Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện có

Một phần của tài liệu Trình bày phương pháp luận xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp phân tích các căn cứ xây dựng chiến lược phát triển của công ty cổ phần xây lắp đường ống bể chứa dầu khí h (Trang 56 - 63)

Trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, điều kiện cạnh tranh đang ngày càng trở nên gay gắt. Để có thể quản trị tốt thị trường, khách hàng và mục tiêu kinh doanh của đơn vị mình, các doanh nghiệp cần xác định được đối thủ cạnh tranh một cách cụ thể và chính xác. Qua việc phân tích các đối thủ hiện tại và các đối thủ tiềm năng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể thấy được tầm quan trọng, cũng như cách xác định, nhận dạng đối thủ cạnh tranh, để từ đó giúp doanh nghiệp quản trị đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn.

Xây lắp chuyên ngành hiện nay của Công ty PVC-PT có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành dầu khí và các đối thủ ngoài ngành. Tuy nhiên, để có thể tập trung làm rõ việc hoạch định chiến lược cho lĩnh vực dịch vụ chủ yếu và quan trọng nhất của Công ty, trong phần phân tích đối thủ cạnh tranh và trong khuôn khổ của luận văn của mình, tôi lựa chọn việc tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh lĩnh vực gia công chế tạo cơ khí và xây lắp.

i) Các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực Xây lắp

Là lĩnh vực xây lắp chuyên ngành đòi hỏi một sự đầu tư lớn, nhiều công trình đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, thi công rất phức tạp, phải có trang thiết bị hiện đại, trình độ nhân lực cao từ khâu thiết kế, xây lắp và chuyển giao. Nếu xét trong phạm vi các công ty thành viên của Tổng Công ty PVC chuyên xây lắp các công trình côngnghiệp và dân dụng cho ngành dầu khí thì Công ty PVC-PT hiện là một trong những đơn vị đứng đầu cả nước về xây lắp chuyên ngành. Bên cạnh đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có chủ trương tại Nghị quyết 233/NQ-ĐU ngày 17/3/2009 và Chỉ thị 2697/CT-DKVN ngày 01/4/2010 nhằm phát huy và phát triển nội lực tăng cường và ưu tiên sử dụng các dịch vụ của các đơn vị trong Tập đoàn.

Cho đến nay Nghị quyết trên đã được quán triệt tới toàn thể các đơn vị trong ngành. Tuy vậy, để làm rõ hơn bức tranh cạnh tranh trong lĩnh vực này khi chính sách có sự thay đổi, tôi lựa chọn ba đối thủ cạnh tranh điển hình để làm cơ sở so sánh khả năng cạnh tranh của Công ty trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành dầu khí như sau: ™ Công ty Cổ phần Kết cấu Kim loại và lắp máy Dầu khí Vũng Tàu

Công ty Kết cấu Kim loại & Lắp máy Dầu khí (PVC-MS) là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập năm 1983 với chức năng cung cấp các dịch vụ chuyên ngành công nghiệp dầu khí, dân dụng và các ngành công nghiệp khác.

Hơn 25 năm xây dựng và phát triển, PVC-MS lớn mạnh không ngừng với một đội ngũ công nhân viên trên 900 người trong đó có hơn 200 cán bộ có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư được đào tạo trong và ngoài nước và trên 220 thợ hàn có chứng chỉ Quốc tế. Ngoài ra, PVC-MS sở hữu nhiều chủng loại trang thiết bị đồng bộ, một xưởng cơ khí và một bãi cảng chế tạo kết cấu kim loại hiện đại đang được xây dựng và sẽ sớm được đưa vào sử dụng.

PVC-MS đã thi công hàng trăm công trình lớn nhỏ trên khắp mọi miền đất nước, trong đó có nhiều công trình đạt tiêu chuẩn Quốc tế (ASME, API, AWS….). Sản phẩm truyền thống của PVC-MS là các kết cấu giàn khoan, bồn bể, đường ống công nghệ và các tuyến ống dẫn cho ngành công nghiệp Dầu khí. Hầu hết các chân đế, khối thượng tầng cho các giàn khoan dầu khí tại Việt Nam đều do Công ty chế tạo. (Nguồn: PVC-MS.VN)

™ Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng Dầu khí

Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng dầu khí (PVC-IC) là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Trải qua hơn 26 năm hình thành và phát triển, đến nay PVC-IC đã khẳng định được vị thế và sự lớn mạnh của mình trong đầu tư xây dựng công nghiệp và dân dụng của ngành dầu khí và của đất nước. Vươn lên trở thành Tổng thầu EPC, có đủ năng lực và kinh nghiệm xây dựng các công trình có quy mô từ 4 tầng hầm và hơn 30 tầng nổi. PVC-IC đã và đang đổi mới công tác điều hành, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần về các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tiếp tục

đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ thi công. Hướng tới mục tiêu phát triển ổn định, bền vững, Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng dầu khí luôn đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm cung cấp, xem chất lượng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động cũng như sự sống còn của công ty.

Với khả năng tài chính cùng với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008, Công ty PVC-IC đã, đang và sẽ trở thành một công ty mạnh trong ngành xây dựng Việt Nam, sẵn sàng nhận thầu và tham gia xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước. (Nguồn: PVC-IC.VN)

™ Tổng Công ty lắp máy Việt Nam

Tổng công ty lắp máy Việt Nam (tên gọi tắt: LILAMA) - là doanh nghiệp Nhà nước, thành lập năm 1960 cho nhiệm vụ khôi phục nền công nghiệp của đất nước sau chiến tranh. Trong những năm từ 1975, LILAMA đã lắp đặt nhiều nhà máy thủy điện từ Thác Bà, nhiệt điện Uông Bí, Ninh Bình đến các nhà máy của khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình v.v...Góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng XHCN ở miền Bắc. LILAMA đã lắp đặt thành công và đưa vào sử dụng hàng nghìn công trình lớn nhỏ trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế như: thủy điện Hòa Bình, Trị An, xi măng Bỉm Sơn, Kiên Lương, các trạm biến áp truyền tải điện 500Kv Bắc - Nam ...

Cuối năm 1995, chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty, LILAMA đã có những bước đột phá ngoạn mục sang lĩnh vực chế tạo thiết bị và kết cấu thép cho các công trình công nghiệp và đã thực hiện thành công các hợp đồng chế tạo thiết bị cho các nhà máy: xi măng ChinFong, Nghi Sơn, Hoàng Mai... trị giá hàng trăm triệu USD.

Bằng sự lớn mạnh về mọi mặt và những đóng góp xứng đáng trong những năm qua, năm 2000 nhà nước đã tin tưởng giao cho LILAMA làm Tổng thầu EPC thực hiện các dự án: nhiệt điện Uông Bí 300MW: nhiệt điện Cà Mau (chu trình hỗn hợp) 720 MW: và thắng thầu gói 2 & 3 nhà máy lọc dầu Dung Quất... từ khảo sát, thiết kế đến chế tạo thiết bị và tổ chức quản lý xây lắp. Sự kiện này đã đưa LILAMA lên tầm cao mới, trở thành nhà thầu EPC đầu tiên của đất nước giành lại

ngôi vị làm chủ từ các nhà thầu nước ngoài. LILAMA đã khẳng định được khả năng này bằng việc đứng đầu các tổ hợp các nhà thầu Quốc tế, đấu thầu và thắng thầu hợp đồng EPC dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất trị giá trên 230 triệu USD.

Hiện nay, với 20.000 CBCNV của 20 công ty thành viên, 1 Viện nghiên cứu công nghệ Hàn, 2 trường đào tạo CNKT, với đội ngũ trên 2.500 kỹ sư và 2.000 thợ

hàn có chứng chỉ quốc tế yêu nghề được trang bị đầy đủ phương tiện thiết kế, chế

tạo, thi công tiên tiến và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 ở Tổng công ty, ISO 9002 tại các công ty thành viên, khẳng định LILAMA sẽ luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu trong công cuộc xây dựng kinh tế, góp phần xứng đáng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. (Nguồn http://www.lilama.com.vn/Home/About.aspx).

