9. Cấu trúc của luận văn
2.4.2. Cách thức luyện tập
2.4.2.1. Rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong giờ học lí thuyết * Mục đích
Rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong giờ học lí thuyết nhằm cũng cố sâu sắc những kiến thức về khái niệm, yêu cầu và cách thức bác bỏ. Đồng thời biết vận dụng lí thuyết vào thực hành, giải quyết những bài tập luyện tập. Chính vì vậy mà dạy học lí thuyết phải lồng ghép với thực hành. Đối với bài thao tác lập luận bác bỏ có thể tiến hành theo hai cách: Cách thứ nhất đi từ giảng lí thuyết đến minh hoạ bằng đoạn văn mẫu, sau đó yêu cầu học sinh lấy ví dụ minh hoạ về thao tác lập luận bác bỏ. Cách thứ hai đi từ những bài tập mẫu, giúp học sinh chiếm lĩnh, khám phá văn bản mẫu, sau đó học sinh tự mình rút ra kết luận và hình thành khái niệm.
Trong hai cách hình thành khái niệm và những kiến thức lí thuyết cơ bản trên thì cách đưa bài tập mẫu rồi để học sinh tự hình thành khái niệm là cách thức được các giáo viên thường xuyên tiến hành ở các lớp học đầu cấp. Tuy nhiên việc lựa chọn văn bản mẫu phải được chọn lọc kĩ lưỡng, phải đảm bảo tính chuấn mực, thẩm mĩ cũng như có khả năng kích thích tư duy học sinh, để từ đó hình thành kiến thức lí thuyết đúng đắn và chuẩn mực.
Khi tiến hành lồng ghép giữa lí thuyết và thực hành chúng ta có thể sử dụng hai phương pháp là diễn dịch và quy nạp. Diễn dịch và quy nạp đều là những thao tác tư duy lôgic quen thuộc và không qua khó trong cách tiếp nhận của học sinh. Nếu diễn dịch đi từ một nguyên lí chung suy ra những hệ luận, những đoán định cụ thể, đi từ cái chung đến cái riêng, từ khái quát đến cụ thể; thì quy nạp là quá trình suy nghĩ vận động, tự xem xét những bộ phận, đối tượng riêng lẻ để tìm mối liên hệ bản chất giữa chúng với nhau, từ đó nâng lên thành nhận định khái quát và những đặc điểm tính chất chung của chúng. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng đòi hỏi người giáo viên phải thực sự linh hoạt, chủ động trong quá trình sử dụng chúng.
Ngoài ra còn có thể sử dụng kiểu trình bày tổng- phân - hợp, đây là cách thức tổng hợp đi từ những vấn đề khái quát đến những vấn đề cụ thể và cuối cùng là khái quát nâng cao và mở rộng vấn đề.
Có thể nói với mục đích rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ là lồng ghép giữa lí thuyết và thực hành đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của một giờ học rèn luyện thao tác lập luận bác bỏ cho học sinh lớp 11 ở THPT.
* Nội dung
Trong giờ lí thuyết, để rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ thành công và hiệu quả, giáo viên nên sử dụng hệ thống bài tập nhận diện về mục đích, yêu cầu và cách thức bác bỏ. Có hai nội dung quan trọng trong giờ học lí thuyết là kiến thức lí thuyết đơn thuần và vận dụng kiến thức lí thuyết để làm các bài tập.
* Phương pháp
Giáo viên cung cấp thông tin, đưa văn bản mẫu, tổ chức cho học sinh quan sát, tìm hiểu văn bản bằng hệ thống câu hỏi khoa học, chính xác. Từ đó học sinh nhận biết được thao tác lập luận bác bỏ và nhận biết được cách thức bác bỏ thông qua văn bản mẫu đó.
Ví dụ:
+ Giáo viên đưa văn bản mẫu
"Có một giáo viên Ngữ văn tiểu học khi nhận xét bài làm văn của học sinh có nói: Các em, hôm qua chúng ta viết bài làm văn có nhan đề Tan học về. Bài lần này kết quả ra sao? Chúng ta xem xét hai con số sau sẽ rõ. Lớp chúng ta có 50 người, viết về việc tan học về dọc đường đã quên mình nhảy xuống nước cứu em bé chẳng may bị ngã có tới 20 người, viết về việc nhặt được túi tiền mà nộp cho công an có tới 21 người. Các em hãy xem, làm gì có tới từng ấy em bé nhằm vào lúc các em tan học về để ngã xuống nước cho các em cứu? Dọc đường làm gì có ngần ấy túi tiền cho các em nhặt? Thầy sống
bằng này tuổi rồi, trên đường đến trường hay về nhà mà sao chẳng có được cái may mắn như các em, không một lần nhặt được túi tiền ?"
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu văn bản mẫu thông qua hệ thống câu hỏi, học sinh tự khám phá và trả lời:
a, Trong ví dụ trên, thầy giáo đã vạch ra điều sai lầm gì của học sinh trong việc viết văn?
b, Để vạch rõ sai lầm, thầy giáo đã sử dụng cách thức nào?
+ Giáo viên khái quát, định hướng: Việc vạch ra sai lầm trong ý kiến của người khác là một dấu hiệu nhận biết đó là thao tác lập luận bác bỏ bởi bản chất của bác bỏ là bác đi, gạt đi những ý kiến sai lầm để bảo vệ những ý kiến đúng đắn. Văn bản mẫu nêu trên là minh chứng cho lập luận bác bỏ. Người thầy giáo đã dùng những con số chính xác và những con số này đã có sức mạnh vạch ra được cái sai lầm của học sinh trong việc làm văn theo lối mòn, không chịu sáng tạo, suy nghĩ hoặc coi cóp nhau dẫn đến kết quả thấp.
2.4.2.2. Rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong giờ học thực hành * Mục đích:
Như trên đã phân tích, mục tiêu cao nhất của giờ học lí thuyết là cung cấp những kiến thức lí thuyết cơ bản thì mục tiêu của giờ thực hành là biến những kiến thức lí thuyết trừu tượng kia thành những sự trải nghiệm thực tế. Học sinh biết vận dụng những kiến thức lí thuyết đã học vào giải quyết những vấn đề bài tập sinh động và đa dạng.
Rèn kĩ năng lập luận bác bỏ hay bất cứ một kĩ năng của thao tác lập luận nào cũng không thể tách rời mục tiêu là giúp học sinh tạo lập được một văn bản hoàn chỉnh từ những kiến thức lí thuyết đã học. Kĩ năng tạo lập văn bản có cả kĩ năng tạo lập văn bản nói và kĩ năng tạo lập văn bản viết. Mà bản chất của lập luận bác bỏ là tranh luận và thảo luận thì kĩ năng tạo lập văn bản nói lại càng trở nên quan trọng. Khi nói cần phải đạt đến trình độ nói đúng và nói hay. Nói đúng là nói chính xác vấn đề cần bàn bạc, trao đổi. Nói hay là
nói đúng nhưng cao hơn nữa là thuyết phục được lòng người đọc khiến họ tin và hành động theo mình. Trong thời đại ngày nay rất cần kĩ năng và năng lực nói tốt để phản bác những quan điểm sai lầm và để bênh vực bảo vệ chân lí, bảo vệ những điều đúng đắn. Tuy nhiên, rèn kĩ năng viết trong lập luận bác bỏ cũng rất quan trọng bởi văn nghị luận là loại văn phổ biến trong chương trình Ngữ văn THPT. Những vấn đề của xã hội và văn học luôn được đặt ra và trong đó có cả những điều đúng đắn và cả những điều sai lầm. Điều đó đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng viết thành thạo để gạt bỏ những điều sai lầm và tìm kiếm, bảo vệ những điều đúng đắn. Đó là một năng lực thể hiện tư duy ngôn ngữ của học sinh, không những giúp các em hoàn thiện kĩ năng thực hành mà còn mài sắc tư duy, giúp các em trưởng thành về mặt nhân cách và nâng cao về mặt trí tuệ. Với những mục tiêu cơ bản và quan trọng như vậy thì giờ thực hành có hai hoạt động tiếp nối nhau là rèn kĩ năng nói và rèn kĩ năng viết trong lập luận bác bỏ.
* Nội dung
Trong giờ thực hành, nội dung của giờ thực hành chủ yếu là luyện viết đoạn văn có sử dụng lập luận bác bỏ. Bên cạnh đó còn có những bài tập nhận biết thông qua những đoạn văn bản về lập luận bác bỏ.
* Phương pháp
- Luyện kĩ năng nói cho học sinh trong giờ thực hành thao tác lập luận bác bỏ: Hình thức luyện nói cho học sinh qua giờ thực hành về thao tác lập luận bác bỏ chủ yếu thông qua những tình huống giao tiếp cụ thể. Thông thường một giờ thực hành làm văn với mục tiêu rèn kĩ năng nói được thể hiện dưới hình thức thảo luận nhóm. Đây là một hình thức phát biểu, trao đổi miệng, nhằm bày tỏ quan điểm của mỗi cá nhân trước những vấn đề đặt ra trong học tập, sinh hoạt và cuộc sống. Trong thảo luận, phát biểu miệng, trước một vấn đề được đặt ra thường có nhiều ý kiến, quan điểm không đồng nhất, thậm chí
trái ngược nhau, do vậy mà thông qua tranh luận sẽ đi đến quan điểm thống nhất. Có thể tiến hành rèn kĩ năng nói theo các bước sau:
+ Giáo viên giới thiệu sơ lược về hình thức thực hành là thảo luận nhóm và việc vận dụng lập luận bác bỏ khi phân tích, làm sáng tỏ vấn đề thảo luận. + Giáo viên hướng dẫn học sinh triển khai những vấn đề thảo luận, định hướng học sinh khẳng định hoặc bác bỏ những luận điểm trong vấn đề thảo luận.
+ Tổ chức cho học sinh phát biểu ý kiến của mình, giáo viên để học sinh được thoải mái, dân chủ trong quá trình nói, kích thích những suy nghĩ độc lập, không áp đặt hay gạt phăng những ý kiến trái chiều.
+ Giáo viên tổng kết, nhận xét và đánh giá khả năng luyện tập vận dụng của học sinh, đưa một số tình huống tiếp theo để học sinh thảo luận ở nhà hoặc ở ngoài giờ học.
Ví dụ giáo viên tiến hành giờ rèn kĩ năng nói cho học sinh trong tiết thực hành thao tác lập luận bác bỏ với vấn đề trong thành ngữ "Im lặng là vàng". Các bước tiến hành như sau:
+ Giáo viên nhắc học sinh về hình thức thảo luận nhóm, giáo viên tiến hành chia nhóm, nhóm tự cử trưởng nhóm và hoạt động độc lập với các nhóm khác. + Giáo viên hướng dẫn học sinh triển khai vấn đề thảo luận "Im lặng là vàng". Giáo viên định hướng thời gian thảo luận, nội dung thảo luận và đặc biệt định hướng học sinh suy nghĩ về vấn đề thảo luận ở nhiều chiều, nhiều góc cạnh: Im lặng là vàng, đôi khi quý hơn vàng nhưng cũng có lúc im lặng không là vàng. + Giáo viên tổ chức cho học sinh tự thể hiện ý kiến, quan điểm của mình bác bỏ hay đồng tình với vấn đề trong thành ngữ trên.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá về những bài phát biểu theo hình thức đánh giá chéo nhóm. Nếu có những vấn đề trái chiều giữa các nhóm thì giáo viên tiếp tục tổ chức tranh luận để đi đến thống nhất vấn đề.
+ Giáo viên khái quát, định hướng lại nội dung thảo luận; nhận xét và cho điểm các nhóm: Luận điểm trên có hàm ý khuyên mỗi người trong giao tiếp
cần biết suy nghĩ, lắng nghe, không nên tự bộc lộ mình hoặc can thiệp vào công việc của người khác mới là khôn ngoan, chín chắn. Nhưng mặt khác, nếu trước những người, những việc sai trái mà ta cứ im lặng, không có thái độ gì thì không phải là cách ứng xử đúng đắn.
