thái kinh tế-xã hội đó, quần chúng bao giờ cũng là lực lượng cơ bản, đóng vai trò quyết định thắng lợi

3) Quần chúng nhân dân đóng vai trò quy định trong lĩnh vực sản xuất tinh thần; là lực lượng hiện thực hoá tư tưởng; chuyển sức mạnh tinh thần thành sức mạnh vật chất. Quần chúng có vai trò to lớn trong sự phát triển của văn học, nghệ thuật v.v bởi sản xuất tinh thần phản ánh sản xuất vật chất. Những tác phẩm văn học, nghệ thuật, những tư tưởng vĩ đại đều có nguồn gốc từ thực tiễn lao động cải tạo tự nhiên và xã hội của quần chúng và ngược lại, một khi thâm nhập vào quần chúng tư tưởng sẽ biến thành lực lượng vật chất để cải biến tự nhiên, cải tạo xã hội. Từ mọi góc độ, từ kinh tế đến chính trị, từ thực tiễn đến tư tưởng, tinh thần quần chúng luôn đóng vai trò quy định.

Một phần của tài liệu Ôn thi môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w