Nhận thức và các trình độ nhận thức

Một phần của tài liệu Ôn thi môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 63 - 65)

IV. LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG

b. Nhận thức và các trình độ nhận thức

- Định nghĩa. Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào não người trên cơ sở thực tiễn nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó; tính đúng, sai của những tri thức đó được thước đo thực tiễn xác định.

Các cấp độ của nhận thức

1) Dựa vào khả năng phản ánh bản chất của đối tượng nhận thức, người ta chia nhận thức thành nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận; chúng là hai mức nhận thức khác nhau về đối tượng, tính chất, chức năng cũng như hình thức và trình tự phản ánh

a) Nhận thức kinh nghiệm được hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, trong các thí nghiệm khoa học và trong các hình thức hoạt động thực tiễn không cơ bản khác. Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là những tri thức kinh nghiệm. Có hai loại tri thức kinh nghiệm là tri thức kinh nghiệm thường- là những tri thức thu nhận được nhờ sự quan sát trực tiếp hàng ngày và trong lao động sản xuất; tri thức kinh nghiệm khoa học- là những tri thức thu được nhờ đúc kết những thí nghiệm khoa học. Cả hai loại tri thức này có quan hệ mật thiết, xâm nhập lẫn nhau tạo ra tính phong phú, sinh động của nhận thức kinh nghiệm

b) Nhận thức lý luận (còn gọi là lý luận) là nhận thức gián tiếp, trừu tượng và khái quát về bản chất và quy luật của sự vật, hiện tượng. Nhận thức lý luận được hình thành trên cơ sở tổng kết nhận thức kinh nghiệm. Cái khác của nhận thức lý luận so với nhận thức kinh nghiệm nằm ở chỗ, nhận thức lý luận có chức năng phản ánh gián tiếp, có tính khái quát và trừu tượng cao. Nhận thức lý luận chỉ tập trung phản ánh cái bản chất mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng. Do vậy, tri thức lý luận (kết quả của nhận thức lý luận) là sự thể hiện chân lý sâu sác, chính xác và có hệ thống hơn nhận thức kinh nghiệm

c) Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận thức khác nhau, trong đó nhận thức kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức lý luận, cung cấp cho nhận thức lý luận những tư liệu cụ thể nhưng phong phú. Nhận thức kinh nghiệm là dạng nhận thức còn bị hạn chế ở sự miêu tả, phân loại các sự kiện, dữ kiện đã thu được từ sự quan sát và thí nghiệm trực tiếp. Do vậy, nhận thức kinh nghiệm “tự nó không bao giờ chứng minh được tính tất yếu”. Nhận thức lý luận không xuất hiện một cách tự phát từ nhận thức kinh nghiệm. Tính độc lập tương đối của nhận thức lý luận nằm ở chỗ, lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm, hướng dẫn sự chọn lọc những tri thức kinh nghiệm có giá trị, lựa chọn những kinh nghiệm hợp lý để phục vụ cho hoạt động thực tiễn, thông qua đó những tri thức kinh nghiệm từ chỗ là cái cụ thể, riêng lẻ, đơn nhất được nâng lên thành những tri thức khái quát, phổ biến. Nắm vững bản chất, chức năng của từng loại nhận thức và mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm với nhận thức lý luận giúp khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều. Nếu tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức kinh nghiệm “mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”39. Nếu tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức lý luận, dễ dẫn đến bệnh giáo điều

2) Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học. Căn cứ vào tính tự phát hay tự giác của sự phản ánh bản chất của đối tượng nhận thức, người ta chia nhận thức thành nhận thức thông thường và nhận thức khoa học

a) Nhận thức thông thường (có tính tự phát) là nhận thức hình thành tự phát,

trực tiếp từ hoạt động hàng ngày của con người. Loại nhận thức này phản ánh sự vật, hiện tượng xẩy ra với tất cả những đặc điểm chi tiết, cụ thể và những sắc thái khác nhau của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, nhận thức thông thường mang tính phong phú, gắn liền với những quan niệm sống thực tế hàng ngày, chi phối hoạt động của mọi người trong xã hội

Một phần của tài liệu Ôn thi môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 63 - 65)