a. Số liệu thống kê lượng khách tham quan trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
2.2.2. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động vận
vận chuyển khách du lịch
Nội dung các văn bản pháp luật về vận chuyển khách du tập trung vào xây dựng các quy chuẩn về vận chuyển khách du lịch. Các phương tiện vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Trong đó:
Dịch vụ đò chở khách du lịch là dịch vụ vận chuyển khách du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch bằng phương tiện thủy không có động cơ có sức chứa từ dưới 5 người.
Xe điện bốn bánh chở khách được hiểu là xe bốn bánh sử dụng điện năng, năng lượng mặt trời để chở khách lưu thông trên đường bộ.
2.2.2.1. Quy chuẩn đối với phương tiện vận chuyển đò
- Số lượng khách được quy định như sau:
+ Đối với người Việt Nam: quy định chở 04 người/chuyến đò. + Đối với người Nước ngoài: quy định chở 02 người/ chuyến đò.
- Số lượng phao cứu sinh tương ứng với số người trên thuyền. Sử dụng áo phao có tính nổi an toàn, không gây ô nhiễm môi trường.
- Con số thuyền đăng ký chở khách lên đến 1500 chiếc. Tất cả đều được đánh số thứ tự, tới lượt thì xếp hàng trên bến sông để chở khách. Khi đủ số lượng khách, đò mới được xuất bến đưa khách đi tham quan.
- Nếu khách muốn thuê riêng để dạo chơi theo ý mình cũng phải qua Ban quản lý để đảm bảo giá cả được tuân thủ theo quy định chung, tránh việc cạnh tranh về giá dịch vụ và bảo đảm quyền lợi cho du khách.
- Điều kiện của người lái đò dịch vụ chở khách du lịch:
+ Đủ 18 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam.
+ Đủ sức khỏe, biết bơi, phải học tập pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và được cấp chứng nhận.
- Trách nhiệm của người lái đò dịch vụ chở khách du lịch.
+ Trước khi khởi hành phải kiểm tra điều kiện an toàn đối với người và phương tiện. Phổ biến nội quy an toàn và cách sử dụng các trang thiết bị cho hành khách, không để hành khách đứng, ngồi ở những vị trí không an toàn.
+ Hướng dẫn khách lên, xuống đò được dễ dàng, đảm bảo an toàn. Yêu cầu hành khách mặc đầy đủ áo phao cứu sinh và không chở người quá sức chở người của phương tiện.
+ Khi thời tiết xấu, không đảm bảo an toàn không được cho phương tiện hoạt động. Nếu phương tiện đang hành trình thì phải tìm nơi trú ẩn an toàn.
+ Khi xảy ra sự cố, phải tìm mọi biện pháp cứu người và tài sản, đồng thời thông tin kịp thời cho cơ quan cứu hộ cứu nạn gần nhất.
+ Không sử dụng rượu, bia khi phục vụ khách du lịch.
+ Có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi đón tiếp, phục vụ khách du lịch.
- Quyền và nghĩa vụ của khách du lịch.
+ Yêu cầu được vận chuyển bằng đúng loại phương tiện, đúng giá vé đã niêm yết, đúng thời gian lịch trình.
+ Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi phát sinh thiệt hại do lỗi chủ quan của tổ chức, cá nhân kinh doanh đò chở khách du lịch.
- Khách du lịch có nghĩa vụ:
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật và Quy chế của Ban quản lý, mua đầy đủ vé tham quan các tuyến, điểm du lịch theo quy định, thanh toán chi phí dịch vụ theo đúng thỏa thuận.
+ Chấp hành nội quy và hướng dẫn về an toàn của người lái phương tiện.
2.2.2.2. Quy chuẩn đối với phương tiện vận chuyển bằng xe điện
- Vé xe điện: 50.000 đ/ người (Lượt đi 30.000 vnđ/ 1 người, lượt về 20.000 vnđ/ 1 người).
- Mỗi lần hoạt động vận chuyển tối đa được 7 người/ xe.
* Điều kiện để kinh doanh vận chuyển bằng xe điện 4 bánh:
- Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật. - Bảo đảm số lượng, chất lượng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh.
- Có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện.
- Phương tiện tham gia kinh doanh phải được kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Có phương án kinh doanh trong đó bảo đảm thời gian thực hiện hành trình xe chạy, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe.
- Có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã đăng ký.
* Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
- Người điều khiển phương tiện có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật.
- Lái xe và nhân viên phục vụ phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh, phải được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải khách, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, phải mặc đồng phục và đeo thẻ có dán ảnh, ghi số hiệu, ký hiệu đơn vị.
- Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc cao đẳng, đại học chuyên ngành khác.
- Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh phải có đủ diện tích đỗ xe theo phương án kinh doanh đảm bảo các yêu cầu về trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường (thuộc quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm).
- Đơn vị phải đăng ký màu sơn, logo của đơn vị và niêm yết giá cước, số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã lên xe để hành khách được biết.
- Có đầy đủ các phương án đảm bảo an toàn cho hành khách khi phương tiện tham gia giao thông.
* Trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải
- Tổ chức kiểm tra an toàn kỹ thuật, mỹ thuật xe điện bốn bánh tham gia hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về hoạt động kinh doanh vận tải, dịch vụ vận tải khách du lịch bằng xe điện bốn bánh, người điều khiển phương tiện theo quy định của Pháp luật.
- Tổ chức quản lý các tuyến đường hoạt động, điểm dừng, đỗ xe, thời gian hoạt động bảo đảm phương tiện đi lại thông suốt, an toàn.
- Quy định và cấp biển hiệu “Xe điện vận tải khách du lịch”, lộ trình xe chạy cho doanh nghiệp kinh doanh.
- Hướng dẫn cho các đơn vị kinh doanh trong việc thực hiện kê khai, niêm yết giá cước theo quy định và phí đăng kiểm phương tiện.