giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
3.2.4.1. Mục tiêu
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, mỗi người sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình - nhà trường và xã hội. Ở môi trường nào, dù lớn hay nhỏ đều diễn ra quá trình giáo dục, giáo dưỡng con người. Trong đó nhà trường có vai trò đặc biệt - nhà trường có chức năng chuyên trách về giáo dục, có vai trò chủ đạo trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Trong quá trình
82
phát triển nhân cách toàn diện của học sinh không thể thiếu sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình và xã hội. Mục tiêu của giải pháp này là phát huy, tận dụng được sức mạnh tổng hợp của nhà trường - gia đình - xã hội, cộng đồng trách nhiệm chăm lo GD kỹ năng sống cho HS và phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội tham gia vào công tác giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục và xây dựng môi trường trong sạch lành mạnh, không có tệ nạn xã hội.
3.2.4.2. Nội dung
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc rất quan trọng có ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho các em. Việc GDKNS cho HS phải được thực hiện một cách đồng bộ và có sự phối kết hợp của nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường mới đem lại hiệu quả. Những sự việc diễn ra trong cuộc sống gia đình và xã hội đều tác động rất lớn đến các em. Do vậy, chỉ riêng nhà trường truyền đạt kỹ năng sống cho các em là chưa đủ mà cần có sự chung tay của gia đình và cả cộng đồng. Gia đình, môi trường gia đình luôn là cơ sở tiếp nhận thông tin và là trung tâm xử lý thông tin một cách chính xác, định hướng các giá trị đạo đức xã hội cho mỗi thành viên và quan trọng hơn cả cha mẹ, ông bà, người lớn tuổi phải là những tấm gương giúp con em mình hình thành khả năng tự xử lý thông tin.
Gia đình phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình như điều 94 Luật giáo dục 2005 nêu rõ:
- "Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường”.
- “Mọi người trong gia đình phải có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục”.
83
- “Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng:
- Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh”.
Như vậy, hoạt động giáo dục học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội, nhà trường đóng vai trò trung tâm giáo dục và phối hợp với cha mẹ học sinh, các lực lượng ngoài nhà trường cùng quan tâm giáo dục học sinh.
3.2.4.3. Cách thức tiến hành
Sự phối hợp thống nhất giáo dục giữa nhà trường - gia đình đã trở thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục XHCN. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để GD kỹ năng sống cho HS.
Với vai trò trung tâm của mình, người quản lý giáo dục cần phải chú ý những vấn đề sau:
- Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng đến chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên của các xã có con em học ở trường về yêu cầu của xã hội đối với nguồn nhân lực trong tương lai của đất nước. Đồng thời phân tích để họ thấy được mặt tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trường, các tệ nạn trong thanh thiếu niên của địa phương cũng như của đất nước. Để từ đó mọi người, mọi tổ chức thấy được tầm quan trọng và ý thức trách nhiệm của mình cùng chung tay, góp sức trong việc giáo du ̣c KNS cho HS ở địa phương.
- Đối với cha mẹ học sinh và Ban đa ̣i diê ̣n cha mẹ học sinh.
Đầu mỗi năm học nhà trường phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức kiện toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường cũng như của các chi hội lớp, đồng thời qua đó bàn bạc thống nhất các nhiệm vụ, nội dung phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình, hội phụ huynh, cung cấp thêm những vấn đề cơ bản về học sinh, về tâm lý học sinh THPT và tầm quan trọng của việc giáo du ̣c KNS cho h ọc sinh để phụ huynh được biết. Giúp phụ huynh
84
thấy được ảnh hưởng to lớn của gia đình đến việc giáo du ̣c KNS cho các em . Từ đó định hướng những giải pháp phối hợp giáo dục.
- Xây dựng quy chế phối hợp giáo dục giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh; giữa phụ huynh học sinh với giáo viên chủ nhiệm, với Đoàn thanh niên, ban thi đua kỷ luật học sinh; các quy tắc và chế độ thông tin hai chiều giữa nhà trường với phụ huynh học sinh.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh có trách nhiệm phối hợp với cha mẹ của những học sinh có hành vi tiêu cực trong rèn luyện cùng với nhà trường và chính quyền địa phương tham gia giáo dục học sinh.
- Nhà trường tổ chức cam kết cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường - gia đình và xã hội, tham gia vào quá trình GD kỹ năng sống cho học sinh, thống nhất mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức GD kỹ năng sống cho học sinh THPT.
- Cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh của lớp là giải pháp liên hệ rộng rãi nhất giữa GVCN với cha mẹ học sinh. Cuộc họp được tổ chức theo lịch định kỳ tùy theo tình hình thực tế của nhà trường, của lớp (theo quy định tổ chức họp phụ huynh học sinh 3 lần: Đầu năm, giữa năm và cuối năm học). Ở các cuộc họp này GVCN có điều kiện thuận lợi tìm ra các giải pháp giáo dục tốt, động viên được cha mẹ học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
- Ở gia đình, các bậc phụ huynh nên dạy con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, sự độ lượng vị tha và những chuẩn mực, giá trị đạo đức mà con người phải sống theo, dạy con điều hay lẽ phải. Nhưng để làm được điều đó, trước hết cha mẹ phải là tấm gương cho con cái noi theo. Trong thế giới đang có sự đề cao sự thỏa mãn, những ham muốn bản năng thì gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc khơi dậy ý thức về cái tốt và cái xấu, về cái nên làm và không nên làm, nhưng nếu các bậc cha mẹ đã không thể hiện đúng vai trò của mình thì đừng đòi hỏi những đứa con ở nhà sẽ trở thành một công dân tốt.
85
- Cho học sinh thể hiện tâm tư nguyện vọng, những băn khoăn vướng mắc trong bạn bè, trong gia đình, cách đối xử của cha mẹ để cùng tháo gỡ. Có nhiều phụ huynh thấy con học yếu, học kém không cần tìm hiểu nguyên nhân chỉ biết chửi bới, nhiếc móc và rồi thậm chí còn đánh đập. Điều này đã làm các em tổn thương rất lớn về mặt tinh thần.
- Cha mẹ phải hướng cho con biết cách ứng xử với cuộc sống đầy phong phú, phức tạp, chủ động, tự tin với công việc, không thể mắc phải cạm bẫy của cám dỗ đời thường. Biết đấu tranh, biết phê phán, biết phân tích, nhận xét đánh giá và biết quyết định hợp lý, đúng lúc trong các tình huống phức tạp.
Với kinh nghiệm và sự từng trải cuộc sống, những lời dạy bảo, những việc làm của bậc làm cha làm mẹ hàng ngày như “mưa dầm thấm lâu” sẽ được các em lĩnh hội và tiếp thu có hiệu quả. Đó chính là những “liều thuốc” để "tăng sức đề kháng" để chống chọi với các "bệnh" của cuộc đời cho các em.
- Đối với chính quyền địa phương và các tổ chức ngoài nhà trường. + Nhà trường chủ động phối hợp và liên hệ chặt chẽ với các ban ngành chức năng như công an, y tế, cùng với các cơ quan, đoàn thể khác đóng trên địa bàn để giáo dục các em. Cùng với nhà trường thực hiện các chuyên đề giáo dục như: giáo dục pháp luật, an toàn giao thông, thông tin về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS; giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục môi trường, bảo vệ rừng, giáo dục truyền thống cách mạng và lịch sử địa phương v.v...
+ Xây dựng cam kết phối hợp với chính quyền địa phương ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường; cam kết phối hợp giải quyết các sự vụ gây mất an ninh nhà trường.
Ra ngoài xã hội, các em HS cần được quan tâm nhiều hơn nữa từ các ban ngành, đoàn thể mà cụ thể trước nhất là Đoàn thanh niên. Đoàn thanh niên trong chương trình hoạt động của mình thường chưa chú trọng nhiều đến công tác GDKNS cho HS. Khi chúng ta mở cửa giao lưu với thế giới thì những luồng văn hóa, những giá trị khác lạ chắc chắn cũng sẽ tràn vào. Vấn
86
đề ở đây là không phải và cũng không thể ngăn chặn các luồng văn hóa ấy, mà phải tạo cho từng thành viên trong xã hội, nhất là giới trẻ, sức đề kháng trước các luồng văn hóa, lối sống ấy. Muốn vậy hãy cùng chung tay tạo sức đề kháng cho thế hệ trẻ để tránh những cạm bẫy của xã hội, sống tốt hơn để góp sức mình trong công cuộc xây dựng đất nước.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
Muốn duy trì tốt thành quả giáo dục cần có sự phối hợp chặt chẽ với các phong trào khác, những hoạt động khác và đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Ban đa ̣i diê ̣n CMHS , được sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân địa phương để tạo sức mạnh đồng bộ cùng giáo dục thế hệ trẻ đồng thời giữ vững được hướng đi đúng trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Cụ thể:
- Xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ gắn bó giữa nhà trường - gia đình và xã hội. Các lực lượng tham gia phối hợp GD kỹ năng sống cho học sinh phải nhiệt tình, tâm huyết, hết lòng vì thế hệ trẻ.
