Tên tổ chức: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi
nhánh Thành phố Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry
and Trade – Ha Noi Branch.
Địa chỉ: Số 6 Ngô Quyền
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank- Chi nhánh Thành phố Hà Nội
Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội là một chi nhánh lớn nhất, trực thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, tiền thân là Sở giao dịch 1- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Ngày 20/7/2009, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ban hành QĐ số 117/BB-HĐQT-2009 “ Phê duyệt chủ trương chuyển đổi và đổi tên Sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”. Theo Quyết định này, Chi nhánh Hà Nội được thành lập dựa trên chuyển đổi mô hình từ Sở Giao dịch I.
Trải qua gần 7 năm xây dựng và trưởng thành, dù gặp rất nhiều khó khăn do những biến động phức tạp của nền kinh tế trong quá trình hoạt động và phát triển nhưng nhờ tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao của Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh, sự quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời của Ngân hàng Công thương Việt Nam, sự gắn bó thủy chung của các khách hàng truyền thống, của các đối tác chiến lược đã giúp chi nhánh từng bước vượt qua khó khăn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cho đến nay Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội đã có 16 Phòng giao dịch trực thuộc rộng khắp trên
địa bàn Hà Nội. Chi nhánh tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế là một trong những cánh chim đầu đàn của toàn hệ thống Vietinbank.
3.1.3. Một số kết quả kinh doanh chính
Trong những năm qua, hệ thống mạng lưới giao dịch của Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội đã mở rộng trên khắp địa bàn Hà Nội. Song song với việc mở rộng, Vietinbank - Chi nhánh Hà Nội đã đưa ra các chính sách phù hợp với từng thời kì đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Điều này đã thu hút nguồn tiền gửi lớn từ các tổ chức, các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn Hà Nội. Nguồn tiền gửi của Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ qua từng thời kỳ, vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn các năm từ 2011 đến 2014
(Đơn vị: Tỷ đồng, %)
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 2014
Giá trị Giá trị Tăng
trƣởng Giá trị Tăng trƣởng Giá trị Tăng trƣởng Khách hàng DN lớn 12.345 18.208 47% 25.594 41% 29.354 15% Khách hàng DNVVN 900 1.020 13% 2.973 192% 3.661 23% Khách hàng cá nhân 2.168 3.684 70% 5.007 36% 5.681 13%
Tiền gửi ATM 0 0% 247 0% 347 40%
Khách hàng khác (các ĐCTC
khác) 15.234 19.324 27% 12.751 -34% 9.797 -23%
Tổng cộng 30.647 42.236 46.573 48.840
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội )
Tổng huy động vốn của Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội năm 2012 là 18.208 tỷ đồng, đến năm 2013 tổng huy động vốn đã tăng 7.386 tỷ đồng, và tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Đến năm 2014, tổng huy động vốn là 29.354 tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch được giao. Tổng nguồn vốn huy động tăng đều qua từng năm cho thấy Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội đang có những chính sách đúng đắn, giúp cho chi nhánh phát triển ổn định và có tính cạnh tranh cao trên thị trường với quy mô mạng lưới rộng khắp và có cơ sở khách hàng tốt.
