Một số giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank-

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn ths (Trang 93 - 95)

nhánh Hà Nội

4.2.1.Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững

Mô hình QTRRTD là giải pháp quan trọng hàng đầu, điều này cũng phù hợp với các nguyên tắc của Basel II. Với mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo an toàn và hiệu quả, hoạt động QTRRTD cần được thiết lập trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, xuyên suốt và thống nhất với chiến lược kinh doanh, chiến lược và khẩu vị rủi ro tín dụng.

Sơ đồ 4.1: Mô hình QTRRTD với mục tiêu phát triển bền vững theo Basel II

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

- Với mô hình này, tất cả mọi phòng/ban QTRRTD đều phải báo cáo Giám đốc phụ trách QTRR (Chief Risk Officer/CRO). Đồng thời, khung QTRRTD cần phải được hoàn thiện để tạo thành một chiến lược RRTD duy nhất, thống nhất và rõ ràng. Chiến lược RRTD và khẩu vị RRTD cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và nhất quán trong khung khẩu vị rủi ro tổng thể.

- Chiến lược rủi ro tín dụng được lập để đảm bảo quy mô hoạt động tín dụng và thu nhập tín dụng phù hợp với mục tiêu rủi ro trong chiến lược kinh doanh, các giới hạn rủi ro tín dụng , tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến và tương xứng với năng lực chịu rủi ro và KVRR của ngân hàng.

Chiến lược rủi ro tín dụng bao gồm các nội dung: mục tiêu, nguyên tắc, quy trình kiểm soát và trách nhiệm, các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi (trong chiến lược kinh doanh) và phải được HĐQT/UBRR và BĐH rà soát định kỳ.

Sơ đồ 4.2: Khung khẩu vị rủi ro tổng thể đƣợc đề xuất

(Nguồn: tác giả đề xuất)

- KVRR là mức độ và loại rủi ro mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận để đạt được mục tiêu kinh doanh. KVRR phải liên kết chặt chẽ với chiến lược kinh doanh, kế hoạch vốn và kế hoạch thanh khoản của ngân hàng, có nghĩa là khi thiết lập KVRR, ngân hàng phải tính đến quy mô vốn hiện tại, kế hoạch lợi nhuận, rủi ro thanh khoản và khả năng xử lý hàng loạt các kết quả có thể xảy ra do môi trường kinh tế biến động. HĐQT chịu trách nhiệm phê duyệt và định kỳ rà soát KVRR.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn ths (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)