Hoàn thiện đo lường RRTD

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn ths (Trang 102 - 106)

Theo tiêu chuẩn Basel II, không trả được nợ được xem như đã xảy ra với một khách hàng cụ thể khi một hoặc cả hai sự kiện sau xảy ra:

- Khách hàng đã quá hạn 90 ngày đối với bất cứ một nghĩa vụ tín dụng trọng yếu nào tại ngân hàng. Các khoản thấu chi được xem là quá hạn một khi khách hàng vi phạm hạn mức đã thông báo hoặc được thông báo một hạn mức thấp hơn dư nợ hiện tại.

- Ngân hàng xét thấy khách hàng không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ một cách đầy đủ với điều kiện ngân hàng chưa thực hiện các biện pháp như bán TSBĐ (nếu có);

Với cách tiếp cận này, nếu chỉ áp dụng hệ thống xếp hạng hiện tại theo quan điểm chuyên gia thì có thể sẽ không đảm bảo chính xác và khách quan. Các mô hình xếp hạng theo phương pháp thống kê sẽ cung cấp các hạng tín dụng có ý nghĩa cho phần lớn khách hàng vay của NHCT và là công cụ đo lường chất lượng danh mục tín dụng của ngân hàng. Hạng rủi ro của khách hàng cũng sẽ được đánh giá lại thường xuyên để phù hợp với chính sách tín dụng.

Sơ đồ 4.5: Xác định hạng khách hàng theo phƣơng pháp thống kê

(Nguồn: Đề án cảnh báo sớm RRTD, Vietinbank, 2014)

Các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ và các phương pháp xếp hạng khác khi được phê duyệt được sử dụng để ước tính xác suất không trả được nợ (Probability of Default, PD), tỷ lệ tổn thất khi không trả được nợ (Loss Given Default, LGD) và số dư rủi ro tại thời điểm không trả được nợ (Exposure at Default, EAD) cho mọi giao dịch và số dư rủi ro tín dụng. Việc phát triển, ứng dụng, kiểm định, kiểm tra lại độ tin cậy và phê duyệt các mô hình đều phải được xây dựng thành quy định rõ ràng.

Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội phải xây dựng quy định đảm bảo chất lượng dữ liệu để đảm bảo tính chính xác và độ trung thực của dữ liệu đầu vào cho các mô hình đo lường rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN

Luận văn với đề tài “ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thƣơng mại

cổ phần Công Thƣơng Việt Nam- Chi nhánh thành phố Hà Nội” đã đạt được các kết quả sau:

- Tổng quan các công trình nghiên cứu, các công bố khoa học về quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM, từ đó rút ra khung lý thuyết theo các nguyên tắc cảu Basel II để đánh giá QTRRTD tại NHTM.

- Thiết lập được một quy trình nghiên cứu rõ ràng, với các phương pháp được kết hợp với nhau. Những phân tích, đánh giá của học viên được kiểm chứng bởi ý kiến của các cán bộ liên quan đến QTRRTD tại Hội sở chính và tại Chi nhánh Thành phố Hà Nội.

- Phân tích, đánh giá được thực trạng rủi ro tín dụng, thực trạng QTRRTD tại Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội từ năm 2011-2014. Những đánh giá này dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Basel II, vì vậy có thể định vị rõ Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội đang thực hiện QTRRTD ở mức độ nào, để đạt được đầy đủ các nguyên tắc của Basel II thì cần khắc phục những hạn chế nào.

- Trên cơ sở những phân tích, đánh giá ở trên, tác giả đã đề xuất được một số giải pháp trọng tâm nhằm tăng cường QTRRTD tại Vietinbank – Chi nhánh Thành phố Hà Nội. Tuy là cấp chi nhánh, song công tác QTRRTD được thực hiện trong tổng thể các chính sách và khung QTRRTD của toàn hệ thống. Vì vậy, các giải pháp được đề xuất áp dụng cả cho Hội sở chính và cho Chi nhánh Thành phố Hà Nội.

Do hiểu biết của tác giả còn hạn chế, chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong có sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn học viên quan tâm./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bùi Thị Thúy Hằng, 2013. Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa

và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam. Luận văn thạc sỹ.

2. Đặng Thị Thu Hà, 2015. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đại

Dương. Luận văn thạc sỹ.

3. Frederic S.Mishkin, 2001. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. Hà Nội:

NXB Khoa học kỹ thuật.

4. Học viện ngân hàng,2001. Tín dụng ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống kê.

5. Lê Như Hoa, 2012. Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân

hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Hà Nội”. Luận văn thạc sỹ.

6. Lê Thị Huyền Diệu, 2010. Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi

ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sỹ.

7. Lê Quốc Lý, 2003. Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến tình tái cơ cấu các

NHTM Việt Nam. Kỷ yếu khoa học.

8. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Quản trị rủi ro tài chính. Hà Nội: NXB Tài chính.

9. Nguyễn Văn Tiến, 2010. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Hà Nội:

NXB Thống kê.

10. Nguyễn Hữu Thủy. Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng ngân

hàng thương mại hiện nay. Luận án tiến sỹ.

11. Nguyễn Tuấn Anh, 2012. Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp

và phát triển nông thôn Việt Nam. Luận án tiến sỹ.

12. Nguyễn Thị Thu Hằng, 2013. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên

doanh Việt Nga. Luận văn thạc sỹ.

13. Nguyễn Đức Tú, 2012. Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ

14. Nguyễn Thị Thu Phương, 2015. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sỹ.

15. Nguyễn Hữu Tài, 2007. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Hà Nội: NXB Thống kê.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013. TT 02/2013/TT-NHNN.

17. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, “Sổ tay tín dụng”,2010

18. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hà Nội, 2011, 2012,

2013, 2014. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

19. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, 2011, 2012, 2013, 2014. Báo cáo

thường niên.

20. Peter S.Rose, 2004. Quản trị Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính.

21. Vũ Tuấn Anh, 2008, Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công

Thương Hà Tây. Luận văn thạc sỹ.

Tài liệu tiếng Anh

1. A. Saunders, H. Lange, Marcia Millon Cornett, 2005. Financial Institutions

Management.

2. Bank Committee on Banking Supervisinon, 2000. Framework for Supervisory

Information.

3. Bost Avant, 2000. An emprical analysis of credit risk factor of the Slovenia

Banking System.

4. Knight, Frank H, 1921. Risk, Uncertainty, and Profit.

Website

1. Website Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam- www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn ths (Trang 102 - 106)