Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện của trường THPT Quế Lâm , mô ̣t trường Trung du miền núi nằm ở vị trí phía Tây Bắc của huyện Đoan Hùng , tỉnh Phú Thọ, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp đề xuất phải áp dụng được ở trường THPT Quế Lâm huyê ̣n Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
3.2. Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trƣờng THPT Quế Lâm
3.2.1. Bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
3.2.1.1. Mục tiêu
Mục tiêu của bi ện pháp này , nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ giáo viên, các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường về công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS, làm cho họ thấy rõ tầm quan trọng và sự cấp thiết của hoạt động GDKNS cho HS trong giai đoạn hiện nay. Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBQL, GV và các lực lượng khác , để tích cực tham gia hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD kỹ năng sống cho HS nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung.
3.2.1.2. Nội dung
Từ kết quả điều tra, khảo sát và nhiều năm hoạt động thực tiễn công tác giảng dạy, chúng tôi nhận thấy nhận thức của GV vẫn còn nhiều ha ̣n chế. Vấn đề đặt ra là , cần nâng cao nh ận thức, ý thức trách nhiệm cho tất cả cán bộ, giáo viên trong nhà trường về tầm quan trọng của công tác GD kỹ năng sống cho HS trong giai đoạn hiện nay.
Đối với cán bộ quản lý: Phải quán triệt mọi chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy chế của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, chỉ thị, nghị quyết của Sở Giáo Dục và Đào tạo về mục tiêu giáo dục toàn diện trong đó chú trọng đến công tác GD kỹ năng sống cho học sinh. Để giải pháp này thực sự có hiệu quả , vai trò của Hiê ̣u trưởng là rất quan tro ̣ng . Hiê ̣u
66
trưởng là người quản lý cao nhất trong mỗi nhà trường , người phải chi ̣u trách nhiê ̣m trước các cấp quản lý về chất lượng giáo du ̣c của đơn vị mình. Do vâ ̣y, muốn nâng cao nhâ ̣n thức cho đô ̣i ngũ CBQL , trước hết Hiê ̣u trưởng phải là người nhâ ̣n thức sâu sắc nhiê ̣m vu ̣ của mình và phải xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiê ̣n những chủ trương , chính sách , đường lối giáo du ̣c thông qua nô ̣i dung, phương pháp và hình thức phù hợp, hiê ̣u quả và nghiêm túc.
Đối với giáo viên bộ môn: Giáo viên là lực lượng chủ yếu làm công tác giảng dạy, là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục của mỗi nhà trường. Hoạt động dạy học c ủa người giáo viên mang tính đặc thù về đối tượng, phương tiện, thời gian và sản phẩm. Về đối tượng học sinh THPT là học sinh ở lứa tuổi 15 - 19, đây là lứa tuổi có sự phát triển mạnh về tâm sinh lý, học sinh có nhu cầu cao về trí tuệ và tình cảm. Giáo viên phải hiểu được những nét đặc trưng về tâm lý lứa tuổi để có biện pháp giáo dục phù hợp . Muốn “làm gương” trước ho ̣c sinh thầy cô phải có nhân cách , có năng lực chuyên môn vững vàng , thầy cô cần phải không ng ừng học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đặc thù của người giáo viên vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà tổ chức, vừa tham gia các hoạt động chính trị xã hội. Phẩm chất nhân cách và trí tuệ tạo nên sức mạnh, niềm tin và lý tưởng nó thấm nhuần vào từng bài giảng, từng cử chỉ, hoạt động giáo dục của họ. Để giáo dục kỹ năng sống, nhân cách cho học sinh trước hết người quản lý cần bồi dưỡng tinh thần trách nhiê ̣m , ý thức tận tâm với công viê ̣c cho giáo viên . Trách nhiệm với công việc cùng với tình yêu thương con người, cái gốc của đạo lý làm người là nền tảng ta ̣o nên sự gắn bó tâm huyết , hăng say đối với nghề nghiê ̣p của GV . Đối với miền Trung du Đoan Hùng, nơi còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất , nhiều ho ̣c sinh không có cơ hội đến trường , nếu người giáo viên có lòng yêu nghề, sự say sưa hứng khởi, sự kiên trì, khắc phục khó khăn, toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giáo dục, “tất cả vì học sinh thân yêu” thì chắc chắn rằng công tác giáo du ̣c KNS của Đoan Hùng sẽ có nhiều khởi sắc.
