Giới thiệu về Khu du lịch sinh thái Tràng An và Chùa Bái Đính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 49 - 55)

7. Kết cấu luận văn

2.1.2. Giới thiệu về Khu du lịch sinh thái Tràng An và Chùa Bái Đính

2.1.2.1 Giới thiệu Khu du lịch sinh thái Tràng An

Cách Hà Nội hơn 90km về phía nam, với tổng diện tích 2.168ha, Quần thể danh thắng Tràng An thuộc địa phận các xã Trường Yên, Ninh Vân, Ninh Hải (huyện Hoa Lư); xã Gia Sinh (huyện Gia Viễn); xã Ninh Nhất và phường Tân Thành (TP. Ninh Bình).

Quần thể danh thắng Tràng An nằm gọn trong vùng núi đá vôi Hoa Lư hình cánh cung. Theo các nhà địa chất, Tràng An trước kia là một vùng biển cổ, sau được tạo nên bởi quá trình vận động địa chất. Những khe nứt sinh ra do sự vận động này đã dần hình thành các dòng chảy trong hang động đá vôi. Dưới chân nhiều ngọn núi đá vôi còn có các hàm ếch - là dấu tích sự xâm thực của nước biển. Núi đá vôi ở Tràng An cao 150 - 200m, mang đặc điểm nhiệt đới điển hình với đỉnh dạng tháp, vòm; sườn vách dốc đứng. Phần rìa của núi đá là các thung lũng bằng phẳng, dễ ngập nước vào mùa mưa tạo thành các hồ. Đặc điểm này tạo nên cảnh quan có nhiều dãy núi đá vôi thấp, trùng điệp bao quanh những hồ nước nối tiếp nhau, vừa hùng vĩ vừa nên thơ. Trong hệ thống hang động ở Tràng An có loại hang nằm ngang, xuyên qua lòng các dãy núi lớn, ngập nước thường xuyên được gọi là hang xuyên thủy. Hiện nay, đã phát hiện được 48 hang xuyên thủy, nối liền 31 thung (hồ) ở Tràng An với tổng chiều dài 12.226m, trong đó có những hang dài hơn 1km như: hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây… Được ví như một trận đồ bát quái, quần thể hang động này chuyển nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi kia và cùng với các dãy núi, hồ nước tạo thành một thế trận liên hoàn, khép kín. Trong hang có nhiều nhũ đá mang hình thù độc đáo và sống động. Vì vậy, Tràng An còn được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn” hay “bảo tàng địa chất ngoài trời”.

Quần thể danh thắng Tràng An có hệ động thực vật rất phong phú. Hệ sinh thái trên cạn có khoảng hơn 600 loài thực vật, 200 loài động vật, trong đó nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam như: sơn dương, phượng hoàng đất... Hệ sinh thái dưới nước có khoảng 30 loài động vật nổi, 40 loài động vật đáy, đặc biệt loài rùa cổ sọc được coi là động vật quý hiếm cần được bảo vệ.

Tại Tràng An, các nhà khoa học cũng đã khai quật được nhiều di vật là dấu tích của người tiền sử từ 5.000 - 30.000 năm trước ở hang Búi, hang Trống; núi đá hang Chợ, núi đá ông Hay, hang núi Thung Bình... Dưới thời Đinh và Tiền Lê, Tràng An là hệ thống phòng thủ phía nam của kinh thành Hoa Lư nên có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như: đền Trình, đền Trần, phủ Khống... Đặc biệt, khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính ở Tràng An đang giữ nhiều kỷ lục Việt Nam như: chùa có diện tích lớn nhất, tượng Phật bằng đồng lớn nhất, chuông đồng lớn nhất, giếng ngọc lớn nhất, chùa có nhiều tượng La Hán nhất và nhiều cây bồ đề nhất.

