Kiểm soát, giám sát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn ths (Trang 75 - 78)

3.3.4.1. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Để kiểm soát RRTD, Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội thực hiện đối chiếu rà soát điều kiện tín dụng, kiểm tra hồ sơ giải ngân và thực hiện giải ngân.

Sơ đồ 3.6: Nội dung kiểm soát RRTD tại Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội

Các công việc này chưa được triển khai xong, nhưng cũng đã xây dựng theo đúng định hướng của các nguyên tắc về kiểm soát rủi ro tín dụng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã đề xuất. Để đảm bảo các hoạt động tín dụng tuân thủ chính sách và quy định, Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội đã chú trọng nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi việc tuân thủ yêu cầu về tác nghiệp tín dụng.

Hoạt động giải ngân đã dựa trên các nguyên tắc:

- Tính đầy đủ, hợp lệ của chứng từ chứng minh sử dụng vốn vay

- Tính chân thực và tiến độ thực hiện hợp đồng kinh tế, chất lượng công việc triển khai

- Tính hợp lý của đối tượng giải ngân, đơn vị thụ hưởng, số tiền.

3.3.4.2. Giám sát rủi ro tín dụng

Giám sát RRTD bao gồm 2 bộ phận là quản lý giám sát khách hàng và thu nợ. - Với quản lý giám sát khách hàng, Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội đã thực hiện kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay, kiểm tra đánh giá tài sản đảm bảo, kiểm tra đánh giá tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Sơ đồ 3.7: Nội dung giám sát RRTD/quản lý giám sát khách hàng tại Vietinbank – Chi nhánh Thành phố Hà Nội

(Nguồn: Khung quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Công thương VN)

Những nội dung được Chi nhánh Hà Nội tập trung giám sát là: - Giám sát hoạt động SXKD, sử dụng vốn vay;

- Theo sát tình hình thực hiện hợp đồng đầu ra, tiến độ thực hiện dự án; - Quản lý chặt chẽ nguồn thu.

biến động thị trường như hàng hóa dễ phân hủy (nông thủy sản…), hàng hóa khấu hao nhanh (máy móc …), hàng hóa có giá trị lớn không thể chia nhỏ (thiết bị thuộc dây chuyền đặc biệt), máy móc thiết bị chuyên dụng.

Bên cạnh đó, Chi nhánh đã đặc biệt chú ý đến tài sản vô hình, tài sản hình thành trong tương lai, tài sản hình thành từ vốn vay, bởi các tài sản này có nguy cơ thời gian chuyển giao, hình thành tài sản bị kéo dài, vướng mắc không hoàn thiện được thủ tục pháp lý hoặc khách hàng không đủ năng lực tài chính để tiếp tục; ngăn ngừa khách hàng cố tình bán/gán nợ hoặc đem tài sản cầm cố/ thế chấp/cầm đồ cho các đối tượng khác. Trường hợp khách hàng không thiện chí cần đẩy nhanh quá trình ủy quyền để kiểm soát TSBĐ.

Sơ đồ 3.8: Nội dung giám sát RRTD/thu nợ tại Vietinbank – CN TP Hà Nội

(Nguồn: Sổ tay tín dụng NH TMCP Công thương VN- CN TP Hà Nội)

Với bộ phận thu nợ, Chi nhánh Hà Nội đã theo dõi dòng tiền của khách hàng, đôn đốc thu nợ đối với các khoản vay thông thường. Đối với các doanh nghiệp phải xử lý nợ, Chi nhánh Hà Nội tiến hành đánh giá các nguồn thu hồi nợ và tiến hành thu nợ.

Đối với nợ có vấn đề, phải đánh giá mức độ rủi ro để có biện pháp ứng xử phù hợp như tiếp tục quản lý tại đơn vị kinh doanh, chuyển xử lý nợ tập trung tại hội sở chính. Chi nhánh cân nhắc đồng thời các điều kiện cơ cấu nợ như khách hàng đề nghị cơ cấu, khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn do nguyên nhân khách quan, nợ vay đang tồn tại dưới hình thái tài sản công nợ và khách hàng có khả năng trả nợ trong thời gian cơ cấu.

Khi các yếu tố có xu hướng thiên lệch như: quy mô tín dụng tăng quá nhanh so với khả năng quản lý của chi nhánh, hay là cơ cấu tín dụng tập trung quá mức vào một ngành/lĩnh vực, hoặc chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu vượt ngưỡng cho phép, Chi nhánh Hà Nội sẽ hạn chế cấp tín dụng và điều chỉnh cơ cấu dư nợ một cách phù hợp giữa các ngành, các khách hàng, tập trung xử lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn ths (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)