dục KNS
Để hình thành kỹ năng sống cho học sinh là một quá trình liên tục, có sự thống nhất hài hòa, liên hệ chặt chẽ giữa nhiều yếu tố. Giáo dục KNS cho học sinh THPT là rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, đòi hỏi CBQL, GV, NV, PHHS phải có nhận thức đầy đủ mục tiêu, tầm quan trọng của giáo dục KNS..
Bảng 2.5. Kết quả đánh giá về nhận thức giáo dục kỹ năng sống cho HS
STT Nội dung Mức độ đánh giá Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL % SL % SL % 1 Qua các buổi sinh hoạt tập thể và nội dung
giáo dục ngoài giờ lên lớp 61 73,4 22 26,6 0 0 2 Qua giờ sinh hoạt lớp của GVCN 57 68,7 25 30,1 1 1,2 3 Qua hoạt động buổi ngoại khóa, trong giờ
chào cờ đầu tuần 64 77,1 19 22,9 0 0 4 Qua giờ dạy học trên lớp của giáo viên bộ
môn. 66 79,5 17 20,5 0 0 5 Giáo dục phối hợp với phụ huynh học sinh 35 42,2 46 55,4 2 2,4 6 Giáo dục thông qua các hoạt động của
43
Kết quả thu được từ bảng 2.5 cho thấy, đa số ý kiến đánh giá các nội dung nhận thức về GD kỹ năng sống cho học sinh ở mức rất quan trọng và quan trọng là 96,4% (tương ứng với 80/83 người). Chứng tỏ đội ngũ CBQL, GV, NV, PHHS của trường THPT Quế Lâm đã có nhận thức cơ bản đầy đủ, đúng đắn ý nghĩa quan trọng của GD kỹ năng sống bên cạnh việc giáo dục Học lực và Hạnh kiểm cho học sinh trong nhà trường.
Đánh giá giáo dục KNS cho học sinh trường THPT Quế Lâm ở mức rất quan trọng là các nội dung được thực hiện thông qua giờ dạy học trên lớp của giáo viên bộ môn (79,5%), qua hoạt động buổi ngoại khóa, trong giờ chào cờ đầu tuần (77,1%); qua các buổi sinh hoạt tập thể và nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp (73,4%);
Bên cạnh đó đánh giá về giáo dục KNS qua giờ sinh hoạt lớp của GVCN và giáo dục KNS qua phối hợp với phụ huynh học sinh có ý kiến đánh giá không quan trọng, trên thực tế việc giáo dục KNS rất cần đến PHHS và giáo viên chủ nhiệm. Điều đó đã khẳng định công tác nâng cao nhận thức giáo dục KNS cho HS ở trường THPT Quế Lâm bên cạnh những việc làm được còn một số mặt hạn chế cần phải khắc phục. Nhà trường cần xem lại biện pháp quản lý nâng cao nhận thức cho đội ngũ; tính đa dạng của các hình thức; nội dung giáo dục KNS cho phù hợp với yêu cầu phát triển toàn diện và đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh THPT. Cần phải đề xuất biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế về nhận thức giúp nhà trường làm tốt hơn nữa công tác GD kỹ năng sống cho các em học sinh để góp phần bồi dưỡng, giáo dục các em trở thành con ngoan trò giỏi và thành người công dân có ích cho xã hội.
2.3.2. Thực trạng chương trình, nội dung giáo dục KNS cho học sinh
Chương trình là nội dung học tập, giáo dục được quy định, ước tính cho từng môn học, cấp học, bậc học. Nội dung giáo dục là điều cần truyền tải đến người học, để người học tích cực tiếp thu, lĩnh hội biến nó thành nhận thức tư duy cá nhân, tiến đến thúc đẩy hình thành nhân cách, kỹ năng, kỹ xảo của người học.