- Phải tạo nguồn kinh phí hỗ trợ để hoạt động có hiệu quả.
Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội để giáo dục KNS cho HS các trường THPT trong giai đoạn mới là quá trình đòi hỏi nhiều công sức, tâm huyết và thời gian của các nhà quản lý. Quá trình phối hợp này nhằm xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, phát huy tối đa những ảnh hưởng tích cực, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh
3.2.5. Chỉ đạo Đoàn thanh niên có kế hoạch và triển khai kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT theo các chủ đề
3.2.5.1. Mục tiêu
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của Thanh niên Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên. Trong trường THPT, Đoàn luôn chăm lo bồi dưỡng lí tưởng xã hội chủ nghĩa,
87
giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống lành mạnh cho đoàn viên; tổ chức mọi hoạt động nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị ở đơn vị. Đây là môi trường hoạt động phù hợp với tâm sinh lý thanh niên học sinh. Vì vậy việc quản lý giáo dục KNS cho học sinh cần phải phối kết hợp tốt, giúp đỡ, cố vấn để Đoàn đổi mới nội dung, hình thức hoạt động và cách đánh giá thi đua khen thưởng.
3.2.5.2. Nội dung
Trong trường THPT, tổ chức Đoàn thanh niên có đội ngũ đông đảo nhất. Thông qua các hoạt động của Đoàn góp phần nâng cao chất lượng học tập, giúp các em xác định động cơ, thái độ đúng đắn trong học tập, tạo hứng thú, niềm say mê tìm tòi, ham hiểu biết, rèn luyện tính kỷ luật, nề nếp, thói quen tốt trong học tập, làm quen với sinh hoạt tập thể và tạo cơ hội phát triển về khả năng giao tiếp, tăng thêm bản lĩnh và tạo cơ hội phát triển năng khiếu sở trường của các em; giúp các em gắn bó yêu thương nhau, tạo điều kiện để các em rèn luyện trưởng thành và hoàn thiện nhân cách.
Đoàn thanh niên là môi trường thuận lợi nhất để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, là môi trường để khuyến khích, động viên đoàn viên, thanh niên lập thân lập nghiệp. Thông qua các hoạt động, các chương trình hành động cụ thể đoàn viên thanh niên được trang bị thêm những kiến thức và hiểu biết về khả năng giao tiếp, kỹ năng ứng phó, đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn, kỹ năng đạt các mục tiêu. Đoàn trường là nơi tổ chức các nội dung sinh hoạt lành mạnh, sôi nổi, trẻ trung, ở đó học sinh có điều kiện rèn luyện KNS và tự khẳng định mình. Vì thế mọi tổ chức trong nhà trường cần quan tâm, tạo mọi điều kiện cho Đoàn hoạt động. Thông qua các hoạt động tập thể, các cuộc thi văn nghệ, thể thao, thi tìm hiểu, dã ngoại, cắm trại giao lưu với các đoàn trường bạn đã giáo dục lý tưởng cách mạng, KNS và hình thành ước mơ cao đẹp cho học sinh.
88
3.2.5.3. Cách thức tiến hành
Nhận thức rõ tầm quan trọng của tổ chức Đoàn trong nhà trường, người quản lý cần tập trung những vấn đề sau:
Phối hợp với Đoàn trường trong tổ chức các hoạt động, phát động các phong trào thi đua, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của tổ chức Đoàn trong các hoạt động giáo dục học sinh.
Tham mưu cho cấp uỷ Đảng chỉ đạo sát sao các hoạt động của Đoàn cùng nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa nhà trường với tổ chức Đoàn và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phù hợp.
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian cho các hoạt động của Đoàn; tạo điều kiện cho cán bộ đoàn học tập, công tác, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị; có chế độ đãi ngộ thích đáng cho cán bộ Đoàn và tổ chức của họ.
Hàng năm xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ Đoàn, lựa chọn những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, năng nổ nhiệt tình, dám nghĩ, dám làm có những đổi mới sáng tạo trong công việc và không ngại “va chạm”, tất cả vì tập thể.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm trước Chi bộ, Ban giám hiệu trong việc giáo dục mục tiêu lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên trong nhà trường thông qua nhiều hình thức hoạt động như: phát động mỗi đoàn viên, thanh niên viết nhật ký làm theo lời Bác, tổ chức học tập 6 bài lý luận chính trị, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, giao lưu với trường bạn...Qua đó các em lĩnh hội kiến thức và hình thành ở các em những ước mơ hoài bão cao đẹp.
Trong mỗi năm học phải bám sát nhiệm vụ năm học của nhà trường và của Đoàn trường học để từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể. Tổ chức các đợt thi