CHƯƠNG III HATRICO SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG DƯƠNG

Một phần của tài liệu Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thép công nghiệp (Trang 69 - 74)

CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY HATRICO SANG THỊ TRƯỜNG

ĐÔNG DƯƠNG.

1. Cơ sở thực tiễn xác định phương hướng và đề xuất giải pháp.

1.1.Quan điểm phát triển ngành thép Việt Nam

Theo quyết định số: 694/QĐ-BCT ban hành ngày 31 tháng 01 năm 2013 của Bộ tài chính.

a. Phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, ngành Công Thương và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

b. Xây dựng, phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép theo hướng hiện đại, bảo đảm phát triển ổn định và bền vững; giảm dần sự mất cân đối giữa sản phẩm thép dài với sản phẩm thép dẹt, giữa sản xuất và lưu thông phân phối.

c. Xây dựng hệ thống sản xuất thép với công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệvm và hiệu quả nguồn tài nguyên, năng lượng của đất nước, bảo vệ môi trường sinh thái tại các khu vực sản xuất và kinh doanh thép. Từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất nhỏ với công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, năng lượng và ô nhiễm môi trường.

d. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư sản xuất gang, phôi thép, thép thành phẩm, sản xuất thiết bị luyện, cán thép đạt tiêu chuẩn quốc tế. Có chính sách ưu đãi đầu tư đối với các dự án sản xuất gang, thép hợp kim, thép chất lượng cao từ quặng sắt với quy mô lớn. Hạn chế đầu tư sản xuất các sản phẩm trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.

đ. Phát triển hệ thống phân phối hợp lý, phù hợp với các quy luật của kinh tế thị trường, bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể, có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.

Mục tiêu cụ thể đối với hệ thống phân phối

- Từng bước phát triển hệ thống phân phối thép theo hướng hiện đại, khoa học, minh bạch và hiệu quả.

-Đến năm 2015, bước đầu hình thành hệ thống phân phối thép hiện đại (xây dựng được 1 Sở giao dịch các sản phẩm thép tại Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh). Hình thành các trung tâm phân phối thép tại các vùng. Giao dịch qua Sở giao dịch và trung tâm phân phối thép đạt khoảng 7-10% sản lượng thép tiêu thụ trên thị trường.

- Đến năm 2020, hoàn thiện Sở giao dịch và các trung tâm phân phối thép tại các vùng. Giao dịch qua Sở giao dịch và các trung tâm phân phối đạt 10-15% sản lượng thép tiêu thụ trên thị trường.

- Đến năm 2025, giao dịch các sản phẩm thép qua Sở giao dịch và các trung tâm phân phối đạt 15-20%, đáp ứng nhu cầu về chủng loại, chất lượng các sản phẩm của khách hàng với giá cạnh tranh.

Định hướng phát triển

•Định hướng phát triển chung

Định hướng phát triển ngành thép gắn liền với định hướng phát triển kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế gay gắt và xuất phát điểm thấp của Việt Nam thì quan điểm phù hợp nhất với điều kiện đất nước là:

- Phát triển nền kinh tế Việt Nam theo định hướng xuất khẩu

Cơ cấu công nghiệp cần được định hướng vào các ngành chế tạo, gia công chế biến hàng xuất khẩu và chuyển dịch theo hướng mở rộng sang các ngành phụ trợ hoặc tham gia vào phân công sản xuất trong khu vực để sử dụng được lợi thế về lao động và nâng cao được giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Sự phát triển các ngành công nghiệp chế tạo cũng như công nghiệp phụ trợ sẽ tạo ra nhu cầu sử dụng thép cho các ngành này. Mặt khác, thu nhập từ lĩnh vực xuất khẩu sẽ góp phần làm gia tăng nhu cầu sử dụng thép cho công nghiệp xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành sản xuất trong nước khác.

Trên cơ sở gia tăng nhu cầu sử dụng thép cho nền kinh tế, ngành thép Việt Nam sẽ được phát triển theo định hướng ban đầu là thay thế nhập khẩu (ít nhất là cho đến năm 2020). Điều này là phù hợp bởi vì ngành thép Việt Nam chưa thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế. Nói như vậy không có nghĩa là ngành thép Việt Nam sẽ không xuất khẩu, mà vẫn phải tìm kiếm cơ hội xuất khẩu khi có điều kiện. Nhưng mục tiêu chủ yếu vẫn phải xác định là thị trường nội địa.

Trong điều kiện thiếu vốn đầu tư của nền kinh tế, việc phát triển ngành thép Việt Nam cần phải tiến hành theo từng bước. Do vậy, mỗi bước đi cần được cân nhắc có tính đến các mối liên kết tổng thể hệ thống trong ngành để đảm bảo cơ cấu sản xuất phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong từng giai

đoạn. Bên cạnh đó, nhất thiết phải lựa chọn công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại để đảm bảo tính cạnh tranh và tiết kiệm đầu tư.