Đồ thị 3.1: Kết quả huy động vốn so với chỉ tiêu kế hoạch
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank – Chi nhánh Thành phố Hà Nội)
Cùng với việc thay đổi cơ cấu nhân sự, áp dụng thành công chiến lược đa dạng dịch vụ và ứng dụng công nghệ mới lấy mức độ thoả mãn của khách hàng làm định hướng phát triển cũng là nguyên nhân dẫn đến thành công của Viettinbank chi nhánh Hà Nội trong những năm qua. Năm 2014, lợi nhuận của Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội dẫn đầu toàn hệ thống, đưa Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội đạt danh hiệu: “Chi nhánh đặc biệt xuất sắc”
Bảng 3.2: Lợi nhuận của Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội qua các năm từ 2011-2014
(Đơn vị: Triệu đồng, %)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank – Chi nhánh Thành phố Hà Nội)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giá trị Giá trị Tăng trƣởng Giá trị Tăng trƣởng Giá trị Tăng trƣởng Lợi nhuận từ HĐKD 1.212.495 1.443.475 1.284.795 1.252.043 Thu nợ đã XLRR và dự phòng cụ thể 150.423 142.754 134.399 161.778 Tổng cộng 1.362.918 1.586.229 16% 1.419.194 (10,5%) 1.413.821 (0,39%)
1,250,000 1,300,000 1,350,000 1,400,000 1,450,000 1,500,000 1,550,000 1,600,000 1,650,000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Lợi nhuận
Lợi nhuận
Đồ thị 3.2: Kết quả lợi nhuận của Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội qua các năm 2011-2014
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank – Chi nhánh Thành phố Hà Nội)
Trong 3 năm gần đây, do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công Châu Âu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Mặt khác, do thay đổi quy định phân loại nợ từ 1/6/2014 theo tinh thần của Thông tư 09 sửa đổi và Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Mặc dù đến ngày 1/1/2015, các ngân hàng mới phải phân loại nợ theo cơ chế chặt chẽ hơn, nhưng hầu hết các đơn vị đều trích lập sớm hơn thời gian dự kiến. Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội cũng chịu ảnh hưởng của những tác động này khiến cho lợi nhuận và tổng thu nhập của ngân hàng có xu hướng giảm. Lợi nhuận giảm từ 1.586.229 triệu đồng năm 2012 xuống còn 1.419.194 triệu đồng năm 2013 (giảm 10,5%) và 1.413.821 triệu đồng năm 2014 (giảm 0,39%). Tuy nhiên so với các chi nhánh trong cùng hệ thống, mức giảm lợi nhuận của Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội vẫn ở mức thấp và vẫn là chi nhánh dẫn đầu hệ thống về lợi nhuận.
3.2. Phân tích rủi ro tín dụng tại Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội
3.2.1. Quy mô và cơ cấu tín dụng
Tại Vietinbank- chi nhánh Thành phố Hà Nội, với việc mở rộng không ngừng về mạng lưới giao dịch, sự nhạy bén trong công tác quản trị của Ban lãnh đạo, thị phần tín dụng của Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội đã đạt sự tăng trưởng đáng ghi nhận trong các năm vừa qua. Mặt khác, đa dạng hóa danh mục tín dụng theo thành phần kinh tế cũng đã được chi nhánh chú trọng giúp cho quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh tăng gấp đôi tốc độ tăng bình quân toàn hệ thống. Năm 2014, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 55.777 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2013. Cơ cấu dư nợ cho vay của chi nhánh trong những năm gần đây không có sự biến động nhiều, chủ yếu cho vay ngắn hạn ( chiếm khoảng 45% dư nợ cho vay) và tập trung chủ yếu các ngành công nghiệp chế biến, thương mại, dịch vụ, phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế.
Khách hàng truyền thống của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, tổng công ty (chiếm khoảng trên 90% dư nợ cho vay), phần còn lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức kinh tế tập thể, cá nhân….Điều này, khiến cho chi nhánh luôn ở nhóm có mức tăng trưởng “nóng” trong toàn hệ thống.
Cùng với sự tăng trưởng nhanh về quy mô tín dụng với tốc độ cao, cơ cấu đầu tư tín dụng của Chi nhánh trong thời gian vừa qua cũng có nhiều dịch chuyển theo hướng tích cực. Đáng kể nhất là xóa bỏ phân biệt hình thức sở hữu của khách hàng, chia nhóm khách hàng theo quy mô, ngành nghề và kỳ hạn tín dụng, tránh rủi to tập trung tín dụng đúng như chiến lược kinh doanh và phát triển của Vietinbank.
Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn
Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, Chi nhánh đã chú trọng phát triển cân đối các khoản vay theo các kỳ hạn khác nhau. Các kỳ hạn tín dụng được phân thành 3 nhóm cơ bản: Tín dụng ngắn, trung và dài hạn. Số liệu chi tiết về cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn của Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.3: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn của Vietinbank- Chi nhánh Thành phố Hà Nội
(Đơn vị: Tỷ đồng, %)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Thay đổi % Giá trị Tỷ lệ % Thay đổi % Giá trị Tỷ lệ % Thay đổi % Tổng dƣ nợ cho vay 29.531 36.080 22% 41.476 15% 55.777 34% Ngắn hạn 10.108 34% 13.826 38% 37% 17.760 43% 28% 25.570 46% 44% Trung hạn 8.711 30% 10.234 29% 17% 10.696 26% 5% 12.056 22% 13% Dài hạn 10.712 36% 12.020 33% 12% 13.020 31% 8% 18.151 32% 39%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietinbank- Chi nhánh Thành phố Hà Nội)
Đồ thị 3.3: Tín dụng theo kỳ hạn tại Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội giai đoạn từ 2011-2014
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietinbank- Chi nhánh Thành phố Hà Nội)
Cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay với thời hạn ngắn dưới 12 tháng, so với cho vay trung và dài hạn, cho vay ngắn hạn hàm chứa ít rủi ro hơn, do đó các ngân hàng luôn mong muốn tăng cao hơn tỷ lệ cho vay ngắn hạn trong cơ cấu cho vay. Và đây cũng là định hướng hoạt động của Vietinbank nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng.
Từ bảng số liệu trên ta thấy chi nhánh Hà Nội có thế mạnh về cho vay ngắn hạn. Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2011 đạt 10.108 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 34% tổng dư nợ, và tăng đều đặn trong các năm 2012, 2013 với tỷ trọng trên tổng dư nợ lần lượt là 38%, 43%. Năm 2014 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 25.570 tỷ đồng, tăng
44% so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 46% trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Nhìn chung, cho vay ngắn hạn trong cơ cấu dư nợ cho vay luôn có xu hướng tăng, tỷ trọng của dư nợ cho vay ngắn hạn cũng tương đối ổn định qua các năm cho thấy Chi nhánh đã rất quan tâm đến các dự án ngắn hạn, thời gian thu hồi vốn nhanh, chứa ít rủi ro.
Dư nợ tín dụng cho vay trung, dài hạn của Chi nhánh chiếm tỷ trọng nhỏ hơn dư nợ tín dụng cho vay ngắn hạn nhưng tốc độ tăng trưởng cao phù hợp với tốc độ phát triển chung và phù hợp với chính sách cho vay của toàn chi nhánh. Dư nợ tín dụng trung, dài hạn năm 2014 đạt 30.207 tỷ đồng, tăng 6.491 tỷ đồng tương đương 22%. Từ năm 2012, do sự dịch chuyển về khách hàng chiến lược, Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội tập trung vào lớp khách hàng tổng công ty, khách hàng lớn. Các tổ chức này thường triển khai nhiều dự án trung, dài hạn, do đó tỷ trọng cho vay trung, dài hạn tại Chi nhánh có chiều hướng tăng. Các khoản cho vay trung dài hạn thường chứa nhiều rủi ro hơn ngắn hạn nên với tỷ lệ cho vay trung, dài hạn nhỏ (trên 20%) cũng giúp Chi nhánh hạn chế những tổn thất nếu có rủi ro.
Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng
Như đã nói ở trên, hiện nay Vietinbank đã xóa bỏ phân biệt hình thức sở hữu của khách hàng, chia nhóm khách hàng theo quy mô và thành 3 nhóm khách hàng: nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn; nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; nhóm khách hàng cá nhân
Bảng 3.4: Cơ cấu tín dụng theo đối tƣợng khách hàng tại Vietinbank Chi nhánh Hà Nội
(Đơn vị: Tỷ đồng, %)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Thay đổi
% Giá trị Tỷ lệ % Thay đổi % Giá trị Tỷ lệ % Thay đổi % Tổng dƣ nợ cho vay 29.531 36.080 22% 41.476 15% 55.777 34% Khách hàng DN lớn 27.508 93% 33.330 92% 21% 39.519 95% 19% 52.379 94% 33% Khách hàng DN VVN 1.603 6% 2.225 7% 39% 1.242 3% (44%) 2.663 5% 114% Khách hàng cá nhân 420 1% 525 1% 25% 715 2% 36% 735 1% 3%
Trong chiến lược phát triển riêng của Chi nhánh Hà Nội do hội sở đề ra, chi nhánh tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng khách hàng quốc doanh, giảm bớt tỷ trọng doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong cơ cấu cho vay của mình. Đây cũng là một định hướng hoàn toàn hợp lý trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Bởi vì, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có những hạn chế về nguồn lực, cũng như cách thức điều hành của đội ngũ lãnh đạo, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn như hiện nay.
