Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về vận chuyển du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 68 - 81)

a. Số liệu thống kê lượng khách tham quan trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

2.2.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về vận chuyển du lịch

Ninh Bình được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Nhằm phát huy thế mạnh, góp phần đưa du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Từ nhiều năm nay, các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã trở thành địa điểm lý tưởng cho du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Ngành Du lịch Ninh Bình đã và đang khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ với tốc độ phát triển cao. Tuy nhiên, ngành Du lịch của tỉnh vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn. Một trong số đó, chính là tính chuyên nghiệp của đội ngũ những người tham gia làm dịch vụ tại điểm du lịch như: bán hàng, xe ôm, taxi vẫn còn đeo bám du khách hoặc có thái độ thiếu lịch sự; … đã tác động không tốt đến hình ảnh của du lịch Ninh Bình trong mắt du khách.

Chính vì vậy, trong thời gian qua, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở văn hóa thể thao và du lịch và các cơ quan ban ngành liên quan đã tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá hình ảnh danh thắng Tràng An – Tam Cốc – Bích Động, vận động nâng cao ý thức cho người làm dịch vụ du lịch.

* Hình thức tuyên truyền:

- Hàng năm, ban thường vụ tỉnh đoàn Ninh Bình đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh, trong đó chú trọng tuyên truyền học tập Nghị quyết số 15/NQ – TU ngày 13/7/2009 của BCH Đảng bộ tỉnh về “Phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” trong toàn Đoàn.

- Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch được Đoàn thanh niên tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, giới thiệu hình ảnh trên nhiều kênh thông tin, truyền thông đại chúng như báo, đài, bản tin tuổi trẻ Ninh

Bình, Trang thông tin điện tử Tỉnh đoàn…; Lồng ghép nội dung tuyên truyền về danh thắng Tràng An vào nội dung sinh hoạt chi đoàn nhằm giáo dục, tuyên truyền sâu rộng trong ĐVTN tích cực tham gia gìn giữ, bảo vệ danh thắng của quê hương.

- Ban thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin, truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền nếp sống văn minh, văn hóa du lịch, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ du lịch tới các cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu niên, nhân dân và du khách để Tràng An ngày càng trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

- Ban thường vụ Tỉnh đoàn tập trung chỉ đạo các cơ sở Đoàn đứng chân tại các điểm du lịch phối hợp với Ban quản lý Khu du lịch sinh thái Tràng An xây dựng mô hình bến đò an toàn, thành lập đội hình thanh niên xung kích tham gia giữ gìn ANGT…

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mở các lớp tập huấn cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên về kỹ năng giao tiếp bằng tiếng anh, kỹ năng ứng xử, kiến thức cơ bản về nghiệp vụ vận chuyển nhằm phục vụ và tạp dấu ấn trong long du khách tốt nhất. Qua đó, từng bước làm thay đổi hành vi của cộng đồng trong hoạt động vận chuyển khách du lịch.

- Mở các cuộc hội thảo có sự tham gia của các đơn vị kinh doanh du lịch và báo chí, truyền thông trong nước giới thiệu về du lịch tỉnh Ninh Bình ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. HCM,… nhằm quảng bá về du lịch Ninh Bình nói chung và giới thiệu hoạt động vận chuyển khách du lịch nói riêng trên địa bàn tỉnh.

* Nội dung tuyên truyền:

- Giới thiệu về khu du lịch sinh thái Tràng an nói chung và dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng.

- Tuyên truyền cho đội ngũ lao động phục vụ cho ngành dịch vụ vận chuyển tại các khu du lịch, điển hình là Khu du lịch sinh thái Tràng An và vận chuyển xe điện tại Chùa Bái Đính.

- Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa và đường bộ cho khách du lịch trong quá trình tham quan.

- Phổ biến pháp luật về ATGT đường thủy, văn hóa giao thông đường thủy tới các chủ phương tiện, khách du lịch và cộng đồng dân cư để tự giác thực hiện, tránh các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

* Một số hoạt động tuyên truyền điển hình của tỉnh:

- Ngày 27/02/2014, UBND tỉnh tổ chức hội nghị bàn biện pháp tăng cường quản lý công tác bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, các hoạt động dịch vụ tại các khu, điểm du lịch trong phạm vi Quần thể danh thắng Tràng An. Đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

- Ngày 30/07/2014, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Ninh Bình phối hợp với Ban Quản lý Dự án Chương trình phát triển năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ (dự án EU) tổ chức lớp tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm cho cộng đồng tại Quần thể danh thắng Tràng An.

