Giới thiệu chung về tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 43 - 49)

7. Kết cấu luận văn

2.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Ninh Bình

2.1.1.1. Vị trí địa lý:

Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Tỉnh này cũng nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung. Phía bắc giáp với Hòa Bình, Hà Nam, phía đông giáp Nam Định qua sông Đáy, phía tây giáp Thanh Hóa, phía đông nam giáp biển (vịnh Bắc Bộ). Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía nam.

Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, Ninh Bình bao gồm cả ba loại địa hình. Vùng đồi núi và bán sơn địa ở phía tây bắc bao gồm các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp. Nơi đây có đỉnh Mây Bạc với độ cao 648 m là đỉnh núi cao nhất Ninh Bình. Vùng đồng bằng ven biển ở phía đông nam thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh. Xen giữa 2 vùng lớn là vùng chiêm trũng chuyển tiếp. Rừng ở Ninh Bình có đủ cả rừng sản xuất và rừng đặc dụng các loại. Có 4 khu rừng đặc dụng gồm rừng Cúc Phương, rừng môi trường Vân Long, rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư và rừng phòng hộ ven biển Kim Sơn.

Ninh Bình có bờ biển dài 18 km. Bờ biển Ninh Bình hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m. Vùng ven biển và biển Ninh Bình đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Hiện 2 đảo thuộc Ninh Bình là đảo Cồn Nổi và Cồn Mờ.

Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9. Mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, tháng 4, tháng 10 là mùa xuân và mùa thu, tuy không rõ rệt như các vùng nằm phía trên vành đai nhiệt đới. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.800 mm;Nhiệt độ trung bình 23,5 °C. Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80-85%.

• Dân số: 898.459 người (điều tra dân số 01/04/2009)

• Mật độ dân số 642 người/km².

Trên địa bàn tỉnh có hai tôn giáo chính là: Phật giáo và Thiên chúa giáo,15% dân số theo đạo Thiên chúa.

2.1.1.2. Các tài nguyên du lịch nổi bật

Ninh Bình có tiềm năng du lịch rất lớn, là nơi có tới 3 danh hiệu UNESCO với quần thể di sản thế giới Tràng An, ca trù và khu dự trữ sinh quyển thế giới Bãi ngang - Cồn Nổi. Nơi đây sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

a. Tài nguyên tự nhiên

Tài nguyên tự nhiên của Ninh Bình có ba đặc điểm rất quan trọng là: - Hầu hết các tài nguyên tự nhiên của Ninh Bình không chỉ có giá trị cho tham quan du lịch thuần tuý mà còn có giá trị lớn về khoa học cho các nghiên cứu chuyên đề. Điển hình trong số đó là Vườn quốc gia Cúc Phương và rừng đặc dụng đất ngập nước Vân Long.

- Các tài nguyên tự nhiên luôn gắn quyện với các giá trị văn hoá, lịch sử điển hình trong nó.

- Các điểm tài nguyên của Ninh Bình có mật độ tương đối dày nhưng giá trị của nó không mang tính loại trừ nhau. Điều này cho phép kết nối các điểm thành chuyến du lịch thuận tiện mà không làm giảm tính hấp dẫn của mỗi điểm.

* Vườn quốc gia Cúc Phương: Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên

của Việt Nam, thành lập vào ngày 7/7/1962. Vườn quốc gia Cúc Phương có một quần thể hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Vườn có diện tích 22.000 ha, trong đó ¾ là núi đá vôi cao từ 300 đên 600m so với mặt biển. Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh chứa nhiều bí ẩn và cảnh quan độc đáo.

* Quần thể danh thắng Tràng An: nằm ở thôn Tràng An, xã Trường

Yên, huyện Hoa Lư, với những dải đá vôi với hệ thống các hang động, thung nước, rừng cây và các di tích lịch sử gắn với kinh thành xưa của cố đô Hoa

Lư. Nơi đây đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và được Unesco công nhận là di sản thế giới.

* Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động là một quần thể du lịch, một địa

danh nổi tiếng từ xa xưa, thuộc địa phận huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Cách thủ đô Hà Nội 100km về phía Nam. Nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ, thiên tạo, với nhiều hang động, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng trong và ngoài nước như: đền Thái Vi, Tam Cốc, Chùa Bích Động, động Tiên, chùa Linh Cốc,…

* Núi chùa Bái Đính: thuộc địa phận huyện Gia Viễn. Núi Bái Đính cao 200m sừng sững giữa vùng bán sơn địa, với diện tích gần 150.000m2, được tạo thành bởi hai dẫy núi khép lại hình cánh cung và hướng về phía tây – tựa như tay ngai, mở ra một thung lũng rộng hơn 3ha – gọi là Thung Chùa.

b. Tài nguyên nhân văn

- Cố đô Hoa Lư: là Kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền Việt Nam. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, xây dựng kinh đô Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Kinh đô Hoa lư rộng khoảng 300ha, gồm Thành Ngoại và Thành Nội. Đây là một quân thành vững chắc do thiên nhiên và con người làm nên.

- Nhà thờ đá Phát Diệm - ở thị trấn Phát Diệm là một quần thể nhà thờ kiến trúc độc đáo theo kiểu phương Đông. Nhà thờ phản ánh một nghệ thuật kiến trúc điêu khắc, đặc biệt là điêu khắc của Việt Nam, là sự hài hoà về nghệ thuật kiến trúc Châu Âu và Á Đông.

- Đền Thái Vi nằm trong quần thể khu du lịch Tam Cốc. Để tưởng nhớ các vua Trần, nhân dân ở đây đã lập Hành Cung Vũ Lâm (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) từ năm 1258, sau khi họ mất, nhân dân thôn Văn Lâm xây dựng đền Thái Vi.

* Một số lễ hội tiêu biểu:

+ Lễ hội Trường Yên (lễ hội Hoa Lư): được tổ chức vào ngày 10 đến 13 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Cố đô Hoa Lư), để tưởng nhớ công đức của vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành.

+ Lễ hội chùa Bái Đính: tổ chức vào ngày 06 tháng giêng hàng năm

tại thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn.

+ Lễ hội Nguyễn Công Trứ: tổ chức vào ngày 13 đến 15 tháng 11 (âm lịch) tại đền Nguyễn Công Trứ thuộc xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn.

Ngoài ra ở Ninh Bình còn rất nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo khác như: Phủ Khống, Phủ Đột, chùa Nhất trụ, đền Phất Kim, chùa Ngần, chùa Am, đền Vực Vông, núi chùa Bái Đính, chùa Linh Cốc, đền Khê Hạ, đền Đông Hội, chùa Đồng Đắc, chùa Địch Lộng, núi Dục Thuý…

* Làng nghề truyền thống:

Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Ninh Bình:

+ Thêu ren Ninh Hải: Xã Ninh An, huyện Hoa Lư nổi tiếng về nghề

thêu ren, nhiều người cho rằng đây là “Vương quốc của thêu ren”.

+ Mỹ nghệ cói Kim Sơn. Cây cói xuất hiện ở Kim Sơn gần hai thế kỷ

và đã có một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện Kim Sơn. Người dân Kim Sơn đã dùng cây cói làm nhiều sản phẩm như: Chiếu, thảm, làn, khay, hộp, đĩa, cốc, túi xách, mũ... mặt hàng cói ở Kim Sơn phải nói đến nghề dệt chiếu.

+ Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân có hơn 400 năm lịch sử phát

triển, có vị trí thuận lợi cho khách tham quan, phong cảnh thiên nhiên đẹp, kiến trúc xây bằng đá, có sự pha trộn giữa phương pháp truyền thống với phương pháp hiện đại để tạo ra sản phẩm độc đáo của làng.

+ Một số làng nghề truyền thống khác: Trồng hoa, trồng rau ở Ninh Phúc, Ninh sơn huyện Hoa Lư, làng mộc Ninh Phong...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w