7. Kết cấu luận văn
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý của Tỉnh Quảng Nam đối với Thành phố Hội An
Thành Phố Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn. Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia v.v.. đã biết đến từ thế kỷ 16, 17. Từ thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của thương thuyền vùng Viễn Ðông.
Phương tiên sử dụng tại Hội An:
Phương tiện xe xích lô: đây là phương tiện rất thuận tiện cho du khách khi đi tham quan phố cổ Hội An và các điểm du lịch lân cận trong phạm vi gần. Có nhu cầu, du khách liên hệ trực tiếp với các chủ xe thường xuyên có mặt trên các đường phố tại Hội An.
Phương tiện xe môtô, xe đạp: Ngoài các phương tiện kể trên, du khách có thể thuê xe môtô, xe đạp ngay tại khách sạn nơi lưu trú hoặc các điểm dịch vụ cho thuê xe trên các đường phố tại Hội An với mức giá khá rẻ để làm cuộc
hành trình ngắn đến các điểm tham quan quanh Hội An và cả khu di tích Mỹ Sơn cũng như một số điểm du lịch lân cận khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ngãi...
Hầu hết du khách từ các nơi đến Hội An và từ Hội An đi các nơi khác bằng phương tiện hàng không đều qua sân bay quốc tế Đà Nẵng, một số đến từ Thành phố Hồ Chí Minh thì qua sân bay Chu Lai. Với khoảng cách 30 km từ Hội An đi sân bay Đà Năng, 80 km từ Hội An đi sân bay Chu Lai, du khách sẽ dễ dàng lựa chọn những chuyến bay phù hợp với hành trình của mình.
1.4.3. Bài học cho Tỉnh Ninh Bình
Từ kinh nghiệm hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động vận chuyển khách du lịch ở các địa phương trên, có thể rút ra một số bài học cho tỉnh Ninh Bình như sau:
Một là, đồng bộ các phương tiện vận chuyển tại các khu du lịch về màu
sơn, loại phương tiện vận chuyển, lịch trình vận chuyển. Đầu tư xây dựng bến thuyền và tổ chức xắp xếp lại đội thuyền và thống nhất cho ban quản lý khu du lịch.
Hai là, quy hoạch tổng thể khu du lịch trên địa bàn tỉnh và các chính
sách phát triển du lịch được xây dựng đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, tỉnh cần quan tâm đến việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật vận chuyển du lịch.
Ba là, cần trang bị hệ thống điện chiếu sáng, làm lại đường đi vào các
hang động để đảm bảo việc vận chuyển được đảm bảo an toàn và du khách có thể đi một cách thoải mái và an toàn, được ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên của các hang động.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã giới thiệu hệ thống cơ sở lý luận về Du lịch, kinh doanh vận chuyển du lịch và quản lý nhà nước về vận chuyển khách du lịch. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố và bài học cho tỉnh Ninh Bình.
Nêu lên vai trò, nội dung quản lý nhà nước với dịch vụ vận chuyển. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển khách du lịch cũng được đề cập đến trong chương này. Đây chính là cơ sở, nền tảng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ở những chương sau.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN