9. Cấu trúc của luận văn
3.4.3. Kết luận rút ra qua thực nghiệm
Thao tác lập luận bác bỏ là một thao tác lập luận hữu ích và rất cấn
thiết đối với học sinh không chỉ trong quá trình làm văn nghị luận mà cả trong cuộc sống thực tế hằng ngày. Rèn kĩ năng lập luận bác bỏ là rèn cho học sinh một tư duy phê phán, một năng lực phân biệt cái đúng, cái sai, một khả năng lập luận sắc sảo để bảo vệ cái đúng, cái chân lí. Hơn nữa, lập luận bác bỏ rất cần thiết trong làm văn nghị luận vì nó giúp cho học sinh viết văn chặt chẽ hơn, lôgic hơn, bày tỏ quan điểm rõ ràng và toàn diện, từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng làm văn cho học sinh. Với sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và học sinh, việc tổ chức hoạt động học tập sáng tạo mới mẻ cùng với hình thức luyện tập hợp lí, vận dụng lập luận bác bỏ vào việc giải quyết hệ thống bài tập cụ thể đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng làm văn nghị luận cho học sinh lớp 11 THPT.
Đề tài có khả năng ứng dụng vào thực tế dạy học văn nghị luận cho học sinh không chỉ ở khối lớp 11 mà cả khối lớp 12 và đã mang lại hiệu quả nhất định, vì thế đề tài cần được tiếp tục bổ sung và phát triển thêm.
KẾT LUẬN CHUNG
Đại văn hào Nga M. Gorki đã từng nói: "Văn học là nhân học". Văn học chính là người, theo đúng nghĩa của nó. Nhiều người khác lại cho rằng "chất nhân văn" ngoài xã hội phụ thuộc phần lớn vào chất lượng dạy học văn ở trong nhà trường phổ thông. Tất cả những điều đó cho dù cách diến đạt có khác nhau, nhưng đều đề cao, coi trọng vấn đề dạy học văn.
Có thể nói rằng, trong vấn đề dạy học văn ở nhà trường phổ thông thì dạy học Làm văn có một vị trí rất quan trọng. Nó được xem là phân môn có tính chất công cụ và có tính tổng hợp. Làm văn là môn học giúp hình thành và phát triển khả năng tạo lập văn bản. Không chỉ trang bị, bồi dưỡng, củng cố cho các em những kiến thức cần thiết, rèn luyện cho các em kĩ năng cơ bản mà còn trang bị cho các em những kĩ năng học tập, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Và quan trọng hơn nữa là trau dồi tư tưởng, tình cảm, giáo dục bồi dưỡng về tư tưởng đạo đức cũng như xây dựng cho các em lối sống lành mạnh góp phần vào quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Ngoài ra còn tăng cường phát triển toàn diện cho học sinh cả về thể chất và xúc cảm thẩm mĩ, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, xây dựng cho học sinh một bản lĩnh trong hiện tại và tương lai.
Thực hiện đề tài này mặc dù vẫn chỉ là những suy nghĩ tìm tòi bước đầu song mục tiêu của luận văn chúng tôi hướng đến không nằm ngoài những mục tiêu trên. Trong luận văn của chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu một phần chương trình Làm văn lớp 11 THPT, đó là giờ dạy phân môn Làm văn nhằm rèn cho học sinh kĩ năng phân biệt cái đúng, cái sai, tư duy phê phán bác bỏ một vấn đề sai lầm, rèn kĩ năng lập luận bác bỏ một cách linh hoạt, thuần thục và chính xác. Cũng giống như một giờ học Ngữ văn chung nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, không còn là cách người thầy truyền thụ giảng dạy theo phương pháp truyền thống, học sinh tiếp thu một cách thụ động thầy đọc trò chép, mà thay vào đó là hướng tới hoạt động chủ động của
học sinh. Giờ học mà chúng tôi hướng tới là một giờ học tích cực trong đó người giáo viên đóng vai trò là người điều khiển tổ chức, học sinh vừa là đối tượng của hoạt động dạy vừa là chủ thể của hoạt động học. Với mục tiêu rèn luyện cho học sinh phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì người giáo viên phải là người truyền lửa cho học sinh, khơi dậy niềm say mê với môn học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi cá nhân học sinh. Biến nhu cầu học văn là một nhu cầu thực sự từ bên trong bản thân học sinh, chuyển hứng thú từ giáo viên thành hứng thú của mỗi học sinh. Giờ dạy chúng tôi hướng đến theo phương pháp dạy học tích cực còn là việc giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học sao cho phù hợp.