Hiện nay, du khách đến Tràng An thường tham gia Tour du lịch bằng thuyền nan kéo dài 3 giờ, bắt đầu từ khu đón tiếp trung tâm nằm bên đại lộ Tràng An, qua các điểm du lịch:

Bến đò - Đền Trình - xuyên hang Địa Linh - xuyên hang Tối - xuyên hang Sáng - xuyên hang Đền Trần - Đền Trần - xuyên hang Đền Trần chiều ngược lại - xuyên hang Si - xuyên hang Sính - xuyên hang Tình - xuyên hang Ba Giọt - xuyên hang Nấu Rượu - Phủ Khống - xuyên hang Phủ Khống - xuyên hang Trần - xuyên hang Quy Hậu - Bến đò (qua 12 hang khác nhau và 3 đền).

So với các khu du lịch lân cận có nét tương đồng như Tam Cốc - Bích Động chủ yếu là hình thức du lịch trên sông, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long là du thuyền trên đầm sinh thái thì hang động Tràng An có nét đặc trưng riêng biệt là hình thức du thuyền trên các thung nước tạo bởi nhiều vách núi đá được nối thông nhau bằng những hang nước mà không phải quay ngược lại.

Hình vẽ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Khu du lịch sinh thái Tràng An

(Nguồn:Ban quản lý khu du lịch sinh thái Tràng An)

Đây là cơ cấu tổ chức quản lý của Khu du lịch sinh thái Tràng An nói chung và khu Bái Đính nói riêng. Vì đang trong thời gian quy hoạch nên khu chùa Bái Đính chưa có một cơ cấu quản lý riêng, tuy nhiên có thể áp dụng vào cơ cấu này để hoạt động kinh doanh cũng như điều hành vì du khách khi thực hiện các chương trình du lịch thường kết hợp liên tuyến giữa khu Tràng An với chùa Bái Đính. Vì vậy việc tổ chức bán vé diễn ra ở khu du lịch sinh thái Tràng An. Thông qua cơ cấu, mỗi ban ngành đều có chức năng nhiệm vụ

Phòng vât tư và thiết bị Phòng kế hoạch Phòng kế toán Phòng tổ chức hành chính Bộ phận phục vụ nhà nghỉ Tổ vệ sinh thu dọn rác thải Bộ phận bán hàng và dịch vụ Ban nghệ thuật& HDV du lịch Tổ sửa chữa thiết bị & điện nước Tổ bảo vệ Tổ điều khiển thuyền xe máy BAN GIÁM ĐỐC

khác nhau với chuyên môn nghiệp vụ của mình phối hợp giữa Tràng An với chùa Bái Đính. Mỗi bộ phận phải đảm nhiệm được công việc của mình theo chuyên nghành.

Bộ phận nhà nghỉ có trách nhiệm đảm bảo cho du khách các dịch vụ nghỉ ngơi và các dịch vụ khác.

Bộ phận bán hàng và dịch vụ ăn uống vừa cung cấp nhu cầu ăn uống cho du khách vừa cung cấp các sản phẩm du lịch thông qua các chương trình quảng cáo ấn phẩm bằng các hình thức truyền thông nhằm đa đến thông tin xác thực về sản phẩm mà mình đang có đồng thời quảng bá hình ảnh cũng nh- ư thương hiệu của công ty.

Bộ phận sửa chữa điện nước và thiết bị đảm bảo để hoàn thiện công trình và quá trình khai thác điểm du lịch. Riêng tổ điều khiển thuyền máy thì dành riêng cho khu hang động ở khu Tràng An.

Tổ bảo vệ và tổ vệ sinh thu dọn rác thải có trách nhiệm trông coi cũng như thực hiện các biện pháp vệ sinh, ở khu vực tại chùa Bái Đính thì đã được bố trí thùng đựng rác...

Các ban nghành bộ phận tuy có hoạt động nhưng chưa được quy mô, vì chưa đi vào hoạt động thực tế nên hoạt động của bộ phận HDV tại điểm chưa được diễn ra, mới chăng nó chỉ diễn ra ở khu sinh Thái Tràng An. Nhưng trong thời gian tới thì cơ cấu tổ chức của khu chùa Bái Đính sẽ đi vào hoạt động có quy mô hơn khi công trình được hoàn tất.