2.2.4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong hoạt động vận chuyển du lịch

Nội dung đào tạo

Nguồn nhân lực cũng là một trong những vấn đề quan tâm trong việc phát triển du lịch của tỉnh. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ du lịch như đội ngũ lễ tân, hướng dẫn viên, quản lý nhà hàng, khách sạn… đang thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ, sức hút của sản phẩm du lịch.

Tỉnh Ninh Bình đã ưu tiên dành nguồn kinh phí, liên kết tổ chức đào tạo khoá đầu tiên ngành hướng dẫn viên, thuyết minh viên, nấu ăn, lễ tân… cho gần 300 người, (ưu tiên những người có hộ khẩu Ninh Bình) tại Trường Đại học Hoa Lư, nhằm cung cấp cho ngành Du lịch một lực lượng lao động chuyên nghiệp, có trình độ.

- Đối với đối tượng là quản lý: phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, các lớp ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp… cho cán bộ quản lý, nhân viên ở các Ban, Trạm quản lý các khu, điểm du lịch trên địa bàn như Ban quản lý khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Trạm quản lý khu du lịch Vân Long, Khu di tích Cố đô Hoa Lư.

- Đối với lao động địa phương: mở các lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng về xây dựng nếp sống văn minh văn hoá trong du lịch cho người dân các địa phương tham gia hoạt động bán hàng, chụp ảnh, chèo đò, lễ tân… ở các danh lam thắng cảnh, các nhà hàng, khách sạn. Qua đó, góp phần tích cực làm chuyển biến trong phong cách, thái độ và ý thức phục vụ khách du lịch. Phòng nghiệp vụ du lịch đã và đang thường xuyên phối hợp với chính quyền các cấp mở các lớp bồi dưỡng kỷ năng nâng cao kiến thức du lịch cộng đồng cho người dân ở các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

* Đối tượng tham gia vào hoạt động vận chuyển là lao động địa

phương và bộ phận làm công tác quản lý tại khu du lịch.

*Công tác đào tạo nguồn nhân lực vận chuyển khách du lịch:

Công tác đào tạo được chú trọng ngay từ ban đầu trước khi tham gia vào công việc lái đò trên sông nước. Doanh nghiệp Xuân Trường đã tổ chức các khóa học đào tạo cho những người chở đò, giúp họ thành thạo trong công việc và am hiểu địa hình, sau đó mới cấp chứng chỉ hành nghề. Một điều kiện tiên quyết để được chở đò - đó là những người chở đò đều phải biết bơi.

Những người chở đò còn được bồi dưỡng một khóa học về lịch sử Tràng An để làm hướng dẫn viên cho du khách khi cần.

Tại bến thuyền Tràng An, Sở VH,TT&DL đã phối hợp với Doanh nghiệp Xuân Trường tổ chức lớp tập huấn về nghiệp vụ du lịch cho các nhân viên lái đò của khu du lịch Tràng An. Thông qua lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng ứng xử, sự hiểu biết của lái đò, góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch tỉnh nhà. Được biết khu du lịch Tràng An có khoảng 1.500 người tham gia lái đò. Sở VHTT&DL dự kiến tổ chức từ 3-4 lớp tập huấn như trên.

Nhìn chung công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã dần được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng nhưng để đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch. Thế nhưng, các khóa học ngắn hạn chưa đáp ứng được so với đòi hỏi ngày càng cao của dịch vụ du lịch và những bất trắc trên đường đi của con đò. Mọi tình huống đều do mỗi “tài xế” phải tự tìm hiểu, khắc phục cũng như đúc rút kinh nghiệm. Vì vậy, Trong những năm tới, công tác này cần tiếp tục phát huy để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách du lịch.

2.2.5. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong vận chuyển khách du lịch

Công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động vận chuyển khách du lịch. Mặc dù, Tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị và ban hành văn bản chỉ đạo nhằm chấn chỉnh các bến thuyền, trong đó chú ý quy định cụ thể phương án hoạt động cho từng loại đò, loại tuyến du lịch và chỉ đạo các đò du lịch bắt buộc phải có áo phao, ghế phao…Các điểm du lịch cần có đội cứu hộ du lịch, người chở đò cần phải được học và có chứng chỉ hành nghề. Các huyện, thị nơi có các bến đò du lịch cần thực hiện tốt quy định về việc mở bến, quy định về biển báo nguy hiểm trên các tuyến du lịch trên sông nước, quy định về thời điểm cụ thể không được chở khách du lịch.