Để nâng cao chất lượng hiệu quả của việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh lớp 11 THPT chúng tôi cũng đề cập đến vấn đề sự phối hợp hài hoà giữa các thao tác của giáo viên và hoạt động của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Để rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh lớp 11 THPT trước hết cần có sự nỗ lực tâm huyết cũng như chuẩn bị chu đáo của người giáo viên như việc đổi mới tư duy dạy học, kết hợp giữa giảng dạy lí thuyết và thực hành, chuẩn bị kĩ lưỡng các bước kiểm tra đánh giá. Việc chấm và trả bài cũng là một khâu hết sức quan trọng đối với việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ của học sinh. Đối với giáo viên, giờ trả bài sẽ đánh giá kĩ thuật ra đề; độ chính xác, công bằng trong khâu chấm điểm; song đặc biệt giờ trả bài còn đánh giá cả phẩm chất của giáo viên dạy văn trong những lời phê, lời nhận xét. Có một thực tế cho thấy, học sinh không hứng thú với việc học văn, viết văn cũng bởi những lời nhận xét thờ ơ của giáo viên. Xin đưa ra một số ví dụ: bài viết sơ sài; bài viết đủ ý; bài tạm được; bài viết khá; bài viết còn sai chính tả...Có
những bài viết giáo viên chỉ nhận xét một cách đơn giản như vậy thì học sinh sẽ rất khó nhận ra điểm mạnh của mình để phát huy và càng khó hơn khi xác
định những điểm yếu, những sai sót để sửa chữa. Nguyên nhân của hiện trạng này có thể là do thời gian hạn chế: giáo viên vội vàng, chưa đọc kĩ bài viết của học sinh...Tuy vậy cũng có những giáo viên luôn tận tâm trong việc chấm và trả bài, đặc biệt cẩn thận trong những lời phê, lời nhận xét. Có thể đưa ra một số ví dụ: Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc
cô cần nó nhất. Em đã thực sự thành công đấy. Mong em tiếp tục thành công
( Đề bài: Bản chất của thành công); em đã có nhiều tiến bộ, cần cố gắng hơn
nữa; em không nên viết hai màu mực trong bài kiểm tra... Thiết nghĩ những lời phê, nhận xét tuy ngắn gọn song sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh nếu người giáo viên biết nhận xét chính xác và biết động viên tinh thần học sinh... Bên cạnh đó giáo viên là người hướng dẫn học sinh những kĩ năng cơ bản trong việc tự học, tự đánh giá và tổ chức hoạt động học của bản thân.
Trong quá trình tổ chức rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh chúng tôi tổ chức các giờ học cụ thể bao gồm: tổ chức dạy học lí thuyết, tổ chức giờ luyện tập thực hành, tổ chức giờ trả bài phối hợp lồng ghép các hoạtt động giữa giáo viên và học sinh ứng với mỗi tiết học trên cơ sở nghiên cứu kĩ nội dung chương trình SGK Ngữ văn 11 THPT phân môn Làm văn. Chúng tôi tiến hành rèn luyện thao tác lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh lớp 11 theo các bước sau:
Thứ nhất, trên cơ sở trang bị củng cố cũng như yêu cầu học sinh nắm thật chắc những kiến thức về thao tác lập luận bác bỏ, chúng tôi tiến hành rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập luận bác bỏ thông qua việc rèn luyện cho học sinh tạo lập đoạn văn bản nghị luận hoặc khả năng làm văn miệng.
Thứ hai, Chúng tôi rèn luyện kĩ năng sử dụng lập luận bác bỏ vào trong làm văn nghị luận, cả dạng nghị luận văn học và nghị luận xã hội, trong cả giờ lí thuyết, thực hành, trả bài và đọc hiểu văn bản.
