Hoàn thiện tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 86 - 88)

a. Số liệu thống kê lượng khách tham quan trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

3.2.2. Hoàn thiện tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật

Xây dựng quy chế quản lý tài nguyên du lịch và quy chế quản lý các khu, điểm du lịch. Tăng cường công tác phối hợp giữa cấp và ngành trong phát triển du lịch. Kiện toàn và củng cố, tiến tới xây dựng mô hình quản lý thích hợp tại các khu du lịch lớn như Tràng An, chùa Bái Đính, Tam Cốc- Bích Động, Cố đô Hoa Lư, Vân Long, Linh Cốc-Hải Nham, hồ Đồng Thái, hồ Yên Thắng...theo hướng đấu thầu. Thành lập Ban quản lý hoặc doanh nghiệp cổ phần, có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Hướng dẫn tiến hành bổ sung, xây dựng các hương ước, quy ước ở khu dân cư về tham gia hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường du lịch.

Về cơ chế, chính sách: Ban hành cơ chế, chính sách đầu tư theo hướng thu từ du lịch và dành phần thu này đầu tư trở lại cho các điểm du lịch. Tập

trung vào các nội dung: hỗ trợ vốn đầu tư dự án phát triển du lịch; chính sách đất đai, tài chính; thực hiện tuyên truyền, quảng bá du lịch; cơ chế chia sẻ lợi nhuận cộng đồng; đào tạo nguồn nhân lực,...

* Tăng cường đảm bảo an toàn trong vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện giao thông đường thủy

- Cần phải quy định cho từng loại đò, loại tuyến du lịch và chỉ đạo các đò du lịch bắt buộc phải có áo phao, ghế phao, đò phải sơn mớn nước.

- Các điểm du lịch cần có đội cứu hộ du lịch người chở đò cần phải được học và có chứng chỉ hành nghề.

- Yêu cầu UBND cấp huyện nơi có các bến đò du lịch thực hiện tốt quy định việc mở bến, quy định về biển báo nguy hiểm trên các tuyến du lịch trên sông nước.

- Quy định về thời điểm, thời gian cụ thể không được chở khách du lịch. Các cấp, các ngành tăng cường kiểm tra, xử lý các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về an toàn đò chở khách du lịch và các quy định của luật giao thông đường thủy.

- Hướng dẫn và đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn cho người lái đò, đảm bảo đến hết năm 2011, tất cả những người chở đò đều phải có chứng chỉ chuyên môn; đồng thời hướng dẫn các đơn vị quản lý các tuyến có sử dụng thuyền, đò chở khách du lịch thành lập các đội cứu hộ và trang bị đèn sáng tại các khu vực hang tối, biển cảnh báo và phao cứu sinh tại các khu vực nguy hiểm, nước sâu, đá ngầm...

* Cơ chế chính sách cho hoạt động vận chuyển khách du lịch

- Đối với khách du lịch: Phải có những chính sách đồng bộ trong việc thu vé vào khu du lịch từ vé gửi xe đến vé tham quan. Giá vé phải được quy định rõ ràng, miễn giảm tiền vé thuyền cho trẻ em, số lượng người tham quan trên một thuyền cũng phải được quy định hợp lý, tránh tình trạng vào những

ngày lễ đông khách các thuyền chở quá số lượng người quy định của một thuyền gây mất an toàn cho khách khi tham quan và gây khó chịu cho khách.

Đảm bảo quyền lợi chính đáng của khách du lịch khi đến khu du lịch và sử dụng dịch vụ vận chuyển như: Đảm bảo an toàn cho khách bằng cách trang bị phao cứu hộ, chở đúng số người quy định,… tránh tình trạng chèo kéo khách du lịch.

- Đối với ban tổ chức: Cần ban hành những cơ chế chính sách cụ thể về những quy định chung trong quá trình làm việc. Thường xuyên mở những lớp bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên ngành về phương thức quản lý, nâng cao trình độ ngoại ngữ, phát huy tính sáng tạo trong công việc, giải quyết tốt những vấn đề phát sinh.

- Đối với cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch: cần có những cơ chế, chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động nhất là lao động địa phương để giúp người dân cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp họ nhận thức được lợi ích của việc phát triển dịch vụ vận chuyển khách du lịch.

- Đối với khu du lịch: Cần có những cơ chế chính sách sử dụng đất đai hợp lý vào mục đích quy hoạch, tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch. Không quy hoạch, cấp phát đất bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan tự nhiên. Về vật liệu xây dựng, khuyến khích sử dụng những vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, tạo nét hài hòa với cảnh quan môi trường, tránh gây ô nhiễm và phá vỡ cảnh quan.

- Tổ chức quản lý: Về công tác quản lý khu du lịch, quan trọng nhất là phải đồng bộ giữa các cấp, các ngành như du lịch, công an, kinh tế để tạo ra sự thuận lợi cho cả du khách và nhà quản lý nhất là Sở du lịch Ninh Bình và doanh nghiệp Xuân Trường về cả nội dung quy hoạch và chính sách đề ra. Tránh sự chồng chéo trong quản lý gây khó khăn cho du khách.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w