Khái niệm giai cấp Giai cấp là một phạm trù kinh tế-xã hội có tính lịch

Một phần của tài liệu Ôn thi môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 97 - 98)

V. VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI CÓ ĐỐI KHÁNG GIAI CẤP

a. Khái niệm giai cấp Giai cấp là một phạm trù kinh tế-xã hội có tính lịch

sử; luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của lịch sử. Học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin là công cụ lý luận để tìm hiểu bản chất xã hội có giai cấp và xây dựng xã hội không có giai cấp.

Nội dung lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp do C.Mác đưa ra vào năm 1852, theo đó 1) Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển nhất định của sản xuất. 2) Đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến chuyên chính vô sản. 3) Bản thân nền chuyên chính này chỉ là bước quá độ tiến tới thủ tiêu tất cả mọi giai cấp và tiến tới xã hội không có giai cấp. Như vậy, các giai cấp chỉ tồn tại trong những giai đoạn nhất định của lịch sử, trong mỗi phương thức sản xuất cụ thể.

- Định nghĩa giai cấp. "Người ta gọi là giai cấp những tập đoàn người to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác do chỗ

các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế-xã hội nhất định"45. Như vậy, sự khác nhau về địa vị trong chế độ kinh tế-xã hội giữa các tập đoàn người dẫn đến việc tập đoàn này dùng địa vị đó của mình để chiếm đoạt sức lao động của tập đoàn khác tạo nên bản chất những xung đột giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp.

- Ngoài giai cấp, trong xã hội còn có tầng lớp, đẳng cấp. Tầng lớp bình dân trong xã hội nô lệ; tầng lớp tiểu tư sản trong xã hội tư bản; tầng lớp trí thức luôn có vai trò quan trọng về kinh tế-xã hội, chính trị-văn hoá trong tất cả các xã hội trong lịch sử. Đẳng cấp được phân chia từ giai cấp, khác nhau về địa vị thực tế trong xã hội và địa vị pháp lý trong nhà nước. Nhưng sự phân chia tầng lớp, đẳng cấp không thể hiện được bản chất của những tập đoàn người trong xã hội.

Một phần của tài liệu Ôn thi môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 97 - 98)