Phân tích các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, luật pháp

Một phần của tài liệu Trình bày phương pháp luận xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp phân tích các căn cứ xây dựng chiến lược phát triển của công ty cổ phần xây lắp đường ống bể chứa dầu khí h (Trang 47)

Tốc độ tăng trưởng GDP có tầm quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân quyết định tầm quan trọng này là sự tăng trưởng GDP tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu khác như tăng trưởng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống của người dân...

Việc áp dụng thống nhất Luật Đầu tư đối với cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài - phù hợp hơn với thực tiễn của đất nước và với thông lệ quốc tế, đã tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp. Đồng thời, theo đó, loại hình doanh nghiệp được mở rộng, đa dạng dễ dàng cho nhà đầu tư lựa chọn phù hợp với ý định kinh doanh của mình. Đây cũng là thời kỳ mà cơ sở hạ tầng đầu tư trong những năm qua đã bước đầu phát huy được tác dụng.

Tốc độ tăng trưởng GDP cao đã thúc đẩy các Doanh nghiệp trong lĩnh vực Dầu khí hoạt động hiệu quả hơn. Các Công ty dầu khí nước ngoài ngày càng quan tâm và tăng cường đầu tư thăm dò và khai thác các mỏ dầu khí mới của Việt Nam.

Công ty PVC-PT là đơn vị xây lắp chuyên ngành nên việc tăng trưởng GDP chính là cơ hội cho Công ty để cung cấp nhiều hơn các dịch vụ hiện có của mình cho các khách hàng trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, đây cũng sẽ là thách thức đối với Công ty trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành vì sự tham gia ngày càng nhiều các công ty dầu khí lớn của nước ngoài, công ty liên doanh dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

2.3.1.2. Phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát

Lạm phát là một vấn đề rất nhạy cảm và có tác động rất lớn đến nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay lạm phát đang ở rất cao thật sự đã tác động rất lớn đến nền kinh tế, nó làm cho lãi suất tăng, lãi suất tăng làm giảm đầu tư và khi đầu tư giảm sẽ dẫn đến giảm tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước.

Lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc đầu tư xây dựng mới các dự án dầu khí, đóng mới các trang thiết bị phục vụ sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án thăm dò, khai thác, lọc hoá dầu, khí của các nhà thầu dầu khí mà Công ty PVC-PT là đối tác xây lắp chuyên ngành do giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, các chi phí liên quan đều tăng làm giảm sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

2.3.1.3. Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất, tỷ giá

Để đối phó với mức lạm phát cao như hiện nay, đối với bất cứ quốc gia nào, biện pháp chủ yếu vẫn là thắt chặt tiền tệ. Mà thắt chặt tiền tệ, dù bằng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay tăng lãi suất chỉ đạo của ngân hàng trung ương, đều dẫn tới làm tăng lãi suất trên thị trường. Việc tăng lãi suất là cơ hội cho người dân khi gửi tiền tiết kiệm và tạo cơ hội cho Ngân hàng khi huy động được số lượng lớn tiền nhàn rỗi trong dân, khuyến khích hạn chế việc tiêu dùng trong ngắn hạn để hưởng lợi từ tiết kiệm chi tiêu. Tuy nhiên đó lại là mối đe dọa cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vì đương nhiên khi vay vốn, chi phí trả lãi cao hơn, buộc họ phải cân nhắc nên vay vốn đầu tư hay không, vào những dự án nào để có thể hoàn trả nợ với mức lãi suất mới. Từ đó làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp không có lợi thế về vốn, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đầu tư mở rộng sản xuất. Đối với những người đã đầu tư và đã vay vốn, chi phí kinh doanh tăng và lợi nhuận giảm bớt làm họ buộc phải tiết giảm các chi phí khác để có thể tồn tại và cạnh tranh tốt trên thị trường.

Việc tăng lãi suất là nguy cơ cho sự phát triển của Công ty PVC-PT vì định hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai là tổ chức đầu tư các dự án chuyên ngành và mua mới các trang thiết bị phục vụ sản xuất để bổ sung cho các thiết bị cũ hiện không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường và đa phần trong đó phải đi vay từ Ngân hàng.

Việc Ngân hàng Nhà nước luôn duy trì và giữ ổn định tỷ giá USD/VND trong khoảng +/-1% trong những năm gần đây và vừa rồi mới điều chỉnh tăng lên +/-2% trong khi lạm phát đã tăng khoảng 35% trong thời gian 3 - 4 năm trở lại đây đã khiến cho dẫn đến hậu quả tất yếu là thâm hụt thương mại và thâm hụt vãng lai ngày càng lớn, từ đó tạo sức ép tăng cầu ngoại tệ, tăng tỷ giá hối đoái. Trong khi đó,

vì lạm phát cao, Ngân hàng không dám điều chỉnh tăng tỷ giá hối đoái và càng để lâu tình trạng không nới lỏng này thì càng hàm chứa một cú sốc về tỷ giá. Đó là một rủi ro tiềm ẩn.