Trong suốt giai đoạn từ năm 2011 đến 2014, Chi nhánh đã thực hiện hàng loạt hợp đồng cho vay theo đúng tính chất của một Chi nhánh ngân hàng hiện đại, đáp ứng phần nào nhu cầu về vốn của các tổ chức, doanh nghiệp. Tổng dư nợ cho vay đối tượng là các doanh nghiệp lớn luôn chiếm tỷ lệ cao. Năm 2014, tỷ trọng này là 94% trên tổng dư nợ tín dụng toàn Chi nhánh.
Nhìn vào bảng số liệu cũng nhận thấy cơ cấu dư nợ theo đối tượng cũng đã bắt đầu quan tâm tới các đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (tỷ trọng trên 5%). Tỷ trọng này qua các năm từ 2011-2014 lần lượt là 6%; 7%; 3%; 5%. Đây là hướng chuyển khá quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng theo quy mô cho vay.
Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề
Bảng 3.5: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề của Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội giai đoạn từ 2011-2014
(Đơn vị: Tỷ đồng, %)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tổng dƣ nợ cho vay 29.531 36.080 41.476 55.777
Nông lâm nghiệp & thủy sản 1.477 5% 1.445 4% 1.244 3% 1.116 2%
Công nghiệp khai thác mỏ và chế biến 2.953 10% 2.525 7% 2.074 5% 6.693 12%
Xây dựng 2.953 10% 3.969 11% 5.807 14% 3.904 7%
Thương mại, dịch vụ 2.067 7% 3.608 10% 5.807 14% 10.040 18%
Sản xuất phân phối điện 2.953 10% 3.608 10% 4.977 12% 8.367 15%
Hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng 5.316 18% 7.938 22% 9.954 24% 16.733 30%
Vận tải kho bãi, thông tin liên lạc 3.249 11% 2.886 8% 1.659 4% 1.674 3%
Kinh doanh bất động sản 4.430 15% 3.608 10% 2.074 5% 1.116 2%
Các hoạt động khác 4.133 14% 6.493 18% 7.880 19% 6.134 11%
Đồ thị 3.4: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội trung bình trong giai đoạn 2011-2014
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietinbank- Chi nhánh Thành phố Hà Nội)
Chi nhánh Hà Nội từ năm 2011 đã giảm tối đa cho vay ở các ngành kinh tế có độ rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán… chủ yếu tập trung vào các ngành kinh tế phát triển bền vững hoặc được chính phủ khuyến khích.
Như số liệu trong bảng trên đã thể hiện rõ, Chi nhánh luôn ưu tiên cho vay đối các ngành kinh tế mũi nhọn và có tính ổn định cao như: Khai thác mỏ và chế biến, Dầu khí, Than, Điện lực, Bưu chính viễn thông, Công nghiệp thép, Xăng dầu, Xi măng… Đứng đầu trong số ngành có tỷ trọng dư nợ cao nhất là Thương mại dịch vụ (trên 12%); sau đó là Hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng ( trên dưới 23%); Sản xuất và phân phối điện (ở mức 12%); Công nghiệp chế biến khai thác (ở mức trên dưới 10%); Xây dựng (10%)…Tỷ trọng này được đánh giá là mức khá phù hợp trong điều kiện nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, việc phân loại dư nợ theo ngành hiện nay chỉ mang tính tương đối, chưa hoàn toàn chính xác vì các tiêu chí ngành dựa trên quy định của NHNN rất ngắn gọn và chưa rõ ràng. Hơn nữa, chưa có báo cáo phân tích hiệu quả, rủi ro đối với từng ngành, từng lĩnh vực trong danh mục tín dụng để có định hướng trong việc cho vay.
Trong tỷ lệ cho vay xây dựng, chủ yếu là cho vay kinh doanh bất động sản. Đến nay tỷ lệ cho vay bất động sản đã gần mức khống chế, kiểm soát của Hội đồng quản trị (10%). Đây là một thị trường có nhiều biến động và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Một số ngành nghề tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện nợ nhóm 2 và nợ xấu cao của Chi nhánh như: kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng…
Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo