7. Kết cấu luận văn
1.3.2. Các yếu tố bên trong
Trình độ quản lý của các bộ phận tại Khu du lịch có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý. Tổ chức quản lý nhà nước về du lịch sẽ sử dụng chiến lược định vị và xây dựng thương hiệu để cố gắng cải thiện hay thay đổi hình ảnh của một điểm đến theo hướng tích cực để khuyến khích khách du lịch quốc tế tới viếng thăm.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động vận chuyển
Cơ sở vật chất kỹ thuật tác động đến hình ảnh dịch vụ vận chuyển, an toàn của du khách…
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối vận chuyển khách du lịch ở một số Tỉnh, Thành phố điển hình và bài học cho tỉnh Ninh Bình
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý của Tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Tổ Quốc. Một trong những trung tâm công nghiệp thương mại du lịch và dịch vụ... là một trong ba cực của tam giác tăng trưởng kinh tế (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh).
Được thiên nhiên ưu đãi, lại có lịch sử phát triển lâu đời. Quảng Ninh thực sự là một địa danh hấp dẫn của khách du lịch quốc tế. Một trong những điểm sáng trên bản đồ du lịch của Việt Nam với những thắng cảnh nổi tiếng thế giới như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Bãi tắm bãi Cháy, Trà Cổ (Móng Cái)... cùng với các di tích lịch sử văn hoá và xã hội dân tộc càng tạo cho du lịch Quảng Ninh những nét thiên tạo và nhân văn độc đáo. Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn Quảng Ninh còn phải kể đến các lễ hội truyền thống như Hội chùa Yên Tử, Đền Cửa ông, hội vượt sông Bạch Đằng (Quảng Yên) để tưởng nhớ đến những người anh hùng đã lập nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Hướng các lễ hội ngày càng được chú trọng cả về quy mô lẫn hình thức tạo nên những bản sắc rất riêng của từng địa phương. Vì thế các lễ hội ngày càng lôi cuối rất đông khách du lịch quốc tế đến tham quan.
Do lợi thế nằm trong khu vực có tài nguyên du lịch giàu tiềm năng đó là Vịnh Hạ Long nên hiện nay, dịch vụ thuyền đưa khách thăm vịnh tại Vịnh Hạ Long có khoảng 400 chiếc thuyền thăm Vịnh được trang trí và thiết kế tương đối đẹp hàng ngày đưa khách từ ven trung tâm du lịch bãi Cháy đi thăm Vịnh. Bến thuyền mới được đầu tư xây mới và tổ chức xắp xếp lại đội thuyền giao về thống nhất cho ban quản lý Vịnh Hạ Long.
Các cảnh quan Vịnh Hạ Long cũng được đầu tư của ngành cũng như tổ chức UNESCO và một số đối tác khác về mặt giữ gìn vệ sinh ở các hang động, trang bị hệ thống điện chiếu sáng, làm lại đường đi vào các hang động và hiện nay du khách có thể đi một cách thoải mái và an toàn, được ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên của các hang động. Đặc biệt vào ngày 30-4-1998 Động Thiên cung và Hang Đầu Gỗ đã được hoàn thành nâng cấp cải tạo. Tại đây du lịch Quảng Ninh cùng với đối tác của Trung Quốc đã đầu tư vào 4 tỷ đồng để xây dựng một con đường từ hang đầu gỗ đến động Thiên Cung làm khách đi lại dễ dàng. Trong động Thiên Cung đã mở đường rất to đẹp với hệ thống chiếu sáng màu tự động đã làm cho vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long ngày càng rực rõ thu hút hấp dẫn khách đến với Hạ Long một đông hơn.
Đối với các phương tiện vận chuyển đường thủy. Điển hình là các tàu du lịch hoạt động trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Hạ Long đã triển khai thực hiện các quy định như về màu sơn:
- Theo Quyết định số 10/QĐ-UBND thì các tàu du lịch hoạt động trên Vịnh Hạ Long phải thực hiện sơn vỏ tàu màu trắng và lắp cánh buồm nâu (nếu tàu có sử dụng buồm). Bề mặt sơn được quy định: Sơn màu trắng vỏ tàu từ mớn nước không tải trở lên, kể cả phần cabin (trừ tời, neo, cột bích, ống khói, cột buồm, phần kính và các thiết bị khác trên boong sơn màu đặc chủng).
- Tàu du lịch có đầu rồng thì được phép sơn đầu rồng bằng màu sơn truyền thống, dân gian. Đối tượng áp dụng với tất cả các tàu hoạt động kinh doanh vận chuyển khách tham quan du lịch, tàu vận chuyển khách tham quan và lưu trú trên Vịnh Hạ Long và phải được thực hiện trước 30-4-2012. Tuy nhiên, theo ý kiến của các doanh nghiệp, chủ phương tiện vận chuyển khách du lịch, tham quan, lưu trú trên Vịnh Hạ Long, việc thực hiện quyết định này sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là về chi phí trực tiếp cho việc sơn lại và chi phí gián tiếp khi doanh nghiệp dừng vận chuyển và phải thay đổi hình ảnh quảng cáo, mất thương hiệu của doanh nghiệp, mất tính đặc trưng, nét độc đáo của tàu khách Vịnh Hạ Long...