Sở GTVT Ninh Bình cũng đưa ra ý kiến về phương tiện vận chuyển du lịch: “Tình trạng phương tiện thủy chở khách du lịch vi phạm pháp luật ATGT hiện rất đáng lo ngại, bởi đa số người điều khiển phương tiện của các khu du lịch này đều chưa học qua lớp bồi dưỡng kiến thức Luật Giao thông đường bộ nội địa và chưa được cấp chứng chỉ chuyên môn. Thậm chí là các thiết bị đảm bảo an toàn đều thiếu. Trong khi đó, công tác tuyên truyền của các cấp, các ngành cho các chủ đò lại không được tiến hành thường xuyên”.

Đoàn thanh tra bao gồm các lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban quản lý danh thắng Tràng An đã tiến hành thanh tra kiểm tra công tác quản lý về hoạt động du lịch trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình, đặc biệt chú trọng kiểm tra các khu du lịch, địa điểm tham quan nơi tập trung nhiều khách du lịch và các cơ sở lưu trú du lịch.

Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Phòng cảnh sát hành chính trật tự Công an tỉnh Ninh Bình giải quyết triệt để những khiếu nại của du khách về an ninh, trật tự liên quan đến du lịch, giúp người dân nâng cao ý thức chấp hành các quy định về an ninh, trật tự của địa phương.

2.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

2.3.1. Những thành tựu đạt được trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động vận chuyển khách du lịch

Mặc dù trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động vận chuyển khách du lịch còn gặp nhiều khó khăn song công tác quản lý nhà nước về dịch vụ vận chuyển khách du lịch ở tỉnh Ninh Bình đã có bước chuyển biến rất tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động vận chuyển khách du lịch phát triển hơn. Cụ thể là:

động vận chuyển khách du lịch được nâng cao và có sự đổi mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình sát hợp với thị trường và phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương. Mặt khác, công tác phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch được tỉnh quan tâm hơn, đã tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm hơn, nhờ đó đã khắc phục được một phần hiện tượng đầu tư dàn trải, gây lãng phí. Ngoài ra, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức, góp phần thực hiện có hiệu quả hơn chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Thứ hai, công tác tổ chức thực hiện văn bản pháp luật đối với hoạt

động vận chuyển khách du lịch đang được các sở ban ngành quan tâm. Xây dựng các quy chuẩn về vận chuyển khách. Sở giao thông vận tải, sở văn hóa – thể thao và du lịch kiểm tra, xử lý nghiêm phương tiện phục vụ du lịch vi phạm quy định về ATGT đường thủy và đường bộ là ưu tiên hàng đầu của Tỉnh. Bên cạnh đó, việc chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, dự án phát triển du lịch của tỉnh tiến bộ hơn. Điều đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị và ban hành văn bản chỉ đạo nhằm chấn chỉnh các bến thuyền, trong đó chú ý quy định cụ thể phương án hoạt động cho từng loại đò, loại tuyến du lịch và chỉ đạo các đò du lịch bắt buộc phải có áo phao, ghế phao… Các điểm du lịch cần có đội cứu hộ du lịch, người chở đò cần phải được học và có chứng chỉ hành nghề. Các huyện, thị nơi có các bến đò du lịch cần thực hiện tốt quy định về việc mở bến, quy định về biển báo nguy hiểm trên các tuyến

du lịch trên sông nước, quy định về thời điểm cụ thể không được chở khách du lịch.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về vận chuyển khách

du lịch : tỉnh Ninh Bình đã và đang có kế hoạch tập trung quảng bá trong nội bộ và xúc tiến ra bên ngoài. Quảng bá trong nội bộ tức là xây dựng hình ảnh điểm đến, nâng cao chất lượng dịch vụ, văn hóa giao tiếp, cách làm du lịch. Đồng thời đẩy mạnh quảng bá qua các hãng lữ hành.

Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng

nguồn nhân lực cho hoạt động vận chuyển khách du lịch được chú trọng ngay từ ban đầu trước khi tham gia vào công việc lái đò trên sông nước . Doanh nghiệp Xuân Trường đã tổ chức các khóa học đào tạo cho những người chở đò, giúp họ thành thạo trong công việc và am hiểu địa hình, sau đó mới cấp chứng chỉ hành nghề. Một điều kiện tiên quyết để được chở đò - đó là những người chở đò đều phải biết bơi. Những người chở đò còn được bồi dưỡng một khóa học về lịch sử Tràng An để làm hướng dẫn viên cho du khách khi cần.

Tại bến thuyền Tràng An, Sở VH,TT&DL đã phối hợp với Doanh nghiệp Xuân Trường tổ chức lớp tập huấn về nghiệp vụ du lịch cho các nhân viên lái đò của khu du lịch Tràng An. Thông qua lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng ứng xử, sự hiểu biết của lái đò, góp phần vào sự phát triển của ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 68 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w