Các hình thức cơ bản của phép biện chứng

Một phần của tài liệu Ôn thi môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 28 - 30)

I. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng

Phép biện chứng xuất hiện từ thời cổ đại và từ đó đến nay, lịch sử phát triển của nó đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, gắn liền với sự phát triển của khoa học, của thực tiễn và nhận thức của con người.

- Phép biện chứng mộc mạc, chất phác cổ đại thể hiện trong các học thuyết triết học cổ đại. Trong Đạo Phật, quan niệm về nhân duyên, vô ngã, vô thường chứa đựng nhiều tư tưởng biện chứng khá sâu sắc. Trong thuyết Âm-Dương, Âm và Dương tồn tại trong mối liên hệ quy định lẫn nhau tạo ra sự thống nhất giữa cái bất biến với cái biến đổi; giữa cái duy nhất với cái số nhiều, đa dạng, phong phú. Trong thuyết Ngũ hành, năm yếu tố Kim-Mộc-Thuỷ-Hoả-Thổ tồn tại trong mối liên hệ tương sinh, tương khắc; chúng ràng buộc, quy định lẫn nhau, tạo ra sự biến đổi trong vạn vật. Lão Tử (khoảng thế kỷ VI tr.c.n) cho rằng vạn vật bị chi phối bởi hai luật phổ biến là quân bình và phản phục. Luật quân bình luôn giữ cho sự vận động của vạn vật được cân bằng theo một trật tự điều hoà trong tự nhiên, không có gì thái quá, không có gì bất cập. Luật phản phục nói rằng, cái gì phát triển tột độ thì sẽ trở thành cái đối lập với nó v.v. Các nhà “biện chứng bẩm sinh” tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại là Hêraclít (540-480 tr.c.n), Xôcrát (470-399 tr.c.n), Platôn (427-347 tr.c.n), Arixtốt (384-322 tr.c.n) v.v. Theo Hêraclít, thế giới vật chất tồn tại trong sự hình thành, vận động vĩnh viễn của sự thống nhất giữa các mặt đối lập; cũng giống như sự chuyển động, đều trôi đi, chảy đi của một con sông mà ông đã xây dựng trong “Học thuyết về dòng chảy” của mình và ông đã xây dựng được một số phạm trù của phép biện chứng như lôgôs (gồm lôgôs chủ quan và lôgôs khách quan) để luận bàn về những quy luật khách quan của thế giới vật chất và coi đó là nội dung cơ bản của phép biện chứng. Xôcrát, người đầu tiên sử dụng thuật ngữ biện chứng theo nghĩa là nghệ thuật tranh luận, hướng các bên cùng quan tâm tới vấn đề đang tranh luận với mục đích đạt được chân lý bằng con đường đối lập các ý kiến của họ qua hình thức hỏi-đáp. Tư tưởng này đã được phát triển hơn trong quan niệm biện chứng của Platôn; ông cho rằng phép biện chứng là nghệ thuật

tìm ra các khái niệm đúng, là thao tác lôgíc phân chia và gắn kết các khái niệm bằng công cụ hỏi-đáp để xác định đúng các khái niệm đó. Arixtốt đưa ra nhiều tư tưởng về phạm trù, quy luật và xây dựng các hình thức cơ bản của tư duy; đặc biệt là lôgíc hình thức. “Những nhà triết học cổ Hy Lạp đều là những nhà biện chứng bẩm sinh, tự phát, và Arixtốt, bộ óc bách khoa nhất trong các nhà triết học ấy cũng đã nghiên cứu những hình thức căn bản nhất của tư duy biện chứng”16. Ph. Ăngghen khẳng định “Hình thức thứ nhất là triết học Hy Lạp. Trong triết học này, tư duy biện chứng xuất hiện với tính chất thuần phác tự nhiên chưa bị khuấy động bởi những trở ngại đáng yêu”17 và đánh giá phép biện chứng Hy Lạp cổ đại “nếu về chi tiết, chủ nghĩa siêu hình là đúng hơn so với những người Hy Lạp, thì về toàn thể những người Hy Lạp lại đúng hơn so với chủ nghĩa siêu hình”. Cho dù còn nhiều hạn chế, nhưng nhìn chung, phép biện chứng cổ đại đã coi thế giới là chỉnh thể thống nhất; giữa các bộ phận của thế giới có mối liên hệ qua lại, thâm nhập, tác động và quy định lẫn nhau, không ngừng vận động, phát triển. Những nội dung tư tưởng cơ bản của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại là cơ sở để phép biện chứng phát triển lên các hình thức cao hơn.

- Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức ra đời vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX; khởi đầu từ Cantơ (1724-1804), qua Phíctơ (1762- 1814), Sêlinh (1775-1854) và phát triển đến đỉnh cao cả về hình thức lẫn nội dung trong phép biện chứng duy tâm của Hêghen (1770-1831), người đã "lần đầu tiên đặt toàn bộ thế giới tự nhiên, thế giới lịch sử và thế giới tinh thần vào dạng quá trình, nghĩa là trong sự vận động, thay đổi, cải biến và phát triển không ngừng, và thử mở ra mối liên hệ bên trong sự vận động và phát triển đó"18. Ph.Ăngghen khẳng định đây là “hình thức thứ hai của phép biện chứng, hình thức quen thuộc

16 C.Mác v Ph.à Ăngghen: To n tà ập, 2004, t.20, tr. 3417 C.Mác v Ph.à Ăngghen: To n tà ập, 2004, t..20, tr. 491 17 C.Mác v Ph.à Ăngghen: To n tà ập, 2004, t..20, tr. 491 18 C.Mác v Ph.à Ăngghen: To n tà ập, 2004, t..20, tr..23

nhất với các nhà khoa học tự nhiên Đức, là triết học cổ điển Đức từ Cantơ đến Hêghen”19

Trong triết học Hêghen, phép biện chứng duy tâm được phát triển đến đỉnh cao với hình thức và nội dung phong phú. Về hình thức, phép biện chứng duy tâm của Hêghen đã bao quát cả ba lĩnh vực, bắt đầu từ các phạm trù lôgíc thuần tuý đến lĩnh vực tự nhiên và kết thúc bằng biện chứng của toàn bộ quá trình lịch sử. Về nội dung, Hêghen chia phép biện chứng thành tồn tại, bản chất và khái niệm. Tồn tại là cái vỏ bên ngoài, trực tiếp, nông nhất mà con người có thể cảm giác và được cụ thể hoá trong các phạm trù chất, lượng và độ. Bản chất là tầng gián tiếp của thế giới, không thể nhận biết được bằng cảm giác, tồn tại trong mâu thuẫn đối lập với chính mình và được thể hiện trong các phạm trù hiện tượng-bản chất, hình thức-nội dung, ngẫu nhiên-tất yếu, khả năng-hiện thực v.v. Còn khái niệm (mà hiện thân của nó là giới hữu cơ, sự sống) là sự thống nhất giữa tồn tại với bản chất, là cái vừa trực tiếp (có thể cảm giác được), vừa gián tiếp (không thể cảm giác được), được thể hiện trong các phạm trù cái phổ quát, cái đặc thù, cái đơn nhất. Phép biện chứng trong giai đoạn này là sự phát triển, nghĩa là sự chuyển hoá từ cái trừu tượng đến cái cụ thể; từ chất này sang chất khác được thực hiện nhờ giải quyết mâu thuẫn. Phát triển được coi là sự tự phát triển tịnh tiến của ý niệm tuyệt đối, từ tồn tại đến bản chất, từ bản chất đến khái niệm, trong đó khái niệm vừa là chủ thể, khách thể, vừa là ý niệm tuyệt đối. Hêghen coi phát triển là nguyên lý cơ bản nhất của phép biện chứng với phạm trù trung tâm là tha hoá và khẳng định tha hoá được diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc trong cả tự nhiên, xã hội và tinh thần.

Như vậy, các nhà biện chứng cổ điển Đức, mà Hêghen là điển hình, đã áp dụng phép biện chứng vào nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội; qua đó đã xây dựng được hệ thống phạm trù, quy luật chung, thống nhất, có lôgíc chặt chẽ của nhận thức tinh thần, và trong nghĩa nào đó, là của cả hiện thực vật

Một phần của tài liệu Ôn thi môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w