Khái niệm cách mạng xã hội và nguyên nhân của nó

Một phần của tài liệu Ôn thi môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 101 - 102)

V. VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI CÓ ĐỐI KHÁNG GIAI CẤP

a. Khái niệm cách mạng xã hội và nguyên nhân của nó

- Khái niệm cách mạng xã hội dùng để chỉ sự biến đổi có tính bước ngoặt và căn bản về chất trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; là bước nhảy trong sự phát triển của xã hội. Kết quả của cách mạng xã hội là sự thay thế một hình thái kinh tế- xã hội này bằng một hình thái kinh tế-xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn.

- Cách mạng xã hội có nguyên nhân từ sự phát triển khách quan của lực lượng sản xuất, con người tất yếu phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ đã trở thành xiềng xích của lực lượng sản xuất và thay thế bằng một kiểu quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã thay đổi và mở đường cho lực lượng sản xuất đó phát triển. Việc xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay thế bằng quan hệ sản xuất mới đồng nghĩa với sự diệt vong của phương thức sản xuất cũ, đã lỗi thời và sự ra đời của phương thức sản xuất mới, phù hợp với lực lượng sản xuất mới. Phương thức sản xuất mới ra đời kéo theo sự thay đổi của các yếu tố của kiến trúc thượng tầng, trong

đó có nhà nước. Bởi vậy, cách mạng xã hội là bước phát triển nhảy vọt căn bản không những chỉ của phương thức sản xuất mà còn của toàn bộ các lĩnh vực trong đời sống xã hội.

- Quan hệ giữa cái khách quan với cái chủ quan trong cách mạng xã hội.

Cái (điều kiện) khách quan là những hoàn cảnh đã hình thành và đang tồn tại độc lập với ý chí con người; là những yếu tố cần thiết tạo thành tình thế cách mạng. Tình thế cách mạng là sự chín muồi của mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, biểu hiện thành mâu thuẫn giai cấp trong xã hội dẫn đến đảo lộn nền tảng kinh tế-xã hội; tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị khiến cho sự thay thế thể chế chính trị đó bằng một thể chế chính trị khác tiến bộ hơn là một thực tế không thể đảo ngược. Tình thế cách mạng là trạng thái đặc biệt của điều kiện khách quan của cách mạng xã hội48. Theo V.I.Lênin, tình thế cách mạng có những đặc trưng sau

1) Giai cấp thống trị lâm vào cuộc khủng hoảng làm cho chúng không thể thống trị như cũ được nữa

2) Đời sống của quần chúng nhân dân bị đẩy vào tình trạng quẫn bách hơn mức bình thường

3) Do những nguyên nhân trên, trình độ giác ngộ về chính trị và tính tích cực của quần chúng được nâng lên rõ rệt

Cái (yếu tố) chủ quan trong cách mạng xã hội là hoạt động của con người tác động vào hoàn cảnh khách quan để biến đổi nó. Những nhân tố chủ quan tác động đến cách mạng xã hội gồm trình độ tổ chức; độ quyết tâm giai cấp trong cuộc cách mạng xã hội v.v. Trong cách mạng vô sản, nhân tố chủ quan được thể hiện ở trình độ trưởng thành của phong trào công nhân, quần chúng lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; ý chí của quần chúng nhân dân sẵn sàng đứng lên lật đổ nhà

48 Tình thế cách mạng l sà ự chín muồi của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất. Đấu tranhgiai cấp dẫn đến những đảo lộn sâu sắc trong nền tảng kinh tế-xã hội của nh nà ước, khiễn cho việc thay thế thể

Một phần của tài liệu Ôn thi môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w