CHƯƠNG 3 CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu Ôn thi môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 76 - 78)

IV. LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG

b. Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn

CHƯƠNG 3 CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một bộ phận triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin; là học thuyết xã hội học chung; là khoa học về những quy luật chung và đặc thù của sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội. Với tư cách là quan niệm triết

học duy vật về lịch sử (xã hội loài người), chủ nghĩa duy vật lịch sử gắn trong mình những nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong các lĩnh vực của xã hội.

Nguyên tắc bản thể luận chính của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính thứ nhất của vật chất và tính thứ hai của ý thức được cụ thể hoá trong chủ nghĩa duy vật lịch sử là sự khẳng định tính thứ nhất của tồn tại xã hội và tính thứ hai của ý thức xã hội. Trong hệ thống các quan hệ xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử chọn quan hệ vật chất và khẳng định chúng quy định các quan hệ tư tưởng. Cơ sở thực tiễn của sự lựa chọn đó là yếu tố đơn giản và tất yếu rằng, con người trước khi nghiên cứu khoa học, chính trị, triết học, tôn giáo v.v cần phải ăn, uống, mặc, ở v.v và rằng, trong quá trình sản xuất ra lợi ích vật chất cho xã hội, con người thể hiện mình trong những mối quan hệ độc lập với ý chí của họ- là quan hệ sản xuất. Sản xuất vật chất xã hội tạo cơ sở vật chất (cơ sở hạ tầng) của xã hội, trên đó, xây dựng lên kiến trúc thượng tầng tư tưởng và chính trị của xã hội. Theo V.I.Lênin, chỉ có những khái quát như thế mới đưa lại khả năng chuyển hoá từ sự miêu tả (và sự đánh giá từ góc độ lý tưởng) các hiện tượng xã hội đến sự phân tích chúng một cách khoa học, phân chia, nói thí dụ, cái gì đã làm cho một nước tư bản này khác với một nước tư bản khác và nghiên cứu những gì là cái chung của tất cả các nước tư bản đó. Đến lượt mình, sự thay đổi của các thời đại trong lịch sử xã hội loài người thể hiện là quá trình chuyển hoá tiến bộ mang tính quy luật từ thời đại tới thời đại của các phương thức sản xuất. Nguyên nhân sự thay đổi giữa các phương thức sản xuất là mâu thuẫn giữa trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (là nội dung bên trong của quá trình phát triển) với quan hệ sản xuất (là hình thức bên ngoài của quá trình phát triển).

Chủ nghĩa duy vật lịch sử- đó là sự tự nhận thức về xã hội mang tính khoa học, là học thuyết về thế giới quan- tổng hợp và lý luận- cho dự báo sự phát triển của thực tiễn xã hội. Trong sự nghiệp đổi mới xã hội xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ

quan trọng là cuộc đấu tranh không khoan nhượng với bệnh giáo điều và tầm thường hoá chủ nghĩa duy vật lịch sử; khắc phục những quan niệm xa rời cuộc sống. Phát triển sáng tạo- đó là một trong những điều kiện cần thiết để làm sinh động chủ nghĩa xã hội nhân đạo và dân chủ; cho những thành công của phong trào giải phóng của quần chúng41.

Một phần của tài liệu Ôn thi môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 76 - 78)