67
Đối với giáo viên chủ nhiệm: GVCN là linh hồn của lớp , là lực lượng nòng cốt trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp quản lý học sinh, gần gũi gắn bó với lớp, với học sinh, nắm được tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh của các em, là người mà các em thấy thân thiết như người bạn lớn, mô ̣t người thâ ̣t gần gũi để có thể thổ lộ giãi bày, sẻ chia. Để đa ̣t được kết quả cao trong công tác chủ nhiê ̣m , giáo viên chủ nhiệm làm tốt các việc: nắm vững “4 T” đó là “tên - tuổi - tài - tính” của học sinh đó. Chú ý đặc biệt đến lý l ịch, hoàn cảnh của từng học sinh để từ đó có kế hoạch, biện pháp giáo dục phù hợp, giúp các em rèn luyện, học tập và phấn đấu để đáp ứng với yêu cầu của xã hội.
Giáo viên chủ nhiệm phối hợp ch ặt chẽ với CMHS, chủ động phối hợp với các giáo viên dạy bộ môn, Đoàn thanh niên, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh,nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh. Xây dựng tập thể lớp thành một tập thể tự quản tốt, đoàn kết, phát triển toàn diện để góp phần tích cực vào việc giáo dục KNS cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm giáo dục cho các em động cơ học tập đúng đắn, chăm chỉ, say mê học tập, biết trân trọng những tình cảm tốt đe ̣p, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn, có thái độ trung thực trong học tập. Giáo dục các em đức khiêm tốn, có tinh th ần tập thể, tình đoàn kết thương yêu, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống.
Giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp nhi ều biện pháp tâm lý để tạo cho các em một niềm tin, một tinh thần phấn đấu. Đặc biệt rèn cho học sinh đức kiên trì, tính tự giác, chủ động sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Giáo dục cho các em quan điểm học tập tiến bộ và đúng đắn: Học để biết, học để làm, học để chung sống với c ộng đồng và ho ̣c để khẳng đi ̣nh mình.
Giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức. Giáo viên chủ nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá học sinh từng tháng để kịp thời điều chỉnh các biện pháp giáo dục phù hợp.
68
Đối với cán bộ Đoàn: Phải câ ̣p nhâ ̣t m ọi chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính quyền, để có định hướng hoạt động xuyên suốt trong năm học với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực nhằm GD kỹ năng sống cho HS.
Đối với học sinh: Bản thân các em ho ̣c sinh , đối tượng chính của quá trình giáo dục, các em phải nhận thức được sự cần thiết của viê ̣c rèn luyện kỹ năng sống, các kỹ năng thiết yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày, để học tập, giao tiếp đạt hiệu quả, có thể ứng phó với các tình huống căng thẳng trong cuộc sống.
Đối với các bậc phụ huynh: Phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của GDKNS cho con em. Chủ động tìm hiểu, học hỏi sách báo để nâng cao hiểu biết về kiến thức tâm lý, kiến thức GDKNS và phối hợp thường xuyên với nhà trường để GDKNS cho HS đạt hiệu quả cao.
3.2.1.3. Cách thức tiến hành
Người quản lý cần chú ý những vấn đề sau:
Có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục để CBGV,NV và các bậc phụ huynh nhận thức được trách nhiệm của mình trong công tác GDKNS cho HS. Đây không chỉ là hoa ̣t đô ̣ng cung c ấp cho HS những tri thức, chuẩn mực hành vi ứng xử mà hình thành tình c ảm và giúp các em rèn luyện các thói quen đúng đắn thông qua sách vở, tài liệu đã quy định.
Xây dựng phong trào tự học, tự rèn luyện, không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng cho cán bộ giáo viên thông qua các buổi học tập chính trị, sinh hoạt hội đồng vì giáo viên vừa là đối tượng vừa là chủ thể của bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, học chính trị, qua các buổi ho ̣p hội đồng, họp giáo viên chủ nhiệm (mỗi tháng 1 lần theo Điều lê ̣ trường THPT) để giúp cho giáo viên nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục kỹ năng sống, có thái độ đúng đắn trong việc phối hợp với các tổ chức trong nhà trường cùng tham gia giáo dục phong cách, lối sống, tình cảm... cho học sinh.
69
* Một số hình thức thực hiện:
+ Tuyên truyền bằng nhi ều hình thức khác nhau như: Thông qua họp hội đồng sư phạm nhà trường, họp phụ huynh học sinh, sinh hoạt tập thể học sinh, sinh hoạt lớp, tham gia các cuộc hội họp ở địa phương lên tiếng kêu gọi các lực lượng ngoài xã hội nhận thức đúng, đầy đủ về công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh...
+ Tổ chức các buổi hội thảo: Xây dựng các chuyên đề cho giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trao đổi, thảo luận nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
+ Lồng ghép trong các phong trào thi đua chào mừng những ngày lễ lớn nhằm nâng cao ý thức trách nhiê ̣m của CBGV về KNS.
Điều 16, chương I, Luật giáo dục 2005 quy định về vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục: "Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân".Cán bộ quản lý phải nắm vững Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học, nắm vững các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục để lập kế hoạch năm học trong đó có kế hoạch quản lý giáo dục KNS cho học sinh.