44
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá thực trạng chƣơng trình, nội dung GDKNS
TT Nội dung
Mức độ đánh giá
Tốt Bình
thƣờng Chƣa tốt
SL % SL % SL % 1 Chương trình được xây dựng theo các văn bản
của Bộ GD & ĐT; Sở GD & ĐT Phú Thọ 68 81,9 15 18,1 0 0 2 Chương trình được hoàn thiện qua góp ý của
GVCN, GVBM 62 74,7 19 22,9 2 2,4 3 Nội dung được xây dựng phù hợp với tâm sinh
lý của học sinh THPT 45 54,2 29 34,9 9 10,9 4 Nội dung xây dựng phù hợp với phong tục tập
quán, truyền thống văn hóa của địa phương 27 32,5 47 56,6 9 10,9 5 Nội dung được xây dựng lồng ghép với việc
giảng dạy các môn học trong nhà trường 60 72,2 18 21,7 5 6,0 6 Nội dung được xây dựng lồng ghép với các
hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tiễn, các hoạt động của Đoàn TN
64 77,1 19 22,9 0 0
7 Nội dung được xây dựng gắn với các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động NGLL
37 44,5 39 47,0 3 3,6
8 Nội dung được lồng ghép trong hoạt động của
các giờ chào cờ, giờ sinh hoạt lớp của GVCN 59 71,1 20 24,1 4 4,8
Kết quả thu được từ bảng 2.6 liệu cho thấy, đa số các ý kiến đánh giá chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng sống cơ bản phù hợp cho học sinh THPT, nhất là trong hoàn cảnh xã hội hiện nay. Xét về tỷ lệ % nội dung giáo dục kỹ năng sống rất phù hợp được đánh giá với tỷ lệ Tốt cao, đó là: Chương trình được xây dựng theo các văn bản của Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT Phú Thọ (81,9%), vì đây là văn bản chỉ đạo, là cơ sở để các nhà trường xây dựng nội dung, chương trình GDKNS. Với nội dung giáo dục KNS được xây dựng
45
lồng ghép với các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tiễn, các hoạt động của Đoàn TN (77,1% ); Nội dung được xây dựng lồng ghép với các môn học trong nhà trường (72,2% ); Chương trình được hoàn thiện qua góp ý của GVCN, GVBM (74,7) và nội dung được lồng ghép trong hoạt động của các giờ chào cờ, giờ sinh hoạt lớp của GVCN (71,1)…Điều này chứng tỏ nhà trường đã quan tâm tới việc xây dựng nội dung, chương trình GD KNS cho phù hợp với đối tượng học sinh và công tác dạy học của trường.
Đối với việc thực hiện chương trình, nội dung GD kỹ năng sống, qua khảo sát chúng tôi thấy mặc dù vấn đề giáo dục kỹ năng sống đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào trong chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học các năm học, tuy nhiên đây vẫn là những nội dung còn rất mới mẻ nên trong thực tế các nội dung này chưa được thực hiện một cách bài bản. Nhà trường mới chỉ thực hiện các nội dung giáo dục này dưới dạng lồng ghép vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp và chương trình một số môn học và các hoạt động trong nhà trường. Có một số nội dung được thực hiện chưa thật tốt trong các nhà trường như: Nội dung xây dựng kế hoạch phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của địa phương (10,9%); Nội dung được xây dựng phù hợp với tâm sinh lý của học sinh THPT( 10,9%); Nội dung được xây dựng gắn với các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động NGLL... Trong khi đó, các nội dung này qua khảo sát mọi người đều cho ý kiến đây là những cơ sở quan trọng để xây dựng nội dung giáo dục KNS trong nhà trường. Những nội dung, chương trình này không thể thiếu để góp phần giáo dục học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước khi chúng ta đang trên con đường hội nhập với thế giới, giao thương khắp năm châu. Chúng ta cần những con người có bản lĩnh, có trí tuệ, có hiểu biết để tự tin đương đầu đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.
Trong tình hình thực tế hiện nay, trước sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, với đặc điểm tâm lý lứa tuổi nên các em có nhu cầu cần được giáo dục về tình bạn, tình yêu. Các em rất tò mò, lúng túng trước tình yêu cảm tính
46
tuổi học trò nên nhà trường phải quan tâm hơn nữa giáo dục về vấn đề này, giúp các em có tri thức hiểu biết về đời sống tình cảm để có được những tình bạn, tình yêu đẹp, trong sáng.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần quan tâm giáo dục cho học sinh những tình cảm tốt đẹp như tình yêu thương đồng loại, tình yêu quê hương đất nước và những đức tính tốt như tính tự giác, dũng cảm, trung thực, biết nhận khuyết điểm để tiến bộ và biết thẳng thắn phê bình những sai trái của bạn để xây dựng tập thể học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt. Nhà trường cũng cần phải bồi dưỡng cho các em biết cách định hướng và quyết đoán trong các tình huống xảy ra một cách hợp lý...