•Định hướng phát triển hệ thống phân phối

- Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối thép theo hình thức liên kết dọc và liên kết ngang, phù hợp với đặc điểm hàng hóa, xu hướng tiêu dùng và phân khúc thị trường; gắn khâu cung ứng và khâu tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường mối liên kết giữa các nhà sản xuất, nhà phân phối, dịch vụ và khách hàng thường xuyên; ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch thương mại điện tử, cụ thể là:

+ Xây dựng và phát triển hệ thống trung tâm phân phối và dịch vụ hậu cần ngành thép tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và các vùng có quy mô đô thị hóa lớn nhằm đáp ứng nhu cầu sản phẩm thép cho thị trường;

+ Phát triển phương thức kinh doanh thương mại hiện đại như Sở giao dịch hàng hóa tập trung, trung tâm đấu giá, nhượng quyền kinh doanh, thương mại điện tử. Khuyến khích phát triển một số doanh nghiệp phân phối lớn, có tiềm năng, kinh doanh chuyên ngành hoặc tổng hợp, đủ sức cạnh tranh;

+ Đa dạng hóa phương thức phân phối. Hình thành và phát triển thị trường hàng hóa tương lai; hoàn thiện môi trường pháp lý và hạ tầng công nghệ thông tin, cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử; khuyến khích sử dụng website điện tử để cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

Giải pháp xuất, nhập khẩu, phát triển thị trường

* Đối với thị trường trong nước

- Bảo vệ thị trường nội địa bằng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng hợp pháp, ngăn chặn những sản phẩm kém chất lượng hoặc không phù hợp với xuất xứ hàng hóa được quy định trong các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

- Hoàn thiện các chính sách về đầu tư, sản xuất, kinh doanh và quản lý thị trường mặt hàng thép, đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Ổn định chính sách thuế xuất, nhập khẩu.

- Tạo sự liên kết chặt chẽ, cộng đồng trách nhiệm giữa nhà sản xuất với nhà kinh doanh; nghiên cứu và hoàn thiện mạng lưới phân phối sản phẩm thép.

- Từng bước thiết lập hệ thống phân phối thép hiện đại, tạo lập thị trường công khai, minh bạch, giảm chi phí trung gian, góp phần bình ổn thị trường thép nội địa. Tích cực kiểm tra việc thực hiện Pháp lệnh giá; chống hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép trong nước.

* Đối với thị trường nước ngoài

- Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá, chất lượng của các sản phẩm thép. Đối mới phương pháp tiếp cận thị trường nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp mở văn phòng đại diện ở nước ngoài để quảng bá, giới thiệu thương hiệu và cung cấp thông tin về nhu cầu sản xuất, tiêu thụ thép của Việt Nam, đặc biệt đối với các nước trong khu vực.

- Phát triển một số sản phẩm có lợi thế so sánh để xuất khẩu như: tôn mạ mầu, mạ kẽm, thép ống, thép hình các loại, gang đúc v.v.

1.2.Các dự báo triển vọng xuất khẩu thép của Việt Nam trong thời gian tới.

Căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam hiện nay và dự kiến tỷ lệ tăng trưởng trong những năm tới, có thể dự báo GDP bình quân đầu người của Việt Nam tới năm 2020 sẽ đạt khoảng 1.500 USD. Như vậy, trong vòng 8 năm tới, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành thép Việt Nam nói riêng có khả năng phát triển tương đương mức như Nhật Bản năm 1960, Hàn Quốc năm 1980 và như Thái Lan những năm 1990.

Một số điểm có thể coi là thuận lợi cho ngành thép Việt Nam là: có thị trường tiêu thụ nội địa đang phát triển và có nguồn tài nguyên quặng sắt. Vì vậy, nếu trong quá trình mở cửa và hội nhập chúng ta tiếp thu những bài học của ngành thép các nước (nhất là Thái Lan), có chính sách thích hợp thu hút và huy động được đầu tư nước ngoài vào ngành thép thì ngành thép Việt Nam có thể phát triển cao hơn mức Thái Lan hiện nay.

Việt Nam đặt ra mục tiêu phấn đấu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, công nghiệp thép được xác định một số tiêu chí như sau:

 GDP bình quân đầu người: 1.500 USD

 Nhu cầu tiêu thụ thép: 21 triệu tấn (dài/dẹt=50/50)

 Tiêu thụ thép bình quân đầu người: 200 kg

 Sản xuất thép thô: 10 triệu tấn.

 Sản xuất thép cán trong nước đáp ứng 50% nhu cầu thép dẹt và 80% nhu

cầu thép dài.

 Cơ cấu sản xuất sản phẩm dài/dẹt là: 62/38. - Công nghệ: xây dựng

được nhà máy thép liên hợp BF – BOF 4,5 triệu tấn/năm và một vài trung tâm sản xuất thép lò điện Mini – mill (tỷ lệ thép sản xuất lò BOF/EAF là 60/40).

Bảng 16: dự báo triển vọng xuất khẩu thép của Việt Nam 2013 định hướng

Một phần của tài liệu Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thép công nghiệp (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w