Quy hoạch, xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 60 - 64)

a. Số liệu thống kê lượng khách tham quan trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

2.2.1. Quy hoạch, xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng

Quy hoạch du lịch Tràng An được điều chỉnh bổ sung để phù hợp với thực tế và đã được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt tại quyết định số 2570/QĐ- UBND ngày 18/11/2005. Theo quy hoạch điều chỉnh, bổ sung thì khu du lịch Tràng An được quy hoạch các chức năng sau:

+ Khu trung tâm: Được xây dựng trên khu đất có diện tích 80.9 ha( theo quy hoạch chi tiết 90.15ha). Vị trí tại thung Áng Mương, thung Đồng Sắn và thung Xa Liễn. Đây là trung tâm của Khu du lịch Tràng An – có chức năng đón tiếp, hướng dẫn khách vào khu du lịch, xác định chương trình du lịch, giới thiệu, hướng dẫn khách tham gia các lộ trình ( 9 lộ trình đường thủy và 2 lộ trình đường bộ).

+ Khu hệ hang động: Có tổng diện tích là 555,2 ha, bao gồm 31 thung và 48 hang động dài khoảng 12km được bố trí thành 3 phân khu.

Khu 1: Là khu tập hợp các hang động thung lũng chính nằm xung quanh khu trung tâm. Với diện tích là 380,29ha, là nơi lý tưởng trong hành trình tham quan tại hang động Tràng An.

Khu 2: Diện tích gồm 59,86 ha, gồm thung Đá Bàn, các hang động và thung phía đông thung Sào Khê. Chức năng của khu này là đón tiếp khách du lịch, tham gia các lộ trình du lịch phía đông sông Sào Khê.

Khu 3: Diện tích là 115 ha, vị trí tại khu Hồ Đàm Thị, được quy hoạch nằm trên đường giao thông DDT491.

Khu Chùa Bái Đínhh: Có diện tích là 107,6 ha ( Theo quy hoạch chi tiết khu núi Chùa Bái Đính được mở rộng thành 390 ha).

Bên cạnh đó, hệ thống bến bãi được quy hoạch đó là bến thuyền và bãi đỗ xe.

Bảng 2.6: Cơ cấu sử dụng đất tại Chùa Bái Đính

Đơn vị: ha

TT Khu chức năng Diện tích Tỷ lệ chiếm

1 Khu chùa Bái Đính mới 80.00 16,61

2 Khu chùa Bái Đính cũ 27,00 5,60

3 Khu công viên văn hóa và học viện

Phật Giáo 30,28 6,29

4 Khu đón tiếp và công viên cảnh quan 15,00 3,11

5 Đất giao thông, bãi đỗ xe 42,69 8,86

6 Khu hồ Đàm Thị và hồ Phóng sinh 115,11 23,90 7 Khu cây xanh cách ly và bảo tồn 96,95 20,12 8

Khu dân cư (dân cư hiện trạng và dân cư dự án tái định cư đã được phê duyệt)

74,71 15,51

Tổng cộng 481,74 100,00

(Nguồn: UBND tỉnh Ninh Bình)

Tổng diện tích khu núi Chùa Bái Đính thuộc khu du lịch sinh thái Tràng An, sau khi điều chỉnh quy hoạch: 481,74ha.

Với dự án “Xây dựng khu du lịch sinh thái Tràng An“ có quy mô sử dụng đất là 2.171,48 ha thuộc 2 huyện Gia Viễn, Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, với cơ cấu sử dụng đất như sau:

Bảng 2.7: Cơ cấu sử dụng đất của khu du lịch sinh thái Tràng An

Chức năng Diện tích

(ha) Hình thức giao đất

Tỷ lệ (%)

Khu trung tâm, cây xanh, thảm cỏ, hồ nước

90,15 Thuê đất 70 năm 4,15 Khu hang động, núi đá có cây 1.034,61 Giao núi, giao rừng 47,65 Khu tâm linh: Núi Chùa Bái

Đính, đền Trần, Phủ Khống

Khu công viên văn hóa, cây xanh, thảm cỏ, hồ nước

217,45 Thuê đất 70 năm 10,01 Hệ thống giao thông đường bộ 176,04 Giao quản lý 8,11 Khu dịch vụ du lịch (xã

Trường Yên: 72,2 ha; xã Ninh Xuân:39,37ha; phường Ninh Khánh:4,85ha; xã Ninh Nhất:10,85ha)

127,27 Giao đất có thu tiền 5,86

Cộng 2.171,48 100%

(Nguồn: Dự án đầu tư Xây dựng khu du lịch sinh thái Tràng An)

Hiện nay, đơn vị đang chịu trách nhiệm về đầu tư xây dựng và bảo vệ hạ tầng du lịch tại Quần thể khu danh thắng Tràng An là doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, đơn vị này đang phải cùng một lúc đảm nhận hai vai trò.

