Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn ths (Trang 95 - 97)

Tổ chức bộ máy QTRRTD là xương sống của hệ thống QTRRTD. Trong cơ cấu tổ chức bộ máy này, ban lãnh đạo chịu trách nhiệm cao nhất trong việc tạo ra hệ thống quản trị rủi ro và văn hóa rủi ro trong hệ thống NHCT, trách nhiệm cụ thể như sau:

- Phê duyệt KVRR trong đó bao gồm KVRRTD và nhu cầu vốn cho tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của NHCT trong từng thời kỳ;

- Đảm bảo nguyên tắc 3 lớp bảo vệ trong quản lý rủi ro tín dụng được thực thi hiệu quả;

- Phê duyệt các quy định, chính sách đảm bảo các quy định, chính sách được phê duyệt phải đảm bảo tính hiệu quả và chặt chẽ để quản trị rủi ro tín dụng;

- Xây dựng, bố trí đủ nhân sự có trình độ, kỹ năng phù hợp cho quy trình quản lý rủi ro tín dụng.

Sơ đồ 4.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng đƣợc đề xuất

(Nguồn: tác giả đề xuất)

Tổng giám đốc

Phó Tổng giám đốc thẩm định & phê

duyệt tín dụng Giám đốc

Khối quản lý rủi ro

Hội đồng Quản trị P. Chế độ Chính sách Tín dụng - Đầu tư P. Quản lý rủi ro tín dụng P. Quản lý rủi ro thị trường P. Quản lý rủi ro hoạt động

Ban kiểm soát Hội đồng Quản trị Kiểm toán nội bộ Cấp Hội đồng Quản trị Cấp Ban điều hành

Ủy ban rủi ro Hội đồng Quản trị Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh Khối kinh doanh Khối kinh doanh P. Pháp chế P. Quản lý rủi ro hợp nhất (sau t/khai Basel) P. Đánh giá xếp hạng

& phê duyệt GHTD

P. Kiểm soát và phê duyệt tín dụng P. Quản lý nợ có vấn đề P. Kiểm soát và phê duyệt tín dụng kéo dài tại TPHCM

P. Quản lý nợ có vấn đề kéo dài tại TPHCM

Như vậy, trong cơ cấu tổ chức bộ máy QTRRTD, tác giả đề xuất thành lập thêm và hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của Ủy ban QTRR thuộc HĐQT. HĐQT có thẩm quyền phê duyệt tín dụng cao nhất trong ngân hàng. HĐQT có thể trao một số trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng cho UBRR thuộc HĐQT, trách nhiệm bao gồm:

- Thẩm định và đánh giá tính đầy đủ của các chiến lược quản lý rủi ro tín dụng gắn với các hoạt động kinh doanh tạo ra rủi ro tín dụng;

- Phê duyệt KVRR trong đó bao gồm KVRRTD và nhu cầu vốn cho tín dụng; - Giám sát quá trình xây dựng các chính sách tín dụng cho mọi sản phẩm và khối kinh doanh và đảm bảo việc phát triển các quy trình và hướng dẫn để triển khai chính sách tín dụng;

- Giám sát, đánh giá và tư vấn cho ban điều hành về cơ cấu danh mục rủi ro tín dụng;

- Đánh giá rủi ro tín dụng theo các kịch bản sức ép căng thẳng và năng lực vốn của ngân hàng để bù đắp rủi ro;

- Xem xét các báo cáo giám sát tín dụng, chất lượng danh mục và đảm bảo có các biện pháp xử lý kịp thời.

Trong điều kiện phù hợp, Vietinbank có thể thiết lập UBRR thuộc Ban điều hành với nhiệm vụ là ủy ban quản lý rủi ro tham vấn cho TGĐ và UBRR thuộc HĐQT. Uỷ ban này bao gồm các thành viên từ các khối kinh doanh và Khối QLRR. UBRR thuộc Ban điều hành tham gia giám sát việc thực thi Khung quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng và đảm bảo tính hợp lý và hiệu lực của khung này.

Kiểm toán nội bộ của NHCT giám sát sự tuân thủ trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng với các quy định của pháp luật và các cơ quan quản lý và các quy định nội bộ của ngân hàng. Với việc báo cáo trực tiếp lên Ban kiểm soát HĐQT, bộ phận kiểm toán nội bộ có vị thế độc lập về tổ chức với BĐH. Điều này đảm bảo việc đánh giá khách quan và không bị hạn chế đối với các nhân sự và hoạt động của BĐH, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn ths (Trang 95 - 97)