a. Số liệu thống kê lượng khách tham quan trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
3.2.4. Hoàn thiện quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong
trong hoạt động vận chuyển du lịch
Các ngành, các cấp cần phối hợp để mở thêm nhiều các lớp trang bị kiến thức du lịch cộng đồng. Qua đó nâng cao kỹ năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ, những hiểu biết cơ bản về lịch sử, văn hóa, kiến trúc và các giá trị cảnh quan. Tuy nhiên, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp quản lý du lịch trên địa bàn cũng cần đảm bảo quyền lợi chính đáng cho những người tham gia các dịch vụ du lịch, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người dân và các doanh nghiệp để cùng xác định mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm, hướng tới phát triển du lịch bền vững. Muốn đạt được mục tiêu này thì trước hết cần có một cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng, đơn vị quản lý và chính quyền địa phương trong việc quản lý các hoạt
động du lịch.
- Từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch lịch có hiệu quả theo cơ chế thị trường. Mở rộng hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực với các cơ sở, tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch.
- Xã hội hoá công tác giáo dục để nâng cao nhận thức cho nhân dân và du khách về văn hoá du lịch; hỗ trợ giáo dục cộng đồng cho những người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động dịch vụ vận chuyển khách du lịch.
* Củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước
chuyên nghiệp về dịch vụ vận chuyển du lịch.
Thứ nhất, củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dịch vụ vận
chuyển du lịch ở tỉnh đảm bảo việc tổ chức hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp trong việc chấp hành chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; kiểm tra hoạt động của các ban quản lý các khu, điểm du lịch của tỉnh.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính có liên quan: Minh bạch hóa các thủ tục hành chính, áp dụng mô hình một cửa liên thông trong đăng ký đầu tư, kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo cho các hoạt động này được thực hiện một cách thuận tiện và tiết kiệm nhất.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch; tăng cường sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại, khai thác hiệu quả Internet, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch.
Ngoài ra, cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội du lịch của tỉnh để làm cầu nối giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch và Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch trên địa bàn.
Thứ hai, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với
hoạt động vận chuyển du lịch trên địa bàn tinh thông về nghề nghiệp, có phẩm chất tốt, có năng lực tổ chức quản lý, điều hành theo mục tiêu đã định.
Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch của tỉnh. Cần thống kê, phân tích nhu cầu về số lượng cán bộ quản lý nhà nước vận chuyển du lịch cho từng thời kỳ, từng cấp để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thích hợp, kể cả ngắn hạn và dài hạn, kể cả trong nước và ngoài nước về chuyên môn nghiệp vụ du lịch, kiến thức về luật pháp quốc tế, khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại... Cần chú trọng đào tạo các chức danh chủ chốt của bộ máy quản lý nhà nước về vận chuyển du lịch.
Trong đào tạo, cần định hướng đúng nội dung đào tạo. Mặt khác, phải từng bước thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo; thực hiện chế độ Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, mua tài liệu học tập... Bên cạnh đó, khuyến khích cán bộ tự rèn luyện, học tập để trưởng thành, hạn chế sự trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào sự bao cấp của Nhà nước.
Xây dựng và thực hiện cơ chế thi tuyển, tuyển chọn cán bộ và sử dụng cán bộ đúng khả năng và trình độ chuyên môn được đào tạo để phát huy sở trường, dần loại bỏ những cán bộ có phẩm chất đạo đức kém và năng lực chuyên môn yếu.
* Đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động
vận chuyển khách du lịch.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch phải vừa đảm bảo chất lượng chuyên môn, vừa đảm bảo sự hiểu biết về văn hóa du lịch để nâng cao chất lượng phục vụ du khách.
Xây dựng và khẩn trương đưa vào thực hiện chương trình nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm du lịch hiện nay để nâng cao trình độ và kỹ năng, văn hóa ứng xử.
Thu hút mạnh mẽ lao động chất lượng cao về du lịch trên cơ sở chuẩn bị tốt hạ tầng, các chính sách về thu nhập để phát triển du lịch, đảm bảo đến giai đoạn sau quy hoạch đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Chú trọng đào tạo về lĩnh vực quản lý, đặc biệt là giám đốc điều hành, hướng dẫn viên du lịch và ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung Quốc), tin học cũng như tài chính, ngân hàng.
Tăng cường thăm quan học hỏi kinh nghiệm về sản xuất ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; biểu diễn các loại hình văn hóa, nghệ thuật, phục vụ phát triển du lịch để gia tăng chi tiêu của du khách.
Trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch cần phải đảm bảo nguyên tắc cân đối về số lượng, chất lượng và cơ cấu của từng đối tượng thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về du lịch và chức năng kinh doanh du lịch.
Đối với nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch: Cần
tiến hành bồi dưỡng, nâng cao, đào tạo lại và tuyển dụng mới theo hướng chuẩn hóa trình độ từ cử nhân chuyên ngành trở lên, có kiến thức sâu rộng về du lịch, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ và tin học văn phòng để có thể đảm đương các công việc như: xúc tiến du lịch, hợp tác quốc tế trong du lịch, quản lý lữ hành, quản lý khách sạn, quản lý các điểm, khu du lịch, thanh tra du lịch, kế hoạch đầu tư du lịch. Thực hiện nội dung này thì Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có đề án và lộ trình cụ thể. Nguồn kinh phí đào tạo từ Ngân sách nhà nước và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự án phát triển nguồn nhân lực cho du lịch Việt Nam.
Đối với nhân lực thực hiện chức năng kinh doanh về du lịch: Bao gồm nguồn nhân lực thực hiện vai trò quản lý doanh nghiệp, quản trị tác nghiệp, trực tiếp cung ứng dịch vụ và đảm bảo các điều kiện kinh doanh.
cần phải được quan tâm đào tạo bồi dưỡng thường xuyên. Các doanh nghiệp cũng cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút nguồn nhân lực này. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải có các chính sách ưu đãi để các doanh nghiệp du lịch có thể tuyển dụng được nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Về nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện công việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hỗ trợ đảm bảo điều kiện kinh doanh, đây là nguồn nhân lực chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh du lịch, nhưng trong thời gian qua, theo khảo sát thực tế số lượng đã qua đào tạo còn thấp. Thêm vào đó công việc đào tạo bồi dưỡng chưa thường xuyên và chưa được các chủ sử dụng lao động quan tâm đúng mức, dẫn tới tình trạng kỹ năng phục vụ chưa cao, chưa chuyên nghiệp; tinh thần, thái độ và khả năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch còn hạn chế nhất là khả năng sử dụng tiếng nước ngoài. Để khắc phục tình trạng này cần phải xác định đào tạo nghề một cách cơ bản ở trình độ cao đẳng, trung cấp hoặc công nhân kỹ thuật. Cần phối hợp liên kết với một số trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở dạy nghề để bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho đối tượng này.