Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân lực của Tập đoàn Bảo Việt (Trang 34 - 35)

- Tăng mức độ thỏa mãn

1.4.1.Nhân tố bên ngoài

1.4.1.1. Hệ thống luật pháp

Chế độ đãi ngộ cho lao động luôn phải tuân thủ theo quy định pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là chính sách về tiền lương. Những quy định của Chính phủ về công tác đãi ngộ lao động được thể hiện chi tiết trong các điều khoản ở Bộ luật Lao động.

1.4.1.2. Sự phát triển của thị trường lao động

Tình hình cung cầu lao động, tình trang thất nghiệp trên thị trường lao động là yếu tố bên ngoài khá quan trọng ảnh hưởng đến công tác đãi ngộ mà nhà quản trị đua ra để thu hút và giữ chân lao động.

Thị trường lao động là một dấu hiệu cho thấy sức khỏe của nền kinh tế. Khi nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm tăng trưởng thì các chính sách nhân sự của doanh nghiệp chắc chắn bị ảnh hưởng. Các doanh nghiệp sẽ phải tính đến các giải pháp ngắn hạn (để duy trì) và dài hạn (để phát triển). Ngoài những thay đổi về kế hoạch tuyển dụng thì ngân sách chi cho hoạt động đãi ngộ cũng sẽ thắt chặt hơn.

Căn cứ trên tình hình thừa thiếu cung cầu trên thị trường lao động, nhà quản trị có thể xây dựng chính sách đãi ngộ cho doanh nghiệp. Ví dụ khi nguồn cung lao động đối với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp giảm thì cần thiết

Ấn định chính sách

đãi ngộ

Môi trường bên trong:

-Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp -Khả năng tài chính -Quan điểm nhà quản trị

-Bản thân người lao động

Môi trường bên ngoài:

-Hệ thống pháp luật -Thị trường lao động -Chính sách đãi ngộ của đối thủ cạnh tranh

phải tăng cường chính sách đãi ngộ để thu hút nhân lực và giữ chân được nhân viên của mình. Ngược lại khi cầu lao động lớn, chính sách đãi ngộ của công ty có thể không cần đầu tư thêm hoặc giảm bớt tùy theo quan điểm quản trị của lãnh đạo.

1.4.1.3. Chính sách đãi ngộ nhân lực của đối thủ cạnh tranh

Một tổ chức muốn hoạt động trên thị trường phải luôn đặt mình vào sự vận động của môi trường xung quanh, luôn phải đặt mình trong vị thế cạnh tranh gay gắt.

Việc tìm hiểu nghiên cứu chế độ đãi ngộ của mặt bằng chung các doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là chính sách đãi ngộ của đối thủ cạnh tranh trong ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động hết sức cần thiết và quan trọng. Đối thủ cạnh tranh là nguy cơ dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám” thông qua sự chênh lệch trong đãi ngộ. Một nhân viên của doanh nghiệp mất đi không chỉ gây ra tổn thất về nhân lực mà còn đe dọa đến bí mật tổ chức, quy trình vận hành kinh doanh của doanh nghiệp.

Con người luôn có xu hướng so sánh và chọn lựa trong tất cả hoạt động thường ngày. Trong công việc, nếu không có sự ràng buộc khác người lao động rất dễ dàng chọn lựa cho mình cơ hội làm việc với chủ doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ cao hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân lực của Tập đoàn Bảo Việt (Trang 34 - 35)