Mô hình & chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn ths (Trang 68 - 71)

3.3.1.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Trước năm 2012, Vietinbank - Chi nhánh Hà Nội sử dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán, phân tách bộ máy cấp tín dụng và phân chia trách nhiệm của các bộ phận tham gia. Trong giai đoạn này, Vietinbank đã thành lập Ủy ban Quản lý rủi ro với chức năng chính là quản lý rủi ro một cách hệ thống trên toàn ngân hàng, thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro phù hợp với quy trình kinh doanh. Tuy nhiên, các chính sách QTRRTD mới chỉ dừng ở mức định hướng, chưa có hướng dẫn cụ thể về quy trình QTRRTD.

Cũng giống như các chi nhánh khác, Vietinbank - Chi nhánh Hà Nội đã tự xây dựng riêng chính sách QTRRTD, áp dụng cho các khách hàng của chi nhánh. Công tác nhận biết RRTD, đo lường RRTD, kiểm soát RRTD thực hiện tự phát, không có chuẩn mực chung giữa các chi nhánh. Do áp lực cạnh tranh, Vietinbank - Chi nhánh Hà Nội hạn chế liên kết, trao đổi thông tin với các chi nhánh khác. Như vậy, mô hình quản trị rủi ro tín dụng trong giai đoạn này kém hiệu quả, không đảm bảo các mục tiêu QTRRTD.

Năm 2012, Vietinbank - Chi nhánh Hà Nội cải tổ toàn bộ hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II. Sự cải tổ này từ cơ cấu tổ chức , mô hình hoạt động đến các chính sách, quy định, quy trình cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng theo phương pháp tiếp cận nội bộ cơ bản đồng thời chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo là đáp ứng các yêu cầu của Basel II theo phương thức nội bộ nâng cao. Mô hình tập trung của Vietinbank cho phép từng bước triển khai xây dựng các mô hình đo lường rủi ro như các thước đo xác suất không trả được nợ (PD), số dư nợ rủi ro (EAD) và tổn thất dự kiến trong trường hợp không trả được nợ (LGD).

3.3.1.2. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank - Chi nhánh Hà Nội do Hội đồng quản trị phê duyệt trong khuôn khổ pháp lý chung hướng dẫn hoạt động cho vay và quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay.

Nội dung của chính sách quản trị rủi ro tín dụng được ban hành trên cơ sở: - Quy chế đảm bảo tiền vay do chính phủ và NHNN ban hành

- Quy chế cho vay do NHNN Việt Nam ban hành

- Chiến lược và định hướng của Vietinbank - Chi nhánh Thành phố Hà Nội.

Sơ đồ 3.1: Hệ thống chính sách quản trị RRTD thực hiện tại Vietinbank - Chi nhánh Thành phố Hà Nội.

(Nguồn: Sổ tay tín dụng NHTMCPCTVN- Chi nhánh Hà Nội )

Định hướng chiến lược, chính sách tín dụng khung và kế hoạch phát triển tín dụng đã được thể hiện trong Sổ tay tín dụng, chiến lược phát triển NHCT đến năm đến năm 2020 và các kế hoạch tín dụng hàng năm; Khung chính sách tín dụng được ban hành khá đồng bộ, bao gồm quy định giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng, quy chế Hội đồng tín dụng, quy định đồng tài trợ, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các quy định cho vay, quy định bảo đảm tiền vay, quy định miễn, giảm lãi...; Các quy trình nghiệp vụ tín dụng được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các tài liệu hướng dẫn như Sổ tay tín

dụng, phân tích tài chính doanh nghiệp, quy trình quản lý cho vay trên hệ thống INCAS, quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng; Ngoài ra, để ứng xử kịp thời với những biến động của môi trường kinh tế, pháp lý, còn có các văn bản chỉ đạo và cảnh báo tín dụng trong từng thời kỳ.

Chính sách tín dụng chung của Vietinbank và của Chi nhánh Hà Nội đã hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng và đảm bảo kiểm soát rủi ro. Mở rộng cấp tín dụng đến mọi đối tượng khách hàng, theo đó không chỉ dừng lại ở khối khách hàng doanh nghiệp, cá nhân mà còn cấp tín dụng hỗ trợ ngân sách tỉnh, các đơn vị sự nghiệp công lập và các định chế tài chính. Các khách hàng được đối xử tín dụng bình đẳng, không phân biệt thành phần kinh tế, mà dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, phương án/ dự án của khách hàng, biện pháp bảo đảm tiền vay... Có chính sách ưu đãi với các đối tác chiến lược, các khách hàng mang lại lợi ích lớn, đảm bảo lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Phát triển các sản phẩm tín dụng đa dạng, phong phú về phương thức, loại tiền, kỳ hạn..., có tính chuyên biệt cao phù hợp nhu cầu khách hàng của các nhóm sản phẩm đồng tài trợ, cho vay, bảo lãnh, phát hành L/C, chiết khấu, uỷ thác và nhận uỷ thác cho vay, sản phẩm kết hợp tín dụng, bảo hiểm. QLRRTD Ở CẤP ĐỘ GIAO DỊCH Thực hiện giải ngân Kiểm tra, rà soát hồ sơ giải ngân Đối chiếu rà soát điều kiện TD Kiểm tra đánh giá tình hình SXKD tài chính của khách hàng Kiểm tra đánh giá TSBĐ Kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay Hướng dẫn KH lập hồ sơ đề nghị cấp TD Phân tích thông tin KH Thu thập thông tin Khách hàng TSBĐ Hoàn thiện các thủ tục liên quan tới hồ sơ KH

Soạn thảo và ký kết Quyết định TD HDTD HDBD Thẩm định TDChấm điểm tín dụng KHGHTD/Dự án/Phương ánKhách hàngTSBD và định giá GHTD Điều kiện TD Thông thường Xử lý nợTheo dõi dòng tiền của KHĐôn đốc thu nợThu nợ Đánh giá các nguồn thu hồi nợ

Thu nợ Tìm kiếm khách hàng 1 Nhận diện RR Thẩm định và quyết định TD 2 Đo lường RR Thực hiện tín dụng 3 Kiểm soát RR Quản lý, giám sát KH Thu nợ 4 5 Giám sát RR 25

Sơ đồ 3.2: Nội dung QTRRTD tại Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội

Các rủi ro được kiểm soát trong quá trình cấp, quản lý giới hạn tín dụng, khoản tín dụng cụ thể thông qua quá trình thẩm định tín dụng, thẩm định rủi ro, giám sát liên tục quá trình sử dụng vốn, tài sản bảo đảm, hợp đồng tín dụng và năng lực tài chính của khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn ths (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)