Chúng tôi tiến hành luyện tập để rèn kĩ năng lập luận bác bỏ cho học sinh thông qua một số hình thức luyện tập đa dạng như rèn kĩ năng nói, rèn kĩ
năng viết qua việc đưa ra một hệ thống đề tài nghị luận mở, khuyến khích học sinh sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận đó.
Bên cạnh đó, chúng tôi đề xuất ba dạng bài tập tiêu biểu có hiệu quả trong việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận. Thứ nhất, chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập nhận diện nhằm kiểm tra những kiến thức lí thuyết về thao tác lập luận bác bỏ. Thứ hai, chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập luyện tập vận dụng. Thứ ba, chúng tôi đề xuất dạng bài tập chữa lỗi trong lập luận bác bỏ. Cuối cùng chúng tôi tiến hành thực nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn, khả thi của hướng đi, đề xuất mới đề cập trong luận văn và thu được những thành quả nhất định tuy còn nhiều thiếu sót và hạn chế.
Từ việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh lớp 11 THPT, chúng tôi mong muốn giúp cho học sinh có được kĩ năng sử dụng lập luận bác bỏ vào trong những bài viết của mình, khiến những bài viết ấy càng trở nên chặt chẽ, chính xác và thuyết phục hơn, từ đó phát triển tư duy phê phán, năng lực nhận biết vấn đề, và kĩ năng bảo vệ những điều đúng đắn, làm cho việc làm văn trở nên gần gũi với đời sống, với suy nghĩ của học sinh hơn. Đó là những kĩ năng cần thiết giúp các em vững bước trên đường đời của mình.
Như chúng ta đã biết “dạy tốt” thì mới “học tốt”. Vì vậy, thực hiện
theo chương trình, sách giáo khoa đổi mới, thiết nghĩ, giáo viên cũng phải đổi mới cách dạy, đó là dạy học theo hướng gợi mở, khuyến khích học sinh làm việc, suy nghĩ và cuối cùng đi đến kết luận. Giáo viên chỉ nên định hướng, tuyệt nhiên không nên làm thay công việc của học sinh, đó là việc học sinh tự khám phá mặt ưu điểm của các thao tác lập luận và biết cách phối hợp các thao tác đó trong bài văn nghị luận. Bàn lại vấn đề trên, sẽ là không mới đối với những giáo viên dày dạn kinh nghiệm trong nghề, nhưng chúng tôi hi vọng sẽ là có thể góp chút ý tưởng đối với những giáo viên mới vào nghề, giúp học sinh có thể học tốt phân môn Làm văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A, Nguyễn Thị Ngân Hoa (9/2009), Các dạng đề và hướng dẫn làm bài nghị luận xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Lê A (chủ biên), Phạm Thị Huệ, Trần Văn Toàn, Nguyễn Thị Hồng Vân,
Trần Văn Vụ (2009), Thực hành Làm văn lớp 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Lê A (chủ biên), Phạm Thị Huệ, Trần Văn Toàn, Nguyễn Thị Hồng Vân, Trần Văn Vụ (2009), Thực hành Làm văn lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Lê A, Đình Cao (1992), Làm văn tập 1 và 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Lê A, Nguyễn Trí, Làm văn giáo trình đào tạo giáo viên hệ Cao đẳng sư phạm. 6. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm (1985),
Ngữ pháp văn bản và việc dạy Làm văn, Nxb GD, Hà Nội.
7. Lê Ngọc Bảy, Một số giải pháp nhằm nâng cao tính thực hành trong dạy Làm văn ở THCS, Luận văn thạc sĩ KHGD, Huế thành 10/2001.
8. Trần Thanh Đạm, Nguyễn Đăng Mạnh, Phƣơng Lựu (1995), Môn Văn
và Tiếng Việt, tập II, (Tài liệu BDTX chu kì 1993-1996 cho giáo viên THPT),
Vụ giáo viên.
9. Triệu Truyền Đống (1999), Phương pháp biện luận, Nxb GD, Hà Nội. 10. Phạm Minh Hạc (1998), Tâm lí học, tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Đỗ Kim Hồi (1997), Nghĩ về công việc dạy văn , NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Hiểu văn, dạy văn, NXB ĐHQG, Hà Nội. 13. Đỗ Quang Huy (NCGD số 4/1994), Việc rèn luyện năng lực văn cho học sinh. 14. Hoàng Đức Huy (2004), Phương pháp Làm văn thuyết minh, nghị luận,
Nxb ĐHQG, TPHCM
15. Vũ Ngọc Khánh (2000), Bí quyết giỏi văn, năm 2000, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Nguyễn Xuân Lạc (2009), Chuẩn bị kiến thức làm bài thi môn văn, NXB ĐHQG, Hà Nội.
18. Phan Trọng Luận, Trƣơng Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt (2008), Phương pháp dạy học văn, NXB ĐHQG, Hà Nội.
19. Phan Trọng Luận (3/2009), Thiết kế bài học Ngữ văn 12 (tập một), NXB Giáo dục.
20. Phan Trọng Luận (1969), Rèn luyện tư duy giảng dạy văn học, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
21. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2006), Thiết kế Ngữ Văn 11, Nxb GD 22. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2000), Phương pháp dạy học văn, Nxb
ĐHQG, Hà Nội.
23. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên)(2006) Sách giáo khoa Ngữ Văn 11,
Nxb GD, Hà Nội.
24. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006) Sách giáo viên Ngữ Văn 11,
Nxb GD, Hà Nội.
25. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), Sách bài tập Ngữ Văn 11,
Nxb GD, Hà Nội.
26. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK Ngữ văn 11 THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
27. Nguyễn Đăng Mạnh (2008), Muốn viết được văn hay, NXB Giáo dục, Hà Nội. 28. Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống (2003), Văn bồi dưỡng học sinh giỏi THPT, NXB ĐHQG, Hà Nội.
29. Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Ban, Trần Hữu Phong (2000),
Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ thông, Nxb
ĐHQG Hà Nội.
30. Nguyễn Quang Ninh (1984), Dạy cho học sinh biết viết một đoạn văn,
31. Nguyễn Quang Ninh (1981), Một vài suy nghĩ bước đầu dạy cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn, Tài liệu tổng hợp.
32. Nguyễn Quang Ninh (1993), Phương pháp đánh giá nội dung bài làm văn học sinh, Tạp chí nghiên cứu giáo dục.
33. Nguyễn Quang Ninh (1993), 150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
34. Nguyễn Quang Ninh (2000), Một số vấn đề dạy ngôn bản nói và viết theo hướng giao tiếp, NXB Giáo dục, Hà Nội.
35. Nguyễn Quang Ninh (NCGD số 12/1995), Từ việc lập đề cương trong ngữ pháp văn bản đến việc lập dàn ý trong bài làm văn của học sinh.
36. Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Ban, Trần Hữu Phong (2000), Luyện
cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh, NXB ĐHQG Hà Nội.
37. Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Viết Chữ, Nguyễn Thuý Hồng, Dƣơng
Tuấn Anh (2005), Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên THPT về
đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, Viện nghiên cứu sư phạm, NXB
Đại học sư phạm Hà Nội.
38. Nguyễn Quốc Siêu, Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
39. Trần Đăng Suyền (1984), Từ điển văn học (tập 2), Nxb KHXH, Hà Nội. 40.Trần Đình Sử (2001), Bàn về vấn đề dạy Làm văn trong chương trình sách giáo khoa ở THPT, Tạp chí ngôn ngữ.
41. Đỗ Ngọc Thống (2001), Đổi mới phương pháp dạy học Làm văn cấp THPT (tập 1), Nxb Hà Nội.
42. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Nguyễn Thanh Huyền (2010), Dạy và học nghị luận xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội.
43. Lê Thanh Tông, Nguyễn Lệ Thu, Phương pháp làm bài văn nghị luận,
44. Nguyễn Huy Quát, Hoàng Hữu Bội, Một số vấn đề về phương pháp dạy
học văn trong nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.
45. Bảo Quyến (2007), Rèn kĩ năng làm văn nghị luận, NXB Giáo dục, Hà Nội. 46. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội (2010). 47. Sách giáo khoa Ngữ văn 11 nâng cao, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội (2010). 48. Tuyển tập đề bài và bài làm văn nghị luận xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội (2010). 49. Nâng cao kĩ năng nghị luận, NXB Giáo dục.