2.1.2.2. Giới thiệu Chùa Bái Đính

Núi Bái Đính thuộc địa phận xã Lê Xá, Sinh Dược, Xuân Trì xưa (nay là xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình). Núi Bái Đính với chiều cao 185 m diện tích khoảng 15.000 m2.Đây là vùng đất nổi danh, tên mỗi huyền thoại, mỗi ngọn núi, mỗi thung lũng là sự kết nối kỳ diệu một chuỗi sự tích của thiền sư Nguyễn Minh Không - Người sáng lập ra ngôi chùa cổ.

Chùa Bái Đính bắt đầu được khởi công xây dựng từ năm 2003 và hoàn thiện năm 2008, cho đến nay đây là ngôi chùa rộng nhất và nắm giữ nhiều kỷ lục nhất Việt Nam với diện tích lên tới 80ha. Kiến trúc của chùa nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam, các vật liệu để xây dựng chùa được dùng từ nguyên liệu chính ở địa phương như đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết… Điều tạo thành điểm khác biệt nhất trong kiến trúc của chùa Bái Đính là cách thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng. Điều đặc biệt nữa trong cách thiết kế chùa Bái Đính đó là không gian mở của chùa. Các hành lang đều được thiết kế để kết nối với vườn, khu vực sân...một cách rất tài tình, khéo léo.

Từ bãi xe điện lên đến cổng chùa Bái Đính chỉ mất chừng 10 phút, hai bên đường đi phong cảnh khá đẹp, gió mát, không gian rộng. Bước qua cổng chùa Bái Đính vào phía bên trong là cả một không gian choáng ngợp mở ra, đặc biệt là với những ai đến đây lần đầu tiên. Chùa Bái Đính vô cùng to lớn và hoành tráng, riêng sân chùa với hàng km tường bao quanh cũng đã đủ khiến du khách phải ngạc nhiên và nể phục những người có tâm huyết đầu tư xây dựng nên ngôi chùa này.

Để phục vụ khách du lịch khi đến thăm chùa, ban quản lý cung cấp dịch vụ đưa đón khách bằng xe điện. Đường xe điện bao quanh chùa, với chiều dài khoảng 3km, điểm xuất phát tại trung tâm điều hành và cũng là nơi trả khách. Cũng chính ở đây, quý khách được mua vé, mức giá là 30.000 VND/ người / 1 lượt (người có chiều cao dưới 1m được miễn phí). Ở mỗi điểm trả khách (cổng chính của chùa và khu chùa cổ, quý khách cũng có thể mua vé tại đó).

Nơi du khách thăm quan lên xe điện tại điểm trung tâm điều hành

Có hai lựa chọn điểm dừng cho du khách. Một là, tại cổng chính của chùa, từ đây du khách bắt đầu hành trình chuyến thăm quan chùa của mình, đi qua các điện, các toà, tháp và hành lang La Hán trong chùa. Tiếp đến là khu chùa cổ hay còn gọi là chùa Thượng, nằm ở trên núi. Tại khu vực này, có bến đỗ của xe điện, du khách có thể từ đây để trở về điểm xuất phát – trung tâm điều hành, kết thúc chuyến thăm quan.

Hai là, ngược lại với chiều đi thứ nhất, du khách dừng tại khu chùa cổ và đi từ trên xuống dưới. Việc lựa chọn điểm dừng như thế nào là phụ thuộc vào du khách với mức giá như nhau ở mỗi điểm dừng.

Nếu không muốn đi xe điện, du khách hoàn toàn có thể đi bộ, một đường dẫn, khoảng 1.5-2km lên đến Điện Tam Thế, từ đây du khách bắt đầu chuyến thăm quan của mình.

Giá vé xe điện được áp dụng từ ngày 18.01.2014. Đối với khách đi bộ, không mất phí

Thông thường, du khách sẽ đi 2 lượt xe điện (ra và vào) với mức phí 60.000/người để thăm quan chùa.

Các nhân viên ở đây rất tận tình hướng dẫn chi tiết cho du khách.

Sơ đồ bến đỗ xe điện tại Chùa Bái Đính

2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w