- Tăng mức độ thỏa mãn
1.4.2. Nhân tố bên trong
1.4.2.1. Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
Mục tiêu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến các hoạt động quản lý nhân sự thông qua đó tác động đến chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới các bộ phận chuyên môn khác nhau và cụ thể là bộ phận quản trị nhân sự..
Chiến lược phát triển kinh doanh định hướng cho chiến lược phát triển nhân sự, tạo ra đội ngũ quản lý, chuyên gia, công nhân lành nghề và phát huy tài năng của họ.
Để tạo được động lực cho nhân viên thì mục tiêu chiến lược của tổ chức phải phù hợp với mục tiêu của cá nhân lao động. Bởi vậy, trong quá trình thiết lập mục tiêu chung, nhà quả trị cần thiết phải hướng nhân viên vào việc thực hiện mục tiêu chung thông qua đó thỏa mãn mục tiêu riêng của nhân viên.
Mục tiêu rõ ràng sẽ hỗ trợ cho việc thiết lập chính sách đãi ngộ thuận lợi hơn. Tùy thuộc trong mục tiêu chung của tổ chức hướng đến giá trị con người như thế nào mà chính sách đãi ngộ cũng tương đồng với mục tiêu đó. Có những doanh nghiệp coi việc phát triển con người là một mục tiêu đi cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, điều đó góp phần đến chính sách đãi ngộ tập trung hơn vào đầu tư cho con người trong tổ chức.
1.4.2.2. Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính hay nói cách khác là khả năng chi trả của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng quyết định trực tiếp đến cơ cấu lương bổng và đãi ngộ khác của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, kinh doanh hiệu quả sẽ có khuynh hướng trả lương cao hơn và tiền thưởng cũng như phụ cấp, phúc lợi khác cũng được quan tâm nhiều hơn.
1.4.2.3. Quan điểm của nhà quản trị
Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho doanh nghiệp. Thực tế phong cách, quan điểm lãnh đạo của nhà quản trị có tác động rất lớn đến chính sách đãi ngộ dành cho nhân viên.
Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản trị phải thường xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho nhân viên tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình. Ngoài ra nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp,
tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công.
Nhà quản trị phải thu thập xử lý thông tin một cách khách quan, tránh tình trạng bất công vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp. Nhà quản trị đóng vai trò là phương tiện thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Để làm được điều này phải nghiên cứu nắm vững quản trị nhân sự vì quản trị nhân sự giúp nhà quản trị học được cách tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra được tiếng nói chung với họ.
Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp có đem lại kết quả như mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của nhà quản trị với lợi ích chính đáng của người lao động.
1.4.2.4. Bản thân người lao động
Nhân tố con người ở đây chính là nhân viên làm việc trong doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thích…vì vậy họ có những nhu cầu ham muốn khác nhau. Quản trị nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để để ra các biện pháp quản trị phù hợp nhất.
Các nhân tố quan trọng trong nhóm nhân tố này bao gồm
• Trình độ, năng lực của bản thân người lao động: Cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật thì trình độ của người lao động cũng được nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn. Điều này ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi, thoả mãn, hài lòng với công việc và phần thưởng của họ.
• Nhu cầu cá nhân của người lao động: Nhu cầu thực tế của mỗi cá nhân đền khác nhau thậm chí đối với mỗi người trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích cũng khác đi, điều này tác động rất lớn đến quản trị nhân sự. Nhiệm vụ của công tác nhân sự là phải nắm được những thay đổi này để sao cho người lao động cảm thấy thoả mãn, hài lòng, gắn bó với doanh nghiệp bởi vì
thành công của doanh nghiệp trên thương trường phụ thuộc rất lớn vào con người xét về nhiều khía cạnh khác nhau. Nhà quản trị phải có trách nhiệm xác định đúng đắn nhu cầu của cá nhân trong tổ chức, xác định những nhu cầu đúng đắn và khái quát hóa chúng để có thể thỏa mãn đa số nhân viên.
• Mục tiêu và quan niệm về giá trị cá nhân của nhân viên: Mục tiêu là giá trị mong đợi, là cái đích cần đạt đến của mỗi cá nhân, giá trị cá nhân là những yếu tố mà bản thân người lao động thấy quan trọng và thực sự có ý nghĩa với họ. Trong quá trình thiết lập chính sách đãi ngộ, nhà quản trị cần thiết phải biết kết hợp mục tiêu và giá trị của cá nhân với mục tiêu và giá trị của tổ chức. Cần để người lao động hiểu được mục tiêu và giá trị cá nhân chỉ đạt được khi tổ chức đạt được nhứng yếu tố đó.
Trong các công cụ đãi ngộ, tiền lương là thu nhập chính, có tác động trực tiếp đến người lao động. Một trong những mục tiêu chính của người lao động là làm việc để được đãi ngộ xứng đáng. Vì vậy vấn đề tiền lương thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, nó là công cụ để thu hút lao động. Muốn cho công tác quản trị nhân sự được thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền lương phải được quan tâm một cách thích đáng.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC CỦA TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT