Hình thành kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh lớp 11 kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận (Trang 37 - 40)

9. Cấu trúc của luận văn

1.1.5.Hình thành kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho

sinh dựa trên các lí thuyết liên quan

1.1.5.1. Dựa trên lí thuyết văn bản

Nói và viết là hai dạng khác nhau của việc sử dụng ngôn ngữ, mỗi dạng có những đặc điểm riêng. Lời nói được quan niệm là dạng nói của ngôn ngữ nói, còn văn bản là sản phẩm dạng viết của ngôn ngữ viết. Do sự khác biệt về đặc tính giao tiếp, kênh giao tiếp, thời gian giao tiếp, mà việc tổ chức

lời nói và văn bản cũng có sự khác nhau. Thường thì lời nói chỉ gồm một vài câu, có cấu trúc đơn giản, nội dung dễ hiểu, vì vậy việc rèn luyện để đạt được một số kĩ năng nhất định nào đó có thể diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Có thể tạo ra được những lời nói đúng bằng việc học truyền khẩu, không qua trường lớp. Những đối với việc tạo văn bản thì tình hình không phải vậy. Văn bản là một tổ chức phức tạp về nội dung, chặt chẽ về kết cấu, đa dạng về phong cách vì vậy chỉ khi được học tập, rèn luyện, chúng ta mới có thể xây dựng được văn bản tốt. Do đó có thể nói rằng, môn Làm văn là môn học dạy cho học sinh biết cách xây dựng văn bản chứ không phải xây dựng lời nói. Làm văn miệng vì thế được quan niệm là dạng nói của ngôn ngữ viết, hay cụ thể hơn là dạng nói của văn bản chứ không phải lời nói.

Lí thuyết văn bản đã góp phần đắc lực cho việc đề xuất những nội dung lí thuyết và đặt ra những kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh trong môn Làm văn ở nhà trường. Ví như chúng ta thường nhắc cho học sinh cần viết văn cho mạch lạc, bố cục rõ ràng, ý tứ chặt chẽ, tất cả những điều này gắn liền với những lí thuyết về liên kết, về kết cấu, và về lí thuyết lập luận được xem xét trong những lí thuyết về văn bản.

Những lí thuyết về văn bản không chỉ giúp cho học sinh xây dựng văn bản mà còn giúp cho học sinh tiếp nhận văn bản nhanh chóng, chính xác; không phải chỉ giúp học sinh viết được những bài làm văn tốt mà còn giúp các em xây dựng các bài viết thuộc mọi bộ môn khoa học một cách hiệu quả.

1.1.5.2. Dựa trên lí thuyết giao tiếp

Như đã nói ở trên, văn bản là đơn vị giao tiếp cơ bản nhất của ngôn ngữ. Làm văn là làm các loại văn bản, mà văn bản là đơn vị giao tiếp cơ bản, vì vậy chúng ta có thể nói, làm văn chính là làm các loại văn bản để giao tiếp. Điều này có nghĩa là, việc làm văn có quan hệ với một lí thuyết khác bên cạnh lí thuyết văn bản. Đó là lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ.

Những hiểu biết về mục đích giao tiếp, đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản sinh văn bản cũng như tạo lập văn bản. Khi xây dựng văn bản chúng ta khống thể chỉ biết cách tổ chức các đơn vị ngôn ngữ, chỉ chú ý các nhân tố ngôn ngữ mà còn cần phải chú ý tới việc xử lí mối quan hệ giữa bài viết với những nhân tố khác nằm ngoài hệ thống ngôn ngữ. Những hiểu biết này càng cụ thể, phong phú thì hiệu quả giao tiếp càng cao, việc lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ càng thoả đáng. Như vậy, một mặt văn bản được xây dựng cần đảm bảo đúng các qui tắc, chuẩn mực và chịu sự chi phối của hệ thống ngôn ngữ. Hiểu theo cách này văn bản được quan niệm như một hệ thống khép. Mặt khác, văn bản khi đã ra đời lại được dùng vào việc giao tiếp, có những mục đích, nhiệm vụ, nội dung, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp xác định. Lúc này các đơn vị ngôn ngữ dùng để tổ chức văn bản không phải có giá trị ngang bằng như khi chúng tồn tại trong hệ thống. Các đơn vị đó có thể thêm những giá trị mới. Nếu hiểu như vậy, văn bản sẽ được quan niệm như một hệ thống mở. Vì thế có thể coi văn bản là một tổ chức kép về mặt hệ thống- kết cấu ngôn ngữ nhưng lại là một hệ thống mở về mặt giao tiếp.

1.1.5.3. Dựa trên lôgíc học và lí luận văn học

Ngoài hai tiền đề lí thuyết gắn liền với việc Làm văn đã nêu ở trên, chúng ta không thể không nhắc đến những lí thuyết lôgíc học và lí luận văn học, đặc biệt là khi chúng ta tổ chức rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập luận bác bỏ trong bài làm văn nghị luận. Những vấn đề trong lôgíc như: nội hàm và ngoại diên, khái niệm và phán đoán, khẳng định và bác bỏ là những vấn đề lí thuyết quan trọng trong kĩ năng lập luận. Tuy vậy, những lí thuyết lôgíc là những lí thuyết rất rộng và khó tiếp cận, chúng ta chỉ nên chú ý đến những vùng lí thuyết mang tính ứng dụng cao và phải phù hợp với tư duy học sinh. Ví như khi rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong văn nghị luận, chúng ta tiếp cận

những lí thuyết về khẳng định và bác bỏ, các phương pháp khẳng định và các phương pháp bác bỏ hiệu quả...

Bên cạnh những vấn đề về mặt lôgíc, những vấn đề lí luận văn học cũng có quan hệ chặt chẽ với việc rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh. Những vấn đề của lí luận văn học đặt ra và giải quyết, ví như: đặc trưng của văn học, chức năng của văn học, hình tượng, nhân vật, thể loại là những tri thức nền không thể thiếu khi viết những văn bản văn học.

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn Làm văn 10 (Nxb Giáo dục, 1990): "Văn nghị luận là văn của tư duy lôgíc cho nên các yếu tố nội dung của nó là sản phẩm của tư duy trừu tượng thường được gọi là các ý kiến". Hơn nữa, ý kiến trong bài văn nghị luận thường là những phán đoán, những nhận xét khái quát của người viết về nội dung nào đó nhằm đáp ứng yêu cầu của vấn đề nghị luận.

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh lớp 11 kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận (Trang 37 - 40)