Tóm lại: Mặc dầu được sự quan tâm giúp đỡ của Tổng Công ty PVC và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam luôn luôn tạo điều kiện cho các đơn vị trong nghành Dầu khí phát triển ổn định, không ngừng tăng trưởng chiều sâu nhằm nâng cao vị thế của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn. Tuy nhiên là đơn vị Xây lắp chuyên ngành nhận được nhiều sự ưu đãi nhưng bản thân Công ty PVC-PT cũng có rất nhiều đối thủ trong ngành cạnh tranh điển hình như PVC-IC và PVC-MS là các đơn vị có chuyên ngành xây lắp giống PVC-PT mà cũng nhận được nhiều sự ưu ái của Tập đoàn và Tổng Công ty PVC. Do vậy hơn lúc nào hết là PVC-PT phải sớm có các chiến lược phát triển hợp lý, tăng cường nâng cao năng lực thiết bị, năng lực tài chính để khẳng định thương hiệu và uy tín của mình trong xây lắp chuyên ngành để không những cạnh tranh trực tiếp với các đơn vị trong ngành mà còn cạnh tranh với các đơn vị khác ngoài ngành như Lilama, Vinaconex,...

Để so sánh ưu thế cạnh tranh của công ty PVC-PT so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành xây lắp dầu khí, một nhóm chuyên gia gồm 37 người trong ngành xây lắp dầu khí đã được mời lấy ý kiến về một số các tiêu chí phản ánh lợi thế cạnh tranh của các công ty PVC-IC, PVC-MS, LILAMA và công ty PVC-PT. Với tiêu chí đánh giá 4 điểm là mạnh nhất và 1 điểm là yếu nhất, kết quả đánh giá của nhóm chuyên gia được thể hiện trong bảng 2.5. Mẫu phiếu ý kiến chuyên gia và danh sách chuyên gia được trình bày trong Phụ lục 1 và 2.

Bảng 2.5: Ưu thế cạnh tranh các đối thủ trong ngành so với công ty St Tiêu chí đánh giá

Thứ hạng đánh giá của từng công ty Công ty PVC-IC Công ty PVC-MS Công ty LILAMA Công ty PVC-PT

1 Kinh nghiệm quản lý 3 2 1 4

2 Tính đa dạng sản phẩm trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành 2 3 4 1 3 Trình độ lao động và năng lực quản lý 3 1 2 4

4 Tiến độ thực hiện công

trình 1 3 4 2

5 Chỉ số an toàn 3 2 4 1

6 Thương hiệu chuyên

ngành xây lắp 2 1 5 3

7 Mạng lưới mareting 3 2 1 4

Xếp hạng Thứ 2 Thứ 1 Thứ 4 Thứ 3

Qua Bảng 2.5, chúng ta có thể thấy ưu thế cạnh tranh các đối thủ trong xây lắp chuyên ngành, Công ty PVC-PT đứng ở vị trí số 3 so với các đối thủ cạnh tranh chính, đứng sau Công ty PVC-MS và Công ty PVC-IC là những đơn vị xây lắp có uy tín và thương hiệu lớn trong các công trình trọng điểm của ngành dầu khí. So với các công ty này, Công ty đang thua kém về mặt trình độ quản lý, trình độ lao động, năng lực quản lý và công tác marketing. Công ty kém hơn so với các đối thủ có kinh nghiệm nhiều năm, có tiềm lực tài chính hùng hậu. Bên cạnh đó khả năng marketing của Công ty ở các công trình ngoài ngành Dầu khí vẫn còn yếu, do đội ngũ CBCNV vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giới thiệu tiềm năng xây lắp của mình, trong khi đó hai công ty trên là những công ty nổi tiếng trên thị trường hiện nay, có kinh nghiệm lâu năm, vì thế thương hiệu của họ đã tạo được uy tín và sự tín nhiệm rất lớn của khách hàng trong và ngoài ngành. Đồng thời qua việc dự đoán nhu cầu xây lắp các công trình trọng đểm của ngành dầu khí thời gian tới tại Việt Nam là rất lớn và đây chính là cơ hội cho Công ty PVC-PT phát triển chuyên ngành chính yếu của mình. Để có thể trúng thầu, nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho Công ty trong thời gian tới là tăng cường công tác marketing, trong đó tập trung vào các khách hàng truyền thống, các khách hàng mà Công ty đã khẳng được uy tín xây lắp

chuyên ngành qua một số công trình đã thực hiện. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác đầu tư mua sắm máy móc thiết bị chuyên ngành, cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường, tận dụng tối đa các cơ hội để phát triển.

ii) Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Trong quá trình hội nhập, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO, cùng với chính sách mở cửa, thu hút đầu tư xây dựng sẽ tạo điều kiện cho Công ty phát huy tốt hơn trong lĩnh vực xây lắp. Tuy nhiên thách thức đối với Công ty cũng không nhỏ vì hiện nay Công ty cũng như một số công ty khác trong ngành vẫn còn được nhận sự hỗ trợ về đấu thầu (chủ yếu chỉ định thầu), tài chính và các chế độ ưu đãi khác từ Chính phủ và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Trở thành thành viên chính thức của WTO nên theo lộ trình hội nhập, trong tương lai các chính sách hỗ trợ sẽ không còn và Công ty buộc phải bước vào cuộc cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ mới cả trong và ngoài nước, đặc biệt là các nhà thầu phụ/nhà cung cấp hiện nay của Công ty sẽ có khả năng lớn trở thành đối thủ của Công ty trong tương lai, vì họ có thể chủ động ký hợp đồng trực tiếp với Chủ đầu tư cung với tiến độ thi công, chất lượng công trình cao và giá cả hợp lý. Do lĩnh vực xây lắp chuyên ngành là chuyên ngành chủ yếu của Công ty nên các nhà thầu phụ cũng là các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong quá trình phát triển và hội nhập.

Chính vì thế, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ là mối đe dọa lớn cho PVC-PT trong việc hoạch định phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, khi mà các rào cản thương mại được dỡ bỏ theo lộ trình hội nhập WTO. Do đó, Công ty cần có sự nỗ lực hơn nữa trong việc bảo đảm uy tín của Công ty đối với chủ đầu tư, tăng cường mở rộng hợp tác, mở rộng thị trường, duy trì mối quan hệ tốt đẹp chủ đầu tư truyền thống bên cạnh việc xúc tiến tìm kiếm thêm khách hàng mới.

Hiện nay, có rất nhiều công ty xây lắp chiếm hầu hết thị phần trong ngành dầu khí như PVC-IC, PVC-MS, LILAMA, PTSC,... Sự cạnh tranh

đang diễn ra gay gắt giữa các công ty, đặc biệt là PVC-IC, PVC-MS. Đây là hai đối thủ mạnh của PVC-PT phải cạnh tranh rất mạnh mẽđể chiếm lĩnh thị

trường tại Vũng tàu nói riêng và các khu vực lân cận như Đồng Nai, Tp Hồ

một ma trận hình ảnh cạnh tranh với trên 14 tiêu chí đánh giá và phân loại giữa PVC-PT với hai đối thủ trên. Với tiêu chí đánh giá điểm 4 là sức cạnh tranh mạnh nhất và điểm 1 là sứ cạnh tranh yếu nhất. Mức độ cạnh tranh quan trọng chủ yếu được xác định dựa trên ý kiến chuyên gia. Kết quả đánh giá phân loại căn cứ trên mẫu phân tích từ các ý kiến chuyên gia (có kèm trong phần phụ lục 1 và 2) được thể hiện ở bảng 2.6. Bảng 2.6: Ma trận hình ảnh cạnh tranh St Tiêu chí Mức độ quan trọng chủ yếu

Đánh giá phân loại

PVC-PT PVC-MS PVC-IC Sức cạnh tranh Tổng điểm Sức cạnh tranh Tổng điểm Sức cạnh tranh Tổng điểm 1 Chất lượng sản phẩm 0.08 4 0.32 3 0.24 2 0.16

2 Tiến độ thi công 0.08 2 0.16 4 0.32 3 0.24

3 An toàn lao động 0.07 4 0.28 3 0.21 2 0.14

4 Quản lý điều hành 0.07 2 0.14 3 0.21 4 0.28

5 Năng lực tài chính 0.07 2 0.14 4 0.28 3 0.21

6 Máy móc thiết bị thi

công 0.07 2 0.14 3 0.21 4 0.28

7 Đào tạo huyến luyện 0.06 4 0.24 3 0.18 2 0.12

8 Thị phần 0.06 2 0.12 4 0.24 3 0.18 9 Đội ngũ sản xuất 0.07 2 0.14 4 0.28 3 0.21

Một phần của tài liệu Trình bày phương pháp luận xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp phân tích các căn cứ xây dựng chiến lược phát triển của công ty cổ phần xây lắp đường ống bể chứa dầu khí h (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)