Với tư cách đơn vị xây dựng, doanh nghiệp Xuân Trường trực tiếp là bên B chịu trách nhiệm thi công các hạng mục công trình từ nguồn vốn ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng Khu du lịch Tràng An và Bái Ðính. Còn bên A là Ban Quản lý quần thể danh thắng Tràng An thừa ủy quyền của UBND tỉnh Ninh Bình ký hợp đồng với doanh nghiệp. Tuy nhiên, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường cũng là đơn vị tham gia vào lĩnh vực kinh doanh hoạt động du lịch trên địa bàn này. Cụ thể là bỏ vốn xây dựng khu chùa Bái Ðính từ chân lên tới đỉnh núi Ðính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn và đầu tư một phần vốn vào Khu du lịch sinh thái Tràng An.

Cho đến nay, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường có sự đóng góp của một số nhà hảo tâm và du khách, xây dựng khu chùa Bái Ðính, bao gồm hệ thống chùa, hành lang La Hán, tượng phật... Riêng Khu du lịch sinh thái Tràng An, lúc đầu (khoảng năm 2004) là sự liên kết giữa ông Nguyễn Văn Son và Nguyễn Văn Trường (Giám đốc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường), chỉ nhằm mục tiêu khơi thông một số cửa hang tại Khu du lịch

Tràng An để làm dịch vụ du lịch, nhưng số cửa hang phát hiện được ngày càng nhiều và các hang lại nối với nhau (hang xuyên thủy). Những phát sinh này khiến tổng mức đầu tư lớn hơn trong khi vốn liếng của hai người không kham nổi. Ðiều này đòi hỏi phải có sự đầu tư bổ sung từ ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, Khu du lịch sinh thái Tràng An hiện có sự đan xen đầu tư giữa vốn của doanh nghiệp và vốn nhà nước. Ðiều này khác với Khu du lịch Ðại Nam (Bình Dương) hay Khu du lịch Tuần Châu (Quảng Ninh) là do doanh nghiệp tự bỏ vốn xây dựng gần như toàn bộ.

Cũng từ sự chồng chéo, đan xen kể trên đã đưa đến nhiều khó khăn trong công tác quản lý trong khi các công trình của dự án chưa hoàn thành. Doanh nghiệp chưa thể bàn giao cho bên A (tỉnh Ninh Bình) những hạng mục Nhà nước đầu tư trong khi lượng du khách đến tham quan ngày càng đông (năm 2013 khoảng 4,3 triệu lượt người, năm 2014 dự kiến khoảng 4,8 triệu lượt du khách tham quan tỉnh Ninh Bình, trong đó khu chùa Bái Ðính và Tràng An chiếm khoảng 60% đến 70% trong số này). Việc xác định vốn của doanh nghiệp đầu tư vào Khu du lịch sinh thái Tràng An cụ thể bao nhiêu để Nhà nước có thể thanh toán cho doanh nghiệp là rất khó vào thời điểm này vì đòi hỏi cần một đơn vị kiểm toán độc lập mới thực hiện được, nhưng đây là việc làm rất cần thiết.

Mặc dù các công trình chưa hoàn thành, nhưng Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đã và đang tổ chức các dịch vụ phục vụ du khách khai thác hai điểm đến này. Ðó là dịch vụ chở đò, dịch vụ xe điện, dịch vụ trông giữ ôtô, xe máy... Toàn bộ các nguồn thu từ dịch vụ này do doanh nghiệp quản lý, song do nghiệp vụ du lịch chưa thật chuyên nghiệp nên những lúc lượng khách tăng đột biến, các dịch vụ của doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu, thậm chí có lúc còn thiếu bài bản, luộm thuộm, nhất là sự lộn xộn không đáng có khi khách đi đò đông, số vé bán vượt quá năng lực chuyên chở. Ðây cũng

là nguyên nhân khiến các đò chở khách thường chở quá số người quy định (có lúc chở tới sáu người lớn trong khi quy định chỉ có bốn người). Phần lớn các đò chưa có phao cứu hộ cho du khách trong khi lịch trình phải qua 11 hang động và có những hang động hẹp chỉ đi một chiều với nhiều ngóc ngách, lại dài hàng trăm mét, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho khách tham quan. Trong những dịp đông khách, khu du lịch chùa Bái Ðính thải ra lượng rác quá nhiều mà lực lượng nhân viên vệ sinh mỏng, không kham nổi công việc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w