Kế hoạch phải đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục kỹ năng sống với mục tiêu giáo dục toàn diện; phối hợp chặt chẽ, hữu cơ với kế hoạch dạy và học; chọn lựa nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp hoạt động tâm sinh lý học sinh để có hiệu quả giáo dục cao.
Cán bộ quản lý huy động các lực lượng: Công đoàn, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, hội đồng giáo dục, Ban đại diện cha mẹ học sinh… vào công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Muốn đạt quả cao trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thì cần phải có sự chỉ đạo sát sao của ch bộ Đảng , sự quan tâm c ủa Ban giám
70
hiệu nhà trường, sự phối hợp của chính quy ền, Đoàn thể và toàn thể CBGV, NV. Tổ chức bộ máy phải đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, tập trung dân chủ, tập thể phải thực sự đoàn kết nhất trí, đảm bảo thực hiện tốt k ế hoạch, nghị quyết đề ra.
3.2.2. Điều chỉnh chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động của nhà trường trong hoạt động của nhà trường
3.2.2.1. Mục tiêu
Giáo dục KNS được đưa vào nhà trư ờng có ý nghĩa quan trọng, nhằm thay đổi nhận thức, quan niệm của các nhà giáo dục, để các nhà giáo dục chú ý nhiều hơn đến tính hữu dụng, thiết thực của chương trình nhà trường. Trong cuô ̣c sống hiê ̣n đa ̣i ngày nay , con người mới cần năng đô ̣ng , bản lĩnh, tự tin mới có thể đáp ứn g được với yêu cầu của cuô ̣c sống . Nói như thế để thấy được sự cần thiết của viê ̣c c ải tiến nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
3.2.2.2. Nội dung
Qua thực tiễn cho ta thấy , hiê ̣u quả của giáo du ̣c kỹ năng số chưa cao chính là do nội dung chưa được cải tiến . Vâ ̣y nên, CBQL phải biết chọn nô ̣i dung phù hợp với đối tượng , lựa cho ̣n những kỹ năng sống thiết yếu nhất với học sinh như: Kỹ năng giao tiếp, kĩ năng đặt mục tiêu, kỹ năng hợp tác, kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng, kỹ năng làm việc nhóm...Và cải tiến nội dung theo hướng linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với thực tiễn, đặc điểm nhận thức, nhu cầu của học sinh.
Cùng với đi ều chỉnh nô ̣i dung là đổi mới phương pháp giáo du ̣c KNS theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tăng cường tổ chức cho học sinh nghiên cứu tình huống, đóng vai, thảo luận nhằm gây hứng thú trong nhận thức cho học sinh, học sinh cảm thấy thoải mái, không bắt các em phải làm thế này, phải làm thế kia, giáo điều và áp đặt... khi đó ho ̣c sinh sẽ phát huy hết khả năng của bản thân.
71
CBQL chỉ đa ̣o viê ̣c đa d ạng hóa hình thức tổ chức GDKNS cho học sinh thông qua các hoạt động sau:
- Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học ở trên lớp. Đây là một hoạt động mang tính tự giác, tự quản cao, được thực hiện một cách có mục đích, kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo HS, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội, được diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể thực hiện được mọi lúc mọi nơi.
Với ưu thế của hoạt động GDNGLL, khả năng giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động GDNGLL ở bậc THPT qua các hình thức hoạt động đa dạng, học sinh có dịp rèn luyện các kỹ năng cơ bản mà mục tiêu giáo dục cấp học đã đề ra, trong đó có các KNS là rất lớn. Nội dung chương trình hoạt động đa dạng như: Trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, về giáo dục truyền thống dân tộc, về tình bạn, tình yêu và gia đình, về vấn đề lập nghiệp... Nhà trường cần tổ chức các hoạt động NGLL như: diễn đàn, tổ chức thi tìm hiểu, xây dựng các tiểu phẩm, tổ chức hội thảo, câu lạc bộ, văn nghệ, thể dục thể thao để lồng ghép các nội dung trên nhằm giúp cho các em có dịp trải nghiệm và thực hành KNS. Cụ thể:
+ Tổ chức các hoạt động kỷ niê ̣m nhân các ngày lễ lớn như : 20/10; 20/11;22/12; 3/2;8/3;26/3; 19/5... Hoạt động kỷ niệm các ngày kễ lớn không chỉ giáo dục tư tưởng chính trị mà còn hình thành nhiều phẩm chất tốt đẹp ở các em ho ̣c sinh. Đó là tình đoàn kết gắn bó, yêu thương con người, tự hào về quê hương, đất nước, còn hình thành cho học sinh những tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, biết quan tâm chia sẻ, tri ân với thế hê ̣ trước và giáo dục truyền thống tốt đe ̣p của dân tô ̣c.
72
+ Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như các kỹ năng ứng xử có văn hoá, kỹ năng ứng xử hợp lý