Việc tỷ giá hối đoái ổn định và tăng không đáng kể dưới chính sách điều hành quyết liệt và mạnh tay của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian vừa qua đã không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh chung của Công ty PVC-PT.

2.3.1.4. Phân tích ảnh hưởng của các sự kiện chính trị

Sự thay đổi của các sự kiện chính trị trong nước và quốc tế đều có những ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Việc gia nhập WTO đã mang lại cho kinh tế Việt Nam những luồng gió mới. Đó là, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, việc cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng được đẩy mạnh hơn, môi trường pháp lý của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Uy tín của Việt Nam đã tăng lên nhờ hệ thống pháp luật quy định rõ ràng và minh bạch hơn theo quy định chung của WTO

Đối với ngành Dầu khí, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo nhiều cơ hội để thu hút các công ty dầu khí lớn của nước ngoài tham gia đầu tư trong lĩnh vực thăm dò khai thác, chế biến, tràng trữ, tiêu thụ rất phát triển. Do vậy việc phải đầu tư xây dựng các công trình Dầu khí như nhà máy lọc hóa dầu, các kho chứa dầu, chứa khí, các dự án tuyến ống vận chuyển dầu và khí, đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các công ty xây lắp chuyên ngành như Công ty PVC-PT phát triển trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành trong và ngoài nước.

Việc gia nhập WTO đã có những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực dầu khí, đặc biệt là việc các Tập đoàn Dầu khí lớn tham gia hợp tác, đầu tư xây dựng các công trình dầu khí tăng lên đáng kể là cơ hội cho Công ty PVC-PT tham gia đấu thầu các gói thầu lớn của đối tác nước ngoài sẽ có giá cao hơn nên mang lại hiệu quả kinh doanh cao từ đó có những chiến lược phát triển thị trường xây lắp chuyên ngành của mình để tiến xa hơn trong con đường hội nhập. Bên cạnh đó cũng có những thách thức mà Công ty sẽ gặp phải như chảy máu chát xám, đối thủ cạnh tranh nhiều hơn.

2.3.1.5. Phân tích thiếu hụt năng lượng

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, trong 5 năm tiếp theo, nguồn năng lượng chủ yếu vẫn sử dụng từ dầu mỏ nên công nghiệp Dầu khí sẽ có nhiều cơ hội phát triển mạnh. Ngành Dầu khí Việt Nam đang bắt đầu khai thác các mỏ nước sâu với việc tự thực hiện gia công, chế tạo các giàn tự nâng, giàn nước sâu trên 100m nước. Trong bối cảnh này, Chính phủ đã có chủ trương về việc “phát huy nội lực” và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã ban hành Nghị quyết về việc: “ưu tiên sử dụng các dịch vụ trong ngành”. Đây là cơ sở hết sức thuận lợi để PVC-PT tiếp cận với hàng loạt dự án chế tạo, xây lắp của ngành dầu khí Việt Nam.

2.3.2. Phân tích môi trường ngành ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược phát triển của Công ty PVC-PT triển của Công ty PVC-PT

2.3.2.1. Sơ lược về tình hình phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam

Ngày 3/9/1975 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 170/CP thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, tiền thân của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) ngày nay; gần một năm sau đó, ngày 25/7/1976 chúng ta có nguồn khí thiên nhiên đầu tiên được khai thác từ giếng khoan số 51 ở Vùng trũng sông Hồng, nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của đất nước; 5 năm sau, vào tháng 6 năm 1981, dòng khí công nghiệp ở mỏ khí Tiền Hải được khai thác để đưa vào phục vụ sản xuất; và 10 năm sau ngày thành lập, ngày 26 tháng 6 năm 1986 Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô đã khai thác tấn dầu đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ...

Kể từ đó Việt Nam đã bước vào danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô, đánh dấu một bước tiến vững chắc, khẳng định một tương lai đầy hứa hẹn cho ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam.

Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, ngành Dầu khí Việt Nam đã vượt qua mọi trở ngại để vươn lên trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng hàng đầu, đã đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, ở những thập kỷ cuối của thế kỷ trước, ngành Dầu khí đã góp phần tích cực vào việc đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, ở thập kỷ này – thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, PVN thực sự đã trở thành đầu tàu kinh tế, là động lực đẩy nhanh tiến trình “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Bên cạnh hoạt động khai thác với trên 12 mỏ dầu khí (11 mỏ trong nước, 1 mỏ ở nước ngoài) có giá trị thương mại được lần lượt đưa vào khai thác (mỏ Bạch Hổ, Rồng, Lan Tây, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Đại Hùng, Cá Ngừ Vàng, PM3-CAA, 46 Cái Nước, Rồng Đôi – Rồng Đôi Tây, Ruby, Tiền Hải, PM 304 - Malaysia), công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đã bước đầu xác định được trữ lượng dầu khí tiềm năng có thể thu hồi của Việt Nam ước đạt 4,0 đến 4,6 tỷ m3 quy dầu, có khả năng cân đối bền vững cho hoạt động khai thác, đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước cho thời gian tới.