Có thể nói, chương trình, nội dung giáo dục KNS trong các nhà trường chưa thực sự thống nhất, chưa có giáo trình, tài liệu, giáo án thống nhất để thực hiện do các nội dung chỉ dựa vào văn bản hướng dẫn chung của Bộ GD & ĐT và hướng dẫn của Sở GD & ĐT. Các nội dung giáo dục KNS chỉ được tích hợp trong một số bộ môn, một số hoạt động chưa được liên kết, kế cận, chưa đảm bảo tính kế thừa logic trong giảng dạy.
2.3.3. Thực trạng về phương pháp, hình thức giáo dục KNS cho HS
Trong trường THPT, phương pháp, hình thức giáo dục KNS đã được chú trọng. Về phương pháp, bên cạnh những phương pháp dạy học truyền thống, nhiều phương pháp mới được sử dụng nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Về hình thức, có nhiều hình thức được áp dụng xong chủ yếu vẫn được tiến hành thường xuyên, lồng ghép trong các môn học như Giáo dục công dân, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý…Các môn học này ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh thông qua đó phải coi trọng nhiệm vụ giáo dục KNS. Giáo dục KNS được tiến hành qua các giờ sinh hoạt, cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm…Mỗi phương pháp, hình thức giáo dục KNS có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Khi tiến hành, tùy thuộc và đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của từng nhà trường để áp dụng phương pháp, hình thức giáo dục cho phù hợp.
47
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá thực trạng sử dụng phƣơng pháp, hình thức giáo dục KNS cho HS
TT Nội dung Mức độ đánh giá
Tốt thƣờng Bình Chƣa tốt
SL % SL % SL % 1 Sử dụng phương pháp trao đổi nhóm trong
các giờ học trên lớp có hướng dẫn của GV 50 60,2 33 39,8 0 0 2 Tổ chức cho học sinh thuyết trình theo chủ đề 40 48,2 33 39,8 10 12,0 3 Sử dụng phương pháp trò chơi trong giờ chào
cờ đầu tuần 27 32,5 38 45,8 18 21,7 4 Tổ chức cho học sinh đóng vai qua các giờ
sinh hoạt lớp 38 45,8 22 26,5 23 27,7 5 Giáo dục KNS qua hoạt động ngoại khóa,
hoạt động trải nghiệm, dã ngoại 32 38,6 38 45,8 13 15,6 6 Sử dụng hình thức giáo dục phối hợp giữa gia
đình, nhà trường và xã hội 20 24,1 47 56,6 16 19,3 7 Giáo dục KNS qua các hoạt động của Đoàn
thanh niên 60 72,3 23 27,7 0 0 8 Giáo dục KNS qua các cuộc thi ứng xử, văn
nghệ, thể dục thể thao. 70 84,4 13 15,6 0 0 9 Giáo dục KNS qua các hoạt động NGLL 40 48,2 40 48,2 3 3,6
Kết quả thu được từ bảng 2.7 cho thấy, trường THPT Quế Lâm đã áp dụng nhiều phương pháp, hình thức để thực hiện giáo dục kỹ năng sống. Những phương pháp, hình thức giáo dục mang lại hiệu quả tốt, đó là: Giáo dục KNS qua các cuộc thi ứng xử, văn nghệ, thể dục thể thao (84,4%); Giáo dục KNS qua các hoạt động của Đoàn thanh niên (72,3%); Sử dụng phương pháp trao đổi nhóm trong các giờ học trên lớp có hướng dẫn của GV (60, 2%); Giáo dục KNS qua các hoạt động NGLL; Tổ chức cho học sinh thuyết trình theo chủ đề (48,2%); Ngoài ra còn có các phương pháp, hình thức giáo dục KNS khác được nhà trường quan tâm, đã tổ chức thực hiện, như: giáo dục KNS qua hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, dã ngoại; sử dụng phương pháp trò chơi trong giờ chào cờ đầu tuần và giờ sinh hoạt lớp; sử dụng hình thức giáo dục phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đây
48
cũng là những phương pháp, hình thức có vai trò quan trọng trong GD KNS, tuy nhiên thực tế những phương pháp và hình thức này vẫn chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng trong trường THT Quế Lâm.