Vì vậy, đa số các doanh nghiệp, chủ tàu đều thống nhất đề xuất ý kiến: Cần phải có sự khảo sát cụ thể, có lộ trình rõ ràng cho việc thực hiện quyết định này.
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý của Tỉnh Quảng Nam đối với Thành phố Hội An
Thành Phố Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn. Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia v.v.. đã biết đến từ thế kỷ 16, 17. Từ thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của thương thuyền vùng Viễn Ðông.
Phương tiên sử dụng tại Hội An:
Phương tiện xe xích lô: đây là phương tiện rất thuận tiện cho du khách khi đi tham quan phố cổ Hội An và các điểm du lịch lân cận trong phạm vi gần. Có nhu cầu, du khách liên hệ trực tiếp với các chủ xe thường xuyên có mặt trên các đường phố tại Hội An.
Phương tiện xe môtô, xe đạp: Ngoài các phương tiện kể trên, du khách có thể thuê xe môtô, xe đạp ngay tại khách sạn nơi lưu trú hoặc các điểm dịch vụ cho thuê xe trên các đường phố tại Hội An với mức giá khá rẻ để làm cuộc
hành trình ngắn đến các điểm tham quan quanh Hội An và cả khu di tích Mỹ Sơn cũng như một số điểm du lịch lân cận khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ngãi...
Hầu hết du khách từ các nơi đến Hội An và từ Hội An đi các nơi khác bằng phương tiện hàng không đều qua sân bay quốc tế Đà Nẵng, một số đến từ Thành phố Hồ Chí Minh thì qua sân bay Chu Lai. Với khoảng cách 30 km từ Hội An đi sân bay Đà Năng, 80 km từ Hội An đi sân bay Chu Lai, du khách sẽ dễ dàng lựa chọn những chuyến bay phù hợp với hành trình của mình.
1.4.3. Bài học cho Tỉnh Ninh Bình
Từ kinh nghiệm hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động vận chuyển khách du lịch ở các địa phương trên, có thể rút ra một số bài học cho tỉnh Ninh Bình như sau:
Một là, đồng bộ các phương tiện vận chuyển tại các khu du lịch về màu
sơn, loại phương tiện vận chuyển, lịch trình vận chuyển. Đầu tư xây dựng bến thuyền và tổ chức xắp xếp lại đội thuyền và thống nhất cho ban quản lý khu du lịch.
Hai là, quy hoạch tổng thể khu du lịch trên địa bàn tỉnh và các chính
sách phát triển du lịch được xây dựng đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, tỉnh cần quan tâm đến việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật vận chuyển du lịch.
Ba là, cần trang bị hệ thống điện chiếu sáng, làm lại đường đi vào các
hang động để đảm bảo việc vận chuyển được đảm bảo an toàn và du khách có thể đi một cách thoải mái và an toàn, được ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên của các hang động.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã giới thiệu hệ thống cơ sở lý luận về Du lịch, kinh doanh vận chuyển du lịch và quản lý nhà nước về vận chuyển khách du lịch. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố và bài học cho tỉnh Ninh Bình.
Nêu lên vai trò, nội dung quản lý nhà nước với dịch vụ vận chuyển. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển khách du lịch cũng được đề cập đến trong chương này. Đây chính là cơ sở, nền tảng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ở những chương sau.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
2.1. Giới thiệu chung về hoạt động du lịch và kinh doanh vận chuyểnkhách du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình khách du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
2.1.1.1. Vị trí địa lý:
Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Tỉnh này cũng nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung. Phía bắc giáp với Hòa Bình, Hà Nam, phía đông giáp Nam Định qua sông Đáy, phía tây giáp Thanh Hóa, phía đông nam giáp biển (vịnh Bắc Bộ). Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía nam.
Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, Ninh Bình bao gồm cả ba loại địa hình. Vùng đồi núi và bán sơn địa ở phía tây bắc bao gồm các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp. Nơi đây có đỉnh Mây Bạc với độ cao 648 m là đỉnh núi cao nhất Ninh Bình. Vùng đồng bằng ven biển ở phía đông nam thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh. Xen giữa 2 vùng lớn là vùng chiêm trũng chuyển tiếp. Rừng ở Ninh Bình có đủ cả rừng sản xuất và rừng đặc dụng các loại. Có 4 khu rừng đặc dụng gồm rừng Cúc Phương, rừng môi trường Vân Long, rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư và rừng phòng hộ ven biển Kim Sơn.
Ninh Bình có bờ biển dài 18 km. Bờ biển Ninh Bình hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m. Vùng ven biển và biển Ninh Bình đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Hiện 2 đảo thuộc Ninh Bình là đảo Cồn Nổi và Cồn Mờ.
Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9. Mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, tháng 4, tháng 10 là mùa xuân và mùa thu, tuy không rõ rệt như các vùng nằm phía trên vành đai nhiệt đới. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.800 mm;Nhiệt độ trung bình 23,5 °C. Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80-85%.
