- Vé bán trước (hay vé tập năm): Chỉ áp dụng cho đối tượng học sinh, sinh viên là 112.500 đồng/1 tập 30 vé.
3.5 Đánh giá hiệu quả của các giải pháp
- Sản lượng khơng ảnh hưởng đến sự chia cắt tuyến là những hành khách mà khi cắt tuyến này thành 2 tuyến thì khơng ảnh hưởng đến việc đi lại của họ. Đối với tuyến Bến xe Quận 8 – Bến xe Văn Thánh là lượng hành khách cĩ nhu cầu đi lại trên đoạn từ Bến xe Quận 8 – Bến xe Văn Thánh và ngược lại, tổng sản lượng bình quân ngày của nhu cầu này theo kết quả khảo sát là 13.167 hành khách. Đối với
tuyến BX Miền Đơng – ĐH Quốc Gia là lượng hành khách cĩ nhu cầu đi lại trong đoạn này, tổng sản lượng bình quân ngày của nhu cầu này theo kết quả khảo sát là 10.530 hành khách.
- Sản lượng ảnh hưởng là những hành khách mà khi chia cắt tuyến thì họ phải chuyển tuyến hoặc lựa chọn phương thức kế tiếp đi đến nơi họ cần đến, đây là sản lượng hành khách cịn trên xe khi đi qua hai điểm tiếp chuyến. Theo khảo sát thi sản lượng này trên tổng 02 điểm tiếp chuyển bình quân/ngày là 13.829 hành khách.
- Tỷ lệ thay đổi, theo kinh nghiệm của các chuyên gia về vận tải hành khách cơng cộng. Khi điều chỉnh tuyến xe buýt thì 40% hành khách bị ảnh hưởng sẽ lựa chọn phương thức khác hoặc tuyến khác để đi lại.
- Dự báo sản lượng hành khách sau khi chia cắt trên 02 tuyến này là 21.464 và 18.627 hành khách/ngày.
- Số chuyến: trên cơ sở sản lượng hành khách/ngày trên 02 tuyến chúng ta xây dựng số chuyến cho phù hợp để phụ vụ tốt nhu cầu đi lại của hành khách, đồng thời tiết kiệm chi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động. Căn cứ mức hiệu quả chung của hệ thống hiện nay về hệ số sử dụng trong tải tĩnh là 0,8. Xây dựng số chuyến trên 2 tuyến nhằm đảm bảo hệ số sử dụng trong tải là 0,9 để tăng hiệu quả khai thác và nâng cao chất lượng phục vụ hành khách (hiện nay hệ số trên tuyến hiện hữu là 1,23).
- Cự ly tuyến: sau khi tách tuyến số 8 hình thành 02 tuyến cĩ cự ly phù hợp với cự ly cho phép của các tuyến xe buýt trong khu vực nội thị.
- Hệ số sử dụng trọng tải tĩnh giảm cịn 0,9 nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách trên 2 tuyến này.
- Số chuyến và số xe hoạt động/ngày: tách biệt nhu cầu của 2 đoạn giúp chúng ta cơ cấu lại số chuyến để phục vụ phù hợp nhu cầu hành khách trên tuyến. Bên cạnh đĩ, số xe cần thiết sử dụng trên 2 tuyến là 52 xe, giảm 18 xe so với chưa tách tuyến, lượng phương tiện này, các doanh nghiệp vận tải cĩ thể sử dụng khai
thác trên các tuyến khác, cĩ kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa, kiểm tra kỹ thuật để đảm bảo hoạt động tốt khi tham gia phục vụ hành khách. Giảm bớt thời gian làm việc của tài xế, tiếp viên xe buýt để đảm bảo đúng quy định về an tồn lao động, đúng theo quy định của pháp luật.
- Doanh thu từ vé: khảo sát tuyến số 8 cho thấy doanh thu bình quân cho một lượt hành khách là 1.749 đồng/lượt. Khi tách thành 2 tuyến như trên thì tương ướng với giá vé lượt là 5.000 đồng/lượt, vé tập là 3.750 đồng/lượt. Giả sử cơ cấu vé khơng đổi thì doanh thu bình quân/lượt trên 2 tuyến mới là 1.650 đồng/lượt. Tuy doanh thu bình quân một hành khách giảm nhưng khi tách tuyến thì tổng sản lượng hành khách tăng nên làm tổng doanh thu tăng khoảng 2,2 triệu đồng/ngày và doanh thu trên 2 tuyến là 66,1 triệu đồng.
- Chi phí: Tổng số chuyến của 2 tuyến mới là 578 chuyến/ngày, tăng 242 chuyến so với trước khi tách. Tuy nhiên, với cự ly khai thác nhỏ hơn trước khi tách nên tổng chi phí trên 2 tuyến bình quân ngày khoảng 88,4 triệu đồng, giảm khoảng 31,3 triệu đồng/ngày so với trước khi tách tuyến.
- Trợ giá: trước khi tách tuyến, trợ giá/chi phí bình quân là 49,7%, tổng trợ giá bình quân/ngày khoảng 59,5 triệu đồng. Khi tách thành 2 tuyến, nhà nước chỉ cần trợ giá bằng 35% chi phí (giảm 14,7%) thì tổng trợ giá bình quân/ngày trên 02 tuyến cũng chỉ khoảng 31,9 triệu đồng.
- Lợi nhuận: tổng lợi nhuận bình quân/ngày trên 2 tuyến mới khoảng 8,7 triệu đồng, tăng 4,9 triệu đồng so với trước khi tách. Nâng tỷ lệ lợi nhuận/chi phí từ 3,2% lên 9,8%.
Như vậy, các chỉ tiêu trên cho thấy khi tách tuyến mang lại hiệu quả khai thác và hiệu quả kinh kế cao hơn.