- Luyện kĩ năng viết cho học sinh trong giờ thực hành thao tác lập luận bác bỏ: Bên cạnh kĩ năng nói thì kĩ năng viết cũng là một trong những kĩ năng quan trọng trong làm văn. Kĩ năng viết được bộc lộ rõ nét nhất qua mỗi bài viết của học sinh trong những giờ kiểm tra trên lớp, hay những bài tập giáo viên giáo cho các em làm ở nhà. Việc rèn kĩ năng viết cho học sinh là một công việc đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều công sức và thời gian. Khi rèn kĩ năng viết giáo viên phải chú ý đến đề tài, vấn đề vừa sức, có ý nghĩa thiết thực đối với học sinh, phát huy được tính sáng tạo, tư duy độc lập và phải phù hợp với quỹ thời gian của học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên phải thu bài, chấm trả bài chính xác, kịp thời, biết động viên những bài có chất lượng tốt, và giải quyết những vấn đề tồn đọng trong mỗi bài viết của học sinh. Song song với việc rèn kĩ năng viết cho học sinh thông qua những bài trên lớp hay ở nhà thì giáo viên cũng nên tổ chức cho học sinh quan sát, tìm hiểu cuộc sống xung quanh sau đó viết bài thu hoạch. Bài thu hoạch là cách gián tiếp kiểm tra năng lực sử dụng lập luận bác bỏ dưới hình thức ngoại khoá.
Tuy vậy, để có thể nhanh chóng thấy được kết quả vận dụng của học sinh thì người giáo viên cần biết tổ chức luyện tập ngay trong những giờ thực hành trên lớp. Giáo viên có thể đánh giá năng lực của học sinh thông qua những bài thực hành nhỏ như viết một đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ với đề tài giáo viên cho sẵn hoặc học sinh tự lựa chọn. Đây là cấp độ luyện tập đơn giản và cơ bản so với việc thực hành luyện tập viết một bài văn hoàn chỉnh. Hơn nữa, trong một bài làm văn nghị luận của học sinh không phải chỉ có vận dụng duy nhất một thao tác lập luận bác bỏ mà là sự kết hợp vận dụng nhiều thao tác khác nhau. Do đó, việc rèn kĩ năng viết tối ưu của
thao tác lập luận bác bỏ là viết một đoạn văn ngắn để bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về vấn đề đặt ra. Giáo viên có thể tiến hành tổ chức rèn luyện kĩ năng viết theo các bước sau đây:
+ Giáo viên nêu vấn đề nghị luận, đưa đề tài, có thể là vấn đề xã hội hoặc vấn đề văn học.
+ Giáo viên nêu nhiệm vụ thực hành và tổ chức cho học sinh luyện tập, học sinh có thể luyện tập theo hình thức nhóm hoặc theo hình thức cá nhân độc lập. + Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả bằng văn bản, tổ chức cho học sinh so sánh kết quả bài làm và đáp án.
+ Giáo viên chọn một bài tiêu biểu để chữa mẫu, rút kinh nghiệm làm bài cho cả lớp.
* Lưu ý
Trong nghị luận xã hội, thao tác lập luận bác bỏ vô cùng cần thiết. Bởi đáp án của một bài văn nghị luận xã hội thông thường luôn có phần bác bỏ những thói quen, cách sống, cách hiểu sai, những biểu hiện xấu cần phải ngăn chặn, loại bỏ… để giáo dục, khuyên răn con người. Khi dùng thao tác lập luận bác bỏ người viết cần tỏ thái độ khách quan, trung thực.
Khi bác bỏ một vấn đề cần xem xét vấn đề đó ở nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau, cần đặt bản thân mình vào trường hợp, tình huống đó để có cảm nhận đầy đủ và bác bỏ vấn đề. Để thuyết phục người đọc, khi bác bỏ một vấn đề nào đó, người viết cần đưa ra lí do chính đáng, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng cụ thể, đồng thời phải đưa ra một đề xuất, một cách hiểu mới hợp lí hơn, đúng đắn hơn.
2.4.2.3. Rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong giờ trả bài * Mục đích
Từ trước tới nay, đa số những giờ trả bài làm văn không được giáo viên coi trọng đúng mức, thậm chí còn có trường hợp bỏ qua hoặc cắt xén thời gian của giờ trả bài để dành cho những bài học khác. Chính vì thế giờ trả bài
chỉ đơn thuần là một giờ giáo viên thông báo điểm bài viết cho học sinh. Nên chăng cần phải nhìn nhận sâu sắc hơn vai trò của giờ trả bài và tác dụng của giờ trả bài trong việc rèn luyện kĩ năng viết văn nói chung và kĩ năng lập luận bác bỏ nói riêng.
Mục tiêu của giờ trả bài làm văn là củng cố lại cho học sinh những kiến thức và kĩ năng làm bài, khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào trong bài viết. Và một điều rất quan trọng trong giờ trả bài là giúp cho học