Mối quan hệ giữa các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh lớp 11 kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận (Trang 29 - 35)

9. Cấu trúc của luận văn

1.1.3.Mối quan hệ giữa các thao tác lập luận trong văn nghị luận

1.1.3.1.Các thao tác lập luận cơ bản

Do đặc trưng của việc bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề xã hội hay văn học nào thì rất cần có sự kết hợp thành thạo giữa các thao tác nghị luận, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. Bên cạnh những thao tác diễn dịch, quy nạp các em đã được học ở THCS, thì lên bậc THPT các em tiếp tục được làm quen với các thao tác lập luận sau đây:

- Giải thích: Là thao tác sử dụng lí lẽ phân tích để lí giải , giảng giải, cắt nghĩa

cho người đọc, người nghe hiểu rõ về một vấn đề nào đó.

Trong làm văn nghị luận thao tác lập luận giải thích được thể hiện giải thích rõ khái niệm những nhận định, nhận xét, các từ ngữ khó, nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa tường minh, hàm ẩn, có khi tập trung giải thích mối quan hệ giữa các khái niệm.

Giải thích phải sát với khái niệm, đúng trọng tâm, không xa đề, không lạc đề. Lời văn giải thích phải sáng rõ, ngắn gọn, chặt chẽ, hợp lôgic.

Ví dụ: Giải thích câu thơ sau:

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

(Truyện Kiều- Nguyễn Du) Đây là câu thơ thứ 3 và 4 của Truyện Kiều. Câu thơ thể hiện sự chiêm nghiệm phổ quát của đại thi hào về cõi nhân sinh: chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Cuộc bể dâu là những đổi thay lớn lao bất ngờ ngoài sự toan tính

và mong muốn của con người, gây ra nhiều nỗi đau thương. Trong cuộc vần xoay đó làm bật lên những thân phận bất hạnh khiến Nguyễn Du vô cùng thương xót, bất bình. Chinh phụ ngâm cũng có ý thơ gần như vậy: Thuở trời

đất nổi cơn gió bụi; khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.

- Phân tích: Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ

phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.

Tác dụng của phân tích là thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa hình thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái giá trị hoặc cái phi giá trị của đối tượng. Riêng đối với tác phẩm văn học, phân tích là để khám phá ba giá trị của văn học: nhận thức, tư tưởng và thẩm mĩ.

Phân tích phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí. Sau khi phân tích tìm hiểu từng bộ phận, chi tiết phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc và trình bày ngắn gọn.

Ví dụ: Phân tích câu thơ sau:

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu

(Nguyễn Khuyến)

Từ xanh ngắt gợi tả không gian trời thu cao xanh vời vợi, nền trời là

vắng, yên tĩnh. Cụm từ mấy tầng cao đã diễn tả không gian sâu thẳm vô cùng. Trên nền không gian bao la ấy, tác giả điểm xuyết một cành trúc. Từ láy phơ giàu sức tạo hình, gợi tả cành trúc khẳng khiu, thanh mảnh, nhẹ nhàng,

thưa thớt lá, đang đong đưa trong làn gió nhẹ của chiều thu. Nhờ cần trúc với dáng nét lơ phơ mà cảnh thu có vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng, thanh thoát.

- Chứng minh: là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ

một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.

Để chứng minh chúng ta nên đưa lí lẽ trước khi chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau.

Ví dụ: Học giả Trung Quốc Lâm Ngữ Đường khi bàn về hạnh phúc có nói "Hạnh phúc của ta thuộc về cảm giác". Hãy chứng minh.