• Dân số: 898.459 người (điều tra dân số 01/04/2009)
• Mật độ dân số 642 người/km².
Trên địa bàn tỉnh có hai tôn giáo chính là: Phật giáo và Thiên chúa giáo,15% dân số theo đạo Thiên chúa.
2.1.1.2. Các tài nguyên du lịch nổi bật
Ninh Bình có tiềm năng du lịch rất lớn, là nơi có tới 3 danh hiệu UNESCO với quần thể di sản thế giới Tràng An, ca trù và khu dự trữ sinh quyển thế giới Bãi ngang - Cồn Nổi. Nơi đây sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
a. Tài nguyên tự nhiên
Tài nguyên tự nhiên của Ninh Bình có ba đặc điểm rất quan trọng là: - Hầu hết các tài nguyên tự nhiên của Ninh Bình không chỉ có giá trị cho tham quan du lịch thuần tuý mà còn có giá trị lớn về khoa học cho các nghiên cứu chuyên đề. Điển hình trong số đó là Vườn quốc gia Cúc Phương và rừng đặc dụng đất ngập nước Vân Long.
- Các tài nguyên tự nhiên luôn gắn quyện với các giá trị văn hoá, lịch sử điển hình trong nó.
- Các điểm tài nguyên của Ninh Bình có mật độ tương đối dày nhưng giá trị của nó không mang tính loại trừ nhau. Điều này cho phép kết nối các điểm thành chuyến du lịch thuận tiện mà không làm giảm tính hấp dẫn của mỗi điểm.
* Vườn quốc gia Cúc Phương: Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên
của Việt Nam, thành lập vào ngày 7/7/1962. Vườn quốc gia Cúc Phương có một quần thể hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Vườn có diện tích 22.000 ha, trong đó ¾ là núi đá vôi cao từ 300 đên 600m so với mặt biển. Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh chứa nhiều bí ẩn và cảnh quan độc đáo.
* Quần thể danh thắng Tràng An: nằm ở thôn Tràng An, xã Trường
Yên, huyện Hoa Lư, với những dải đá vôi với hệ thống các hang động, thung nước, rừng cây và các di tích lịch sử gắn với kinh thành xưa của cố đô Hoa
Lư. Nơi đây đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và được Unesco công nhận là di sản thế giới.
* Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động là một quần thể du lịch, một địa
danh nổi tiếng từ xa xưa, thuộc địa phận huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Cách thủ đô Hà Nội 100km về phía Nam. Nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ, thiên tạo, với nhiều hang động, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng trong và ngoài nước như: đền Thái Vi, Tam Cốc, Chùa Bích Động, động Tiên, chùa Linh Cốc,…
* Núi chùa Bái Đính: thuộc địa phận huyện Gia Viễn. Núi Bái Đính cao 200m sừng sững giữa vùng bán sơn địa, với diện tích gần 150.000m2, được tạo thành bởi hai dẫy núi khép lại hình cánh cung và hướng về phía tây – tựa như tay ngai, mở ra một thung lũng rộng hơn 3ha – gọi là Thung Chùa.
b. Tài nguyên nhân văn
- Cố đô Hoa Lư: là Kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền Việt Nam. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, xây dựng kinh đô Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Kinh đô Hoa lư rộng khoảng 300ha, gồm Thành Ngoại và Thành Nội. Đây là một quân thành vững chắc do thiên nhiên và con người làm nên.
- Nhà thờ đá Phát Diệm - ở thị trấn Phát Diệm là một quần thể nhà thờ kiến trúc độc đáo theo kiểu phương Đông. Nhà thờ phản ánh một nghệ thuật kiến trúc điêu khắc, đặc biệt là điêu khắc của Việt Nam, là sự hài hoà về nghệ thuật kiến trúc Châu Âu và Á Đông.
- Đền Thái Vi nằm trong quần thể khu du lịch Tam Cốc. Để tưởng nhớ các vua Trần, nhân dân ở đây đã lập Hành Cung Vũ Lâm (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) từ năm 1258, sau khi họ mất, nhân dân thôn Văn Lâm xây dựng đền Thái Vi.
* Một số lễ hội tiêu biểu:
+ Lễ hội Trường Yên (lễ hội Hoa Lư): được tổ chức vào ngày 10 đến 13 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Cố đô Hoa Lư), để tưởng nhớ công đức của vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành.
+ Lễ hội chùa Bái Đính: tổ chức vào ngày 06 tháng giêng hàng năm
tại thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn.
+ Lễ hội Nguyễn Công Trứ: tổ chức vào ngày 13 đến 15 tháng 11 (âm lịch) tại đền Nguyễn Công Trứ thuộc xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn.
Ngoài ra ở Ninh Bình còn rất nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo khác như: Phủ Khống, Phủ Đột, chùa Nhất trụ, đền Phất Kim, chùa Ngần, chùa Am, đền Vực Vông, núi chùa Bái Đính, chùa Linh Cốc, đền Khê Hạ, đền