Cng ca VietsovPetro

Song song với hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, lĩnh vực công nghiệp khí cũng đã được tích cực triển khai; dòng khí đồng hành từ bồn trũng Cửu Long (mỏ Bạch Hổ + Rạng Đông) và khí thiên nhiên bể Nam Côn Sơn (mỏ Lan Tây + Rồng Đôi Tây), bể Mã Lay - Thổ chu (khí thiên nhiên từ các mỏ thuôc Lô PM3), đã cung cấp và tạo điều kiện hình thành cụm công nghiệp Khí – Điện – Đạm Phú Mỹ, Cà Mau, Trung tâm Nhiệt điện Nhơn Trạch đã và đang được khẩn trương thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và của cả nước nói chung.

Các kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2006 đến năm 2010 như sau: Trữ lượng dầu khí là 330 triệu tấn quy dầu; tổng sản lượng khai thác dầu khí là 116,83 triệu tấn quy dầu và đạt mốc khai thác 300 triệu tấn dầu quy đổi vào ngày 02/9/2009 và khai thác tấn dầu thô thứ 250 triệu vào ngày 12/10/2009; doanh thu chiếm trung bình 18-20% GDP cả nước; nộp ngân sách nhà nước chiếm trung bình 25-30%/ năm tổng thu ngân sách nhà nước; kim ngạch xuất khẩu chiếm trung bình 15%/ năm tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; dịch vụ dầu khí chiếm trung bình 27%/ năm tổng doanh thu toàn Tập đoàn.

Cũng trong giai đoạn này, Tập đoàn hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động 26 dự án, trong đó có 03 dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí là Nhà máy lọc dầu Dung Quất; Nhà máy Điện Cà Mau 1, 2 và Đường ống dẫn khí PM3 – Cà Mau; Nhà máy Điện Nhơn Trạch 1 và 23 dự án trọng điểm khác (Nguồn: Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ I Đảng bộ Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam nhiệm kỳ 2010 – 2015).

Đến nay, Tập đoàn đã ký trên 76 hợp đồng dầu khí (trong đó 53 hợp đồng đang có hiệu lực) với các tập đoàn và công ty dầu khí quốc tế dưới nhiều hình thức hợp tác khác nhau như: Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC), Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), Hợp đồng điều hành chung (JOC), Liên doanh (JV)… với tổng vốn đầu tư trên 10 tỷ USD. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tiến hành khảo sát trên 400 nghìn km tuyến địa chấn 2D, gần 60 nghìn km2 địa chấn 3D, thực hiện hơn 990 giếng khoan tìm kiếm-thăm dò, thẩm lượng và khai thác với tổng số mét khoan tổng cộng trên 2,3 triệu mét (Nguồn: http://www.pvn.vn).

Trong lĩnh vực chế biến dầu khí và hóa dầu, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã đi vào vận hành ổn định và có những đóng góp tích cực trong việc bình ổn thị trường giá phân urê, hỗ trợ đắc lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp ở trong nước thời gian qua; Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã hoạt động chính thức từ ngày 25/02/2009, cho ra lò mẻ sản phẩm đầu tiên và chạy 100% công suất vào cuối tháng 8/2009.

Với những thành công to lớn đạt được của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tạo điều kiện cho PVC tham gia các gói thầu lớn và thắng thầu theo hình thức EPC và PVC-PT là đơn vị xây lắp chuyên ngành nên được PVC chỉ định thầu thi công các công trình trọng điểm có quy mô và giá trị sản lượng lớn đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh và ngày càng phát triển mạnh. Bên cạnh đó, do các dự án Tập đoàn đầu tư rất lớn, có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, thiết kế và thi công khó khăn đòi hỏi phải có nhiều nhà thầu thực hiện mới đáp ứng tiến độ và kỹ thuật, chất lượng của dự án nên PVC và PVC-PT cũng gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt trong nước và nước ngoài như Tổng Công ty PTSC, LILAMA, Công ty Hanshin của Hàn Quốc làm giảm thị phần và để có thể cạnh tranh với các đối thủ này thì PVC và PVC-PT phải giàm giá thành do đó sẽ giảm lợi nhuận.

2.3.2.2. Phân tích quy hoạch phát triển ngành Dầu khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 năm 2015 và định hướng đến năm 2025

Căn cứ Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 18/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ v/v Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 với nội dung chính: Phát triển ngành dầu khí đồng bộ, bao gồm các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tràng trữ, phân phối, dịch vụ xuất và nhập khẩu, cụ thể:

- Về tìm kiếm thăm dò dầu khí: Đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng dầu khí xác minh; ưu tiên triển khai ở những vùng nước sâu, xa bờ, chồng lấn và nhạy cảm; tích cực triển khai đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí. Phấn đấu gia tăng trữ lượng dầu khí xác minh đạt 35-45 triệu

Một phần của tài liệu Trình bày phương pháp luận xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp phân tích các căn cứ xây dựng chiến lược phát triển của công ty cổ phần xây lắp đường ống bể chứa dầu khí h (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)