Mỗi người có một cảm giác về hạnh phúc khác nhau nhưng xét cho cùng đó là niềm hân hoan vui sướng của tâm hồn, ta thấy hạnh phúc ánh lên trong đôi mắt của người cha khi đưa con xa về thăm nhà, hạnh phúc tuôn trao từng giọt nước mắt của mẹ lần đầu nghe con bập bẹ tiếng mẹ thiêng liêng. Một tiếng nói ríu rít của trẻ thơ, một tiếng nước reo sôi trong căn phòng ấm áp, ánh đèn vàng dịu dàng hắt qua khe cửa một chiều đông buốt giá cũng là những vang ngân nhẹ nhàng của hạnh phúc trong khúc giao hưởng cuộc đời. Tôi nhớ có lần đã nghe tiếng reo vui sướng và nét mặt rạng rỡ của cậu bé khi ngắm bình minh trên biển. Niềm vui khi nhìn thấy vẻ đẹp của hừng đông, hạnh phúc đơn sơ của cậu bé gợi tôi nghĩ đến cảm giác hạnh phúc khi biết lắng nghe, cảm nhận những âm thanh, vẻ đẹp của cuộc sống. [47, 214]

(Trích bài làm của học sinh)

- Bình luận: Là bàn bạc, đánh giá vấn đề, sự việc hiện tượng, chỉ ra sự đúng,

sai, phải, trái, lợi hại để nhận thúc một cách đúng đắn về đối tượng từ đó có cách ứng xử phù hợp, có phương châm hành động đúng đắn. Đây là thao tác

tổng hợp bởi nó bao hàm cả công việc giải thích lẫn chứng minh, nó đòi hỏi người viết phải có vốn hiểu biết rộng và tư duy độc lập cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: "Có người đã từng nói: Để có được thành công là ao ước của biết bao nhiêu người nhưng người ta chỉ đạt được điều đó khi đã trải nghiệm và biết sống thành thật với chính mình". Muốn thành công bắt buộc ta phải qua nhiều trải nghiệm và không trải nghiệm nào lại phù hợp hơn sự thất bại để ta có thể rút ra được những bài học quý giá giúp ta trưởng thành vững vàng hơn, những thất bại cũng là những cầu nối để ta sống thật với chính mình, biết ta còn những khuyết điểm sai sót để sửa chữa mà không hề chạy trốn. Thất bại chỉ là thất bại khi ta không chiến thắng được chính bản thân mình, không tin mình và buông xuôi, điều ấy có nghĩa là ta không còn là ta nữa, ta không sống mà ta chỉ tồn tại, hãy nhớ rằng "khi nhìn lại đời mình trong những giờ phút kiên gan, chống chọi với mọi nghịch cảnh, bạn sẽ thấy rằng những khoảnh khắc bạn sống thực sự là những lúc bạn làm điều gì hết lòng" (Henry Prummond). Khi gặp thất bại bạn đừng bi quan, hãy hết lòng vì ước mơ và nhất định chúng ta sẽ thành công [47, 188].

(Trích bài làm của học sinh)

- Bác bỏ: Lập luận bác bỏ là thao tác dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán, gạt

bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,... Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục nghe. Có thể bác bỏ lập luận bằng cách bác bỏ luận điểm, luận cứ và cách lập luận.

Ví dụ: Có một số người có qua điểm "AIDS là vấn đề y học, không phải

vấn đề xã hội", để bác bỏ ý kiến trên có người đưa ra lập luận sau: "AIDS có tính đặc thù của nó. Đó là sự lây lan, sự nguy hiểm chết người và nguy hại xã hội...Do dễ lây lan mà từ bênh tật của cá thể biến thành mối nguy cơ của toàn xã hội. Và dù bạn có giữ mình thế nào, cũng khó tránh một lần sơ sẩy. Hiện này người mắc bệnh AIDS đã tới 2 triệu rưỡi, người nhiểm HIV có tới 14 triệu. Như vậy, đến năm 2000 thì số người mắc bệnh sẽ là 14 triệu, còn

người nhiễm sẽ là 50 triệu- 100 triệu. Và trong khi toàn dân ai cũng nói tới mối hiểm hoạ đại dịch AIDS thì sao các bạn có thể thản nhiên coi đó chỉ là vấn đề y học mà thôi ?" [9, 64].

