Con người và bản chất con người a Khái niệm con ngườ

Một phần của tài liệu Ôn thi môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 105 - 106)

VII QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

1. Con người và bản chất con người a Khái niệm con ngườ

a. Khái niệm con người

Trong lịch sử triết học của nhân loại đã tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về con người. Quan điểm duy tâm, tôn giáo coi con người là thực thể tinh thần, coi bản chất con người là tinh thần. Đặc trưng của con người là tư tưởng; là sản phẩm của lực lượng siêu nhiên, tuyệt đối hoá yếu tố tinh thần của con người. Triết học phương Đông cổ, trung đại chủ yếu coi Trời và Người là sự hoà hợp với nhau (Thiên Nhân hợp nhất). Nho giáo (với các đại diện Khổng, Mạnh, Tuân Tử), trong đó bản chất con người bị quy định bởi Mệnh Trời “Nhân giã kỹ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi trí khí giã- Con người là cái đức của Trời Đất, sự giao hợp của âm dương, sự tụ hội của quỷ thần, cái khí tinh tú của ngũ hành”. Những quan niệm này đều đúng, nhưng chưa đủ vì chưa chỉ ra được nguồn gốc của các yếu tố đó cũng như chưa chỉ ra và phân tích được mối quan hệ giữa chúng. Quan niệm về con người trong chủ nghĩa duy vật trước Mác. Triết học phương Tây thời nào cũng có tư tưởng duy vật gắn với thực tiễn xã hội đồng thời ở bất kỳ thời nào quan điểm duy tâm về con người vẫn cũng là tư tưởng thống trị. Nhưng chỉ mãi khi Thuyết tiến hoá của Đácuyn ra đời, các nhà triết học duy vật mới có căn cứ khoa học để chỉ ra nguồn gốc phi thần thánh của con người "Không phải Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa mà chính con người đã tạo ra Chúa theo hình ảnh của con người" (Phoiơbắc). Tuy vậy, do chịu ảnh hưởng bởi tư duy siêu hình nên triết học phương Tây đã giải thích sai lệch về nguồn gốc và bản chất con người. Các nhà duy vật thế kỷ XVII-XVIII (Hốpxơ) coi con người khi sinh ra đã mang sẵn bản chất tự nhiên (tính đồng loại). Phái nhân bản học sinh

vật (Phoiơbắc, Phờrớt v.v) tuyệt đối hoá yếu tố sinh vật của con người, quy bản chất của con người vào tính tự nhiên của nó. Đây là loại quan điểm triết học tuyệt đối hoá mặt tự nhiên của con người, tách con người ra khỏi các hoạt động thực tiễn của họ, hoà tan bản chất con người vào bản chất tôn giáo. Do vậy, con người là con người trừu tượng, bị tách khỏi các mối quan hệ xã hội, khỏi hoạt động thực tiễn vốn có của mình.

Trong chủ nghĩa Mác-Lênin, con người luôn là nội dung cơ bản. Tìm bản chất con người để giải phóng con người khỏi xã hội tư bản cũ với những giai cấp và những sự đối kháng giai cấp của nó; xây dựng một liên hợp, trong đó, sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người là mục đích cuối cùng của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người.

Một phần của tài liệu Ôn thi môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 105 - 106)