Có thể nói nhà trường đã sử dụng nhiều phương pháp, hình thức giáo dục KNS nhằm hình thành kỹ năng cho học sinh. Trong quá trình thực hiện, đã thu hút được đội ngũ GV, NV và PHHS cùng tham gia, bên cạnh đó một số thầy cô giáo chú trọng nhiều đến việc cung cấp kiến thức bộ môn, chưa trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết như có thể nói trước đám đông, biêt chưa kết hợp tốt việc GDKNS cho HS với việc truyền thụ kiến thức môn học trên lớp. Do vậy, nhà trường cần phải tiếp tục đổi mới các phương pháp, hình thức giáo dục bằng cách phối hợp nhiều hình thức giáo dục khác nhau, phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý HSTHPT. Có biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện việc giáo dục lồng ghép KNS trong hoạt động dạy và học trong nhà trường, như vậy GD KNS sẽ đạt được kết quả cao.
2.3.4. Kết quả đạt được về giáo dục KNS cho học sinh
Bảng 2.8. Đánh giá kết quả đạt đƣợc về giáo dục KNS cho HS
TT Nội dung Mức độ đánh giá Tốt thƣờng Bình Chƣa tốt SL % SL % SL % 1 Đội ngũ CBGV, NV đã có nhận thức về GD KNS 52 62,7 27 32,5 4 4,8 2 Nội dung, chương trình xây dựng phù hợp,
phương pháp, hình thức được sử dụng có hiệu quả với đối tượng HS
30 36,1 33 39,8 20 24,1 3 Đánh giá kết quả GDKNS thông qua
PHHS 27 32,5 38 45,8 18 21,7 4 Kỹ năng sống được hình thành qua các hoạt
động tập thể, NGLL, các cuộc thi và hoạt động của Đoàn TN
38 45,8 22 26,5 23 27,7 5 Kỹ năng sống được hình thành thông qua
dạy học của GV bộ môn 32 38,6 38 45,8 13 15,6 6 CBQL, GV, NV, PHHS nhận xét về kết quả
49
Kết quả thu được qua bảng 2.8 cho thấy, giáo dục KNS trong nhà trường bước đầu đã có kết quả. Cụ thể:
- Đội ngũ CBQL,GV, NV của trường có nhận thức đầy đủ về mục tiêu, tầm quan trọng, chương trình nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống (Tốt 62,7%).
- Nội dung, chương trình được xây dựng, các phương pháp, hình thức được sử dụng bước đầu có hiệu quả đối với hoạt động GD KNS cho học sinh của trường (Tốt 36,1%).
- Trong quá trình GDKNS nhà trường cũng đã chú trọng đến việc lồng ghép với các hoạt động tập thể, NGLL, các cuộc thi và hoạt động của Đoàn TN (Tốt 45,8%) và hoạt động dạy học của GV bộ môn (38,6). Kết quả đánh giá GD KNS cho học sinh nhà trường từ mức trung bình trở lên (đạt 68,7%). Kết quả này chưa phải là cao nhưng nó đã góp phần hình thành cho học sinh kỹ năng, thái độ và hành vi trong cuộc sống.
- Phía cha mẹ học sinh thông qua các cuộc họp PHHS, qua trao đổi gặp gỡ với giáo viên chủ nhiệm đã nắm bắt rõ thêm sự cần thiết phải GD kỹ năng sống cho học sinh và cách giáo dục phù hợp. Cha mẹ học sinh đã quan tâm hơn đến việc giáo dục KNS cho con em minh khi các em ở gia đình, cha mẹ không chỉ nhắc nhở các em học văn hóa mà chú ý đến hình thành KNS.
Từ thực tiễn quan sát tại nhà trường, cho thấy các em học sinh, thông qua chương trình, phương pháp hình thức giáo dục KNS giúp các em có nhận thức rõ hơn về KNS, nhiều học sinh đã chủ động tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động xã hội cộng đồng, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ từ thiện; Học sinh biết chăm sóc, gìn giữ sức khỏe, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học và trong khuôn viên của trường; biết tham gia giao thông đúng luật, vui chơi đúng cách không xảy ra tai nạn thương tích.