Trước những con số đáng giật mình mà không thể nghi ngờ thì mọi người phải tin rằng AIDS quả là một vấn đề xã hội nghiêm trọng. Ở đây con số đã có một sức mạnh hùng biện to lớn. Đó là cách bác bỏ dựa vào những chứng cứ xác thực và lí lẽ linh hoạt.

- So sánh: Là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối

tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm. Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản. Tác dụng của so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.

Ví dụ: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa”… Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so

tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại so tiếng hát trong với nước ngọc tuyền (suối ngọc). Những người này không miêu tả trực tiếp tiếng suối. Chỉ có Nguyễn Trãi cho tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu thơ này. Có thể chẳng phải ngẫu nhiên Nguyễn Trãi sành âm nhạc. Bác Hồ cũng thích âm nhạc. Tiếng hát của một danh ca Pháp từng thích nghe thời trẻ, đến tuổi bảy mươi Bác còn nhờ chị Mađơlen Rípphô tìm lại hộ. Tiếng suối ngàn của đất nước hay đó là tiếng hát của trái tim người nghệ sĩ yêu đời. (Lê Trí Viễn)

1.1.3.2. Mối quan hệ giữa thao tác lập luận

Thao tác lập luận bác bỏ là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống các thao tác lập luận. Tuy rằng mỗi thao tác lập luận lại đáp ứng những mục tiêu cụ thể: Giải thích để làm rõ và giới hạn khái niệm; phân tích để đi

đề; bác bỏ để làm nổi bật sự đúng đắn của vấn đề; bình luận để đánh giá nâng cao và mở rộng vấn đề [2, 23].

Trong thực tế, rất hiếm những trường hợp làm văn nghị luận chỉ sử dụng một thao tác lập luận duy nhất. Bởi vậy, cần phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận như một cách thức để đáp ứng yêu cầu của bài làm văn nghị luận.

Mỗi thao tác lập luận có vai trò, vị trí, có đặc điểm và ưu thế đặc biệt riêng và để triển khai được rõ nét toàn diện trọn vẹn một cách hoàn hảo ý tưởng của người viết, không thể không so sánh mức độ quan trọng nhất giữa các thao tác. Bởi lẽ một bài làm văn nghị luận không hoặc rất ít khi sử dụng đơn lẻ một thao tác lập luận mà thường là sử dụng phối hợp một tổ hợp các thao tác lập luận khác nhau. Nếu chỉ sử dụng một thao tác đơn lẻ sẽ khiến người viết lúng túng thụ động, gián hạn phạm vi diễn đạt của mình, bố cục bài viết sẽ trở nên lỏng lẻo, ý tứ diễn đạt thì nghèo nàn, sơ sài, đơn điệu. Một bài nghị luận thành công không chỉ sử dụng thuần tuý một thao tác lập luận. Trong văn nghị luận các thao tác trên không tách rời riêng rẽ mà luôn kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn.

Tuy nhiên, sự kết hợp các thao tác lập luận không có nghĩa là sử dụng chúng một cách ngang hàng nhau, càng không được hiểu rằng trong mọi trường hợp thao tác này phải có vai trò lớn hơn thao tác kia và ngược lại. Khi tổ chức một bài văn nghị luận không phải bất kì kiểu bài nào cũng cần huy động đầy đủ các thao tác lập luận. Tuỳ thuộc vào vấn đề, vào đối tượng tiếp nhận mà người viết có thể lựa chọn một số thao tác nhất định. "Ví dụ khi vấn

đề đưa ra là một chân lí đã được thừa nhận thì có thể không cần đến việc giải thích, một đoạn văn chỉ có thể triển khai theo một thao tác diễn dịch hoặc quy nạp, hoặc với người viết để được đưa ra thì có thể không cần giải thích, chứng minh mà cần đi sâu vào phân tích, tổng hợp. Bởi thế trong một đoạn văn một bàn văn nghị luận sẽ có một hoặc hai thao tác chính có vai trò nòng

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh lớp 11 kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận (Trang 29 - 35)