Bảng 5: Doanh thu (DT) trên thị trường Đông Dương của công ty HATRICO

Một phần của tài liệu Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thép công nghiệp (Trang 42 - 50)

TT nội địa 151.264.510.000 331.382.455.000 371.320.391.000 412.301.554.000 DT từ hoạt động XK Tổng 39.745.360.000 100 152.299.764.000 220.004.612.000 323.535.598.000 Cam- pu-chia 30.290.127.000 76,21 124.408.295.000 72,2 139.201.363.000 63,27 201.502.184.000 62,28 Lào 9.455.233.000 23,79 27.891.469.000 27,8 80.803.249.000 26,73 122.033.414.000 37,72

Bảng 5: Doanh thu (DT) trên thị trường Đông Dương của công ty HATRICO

Khủng hoảng kinh tế, nhu cầu nội địa giảm mạnh, nên doanh thu nội địa bị sụt giảm từ 185,65 tỷ xuống còn 151,265 tỷ. Nhờ năm 2009 công ty HATRICO bắt đầu thâm nhập vào thị trường Đông Dương tuy doanh thu từ xuất khẩu chưa được cao (chỉ bằng 26,27%) so với doanh thu tiêu thụ nội địa nhưng đây cũng là con số đánh dấu sự nỗ lực cạnh tranh của công ty trên thị trường nước ngoài trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Khi thâm nhập vào thị trường Đông Dương HATRICO đã xác định thị trường Campuchia là thị trường trọng điểm nên tập trung vào đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Chính vì vậy cả hai nhân viên nghiên cứu thị trường và các nhân viên kinh doanh phụ trách thị trường Đông Dương đều chủ yếu tập trung thời gian để tìm kiếm khách hàng trên thị trường Campuchia nhờ đó dù mới thâm nhập vào thị trường Đông Dương nhưng năm 2009 số lượng khách hàng tại Campuchia là 6 khách hàng lớn trong khi đó tại Lào mới chỉ là 2. Đó là lý do tại sao năm 2009 doanh thu tiêu thụ trên thị trường Campuchia là 30,290 tỷ đồng còn của Lào là 9,544 tỷ đồng và tỷ lệ doanh thu đến từ thị trường Campuchia chiếm 76,21% và trở thành thị trường trọng điểm.

Năm 2010, khủng hoảng kinh tế dần được hồi phục. Lào và Campuchia lại tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công cuộc CNH - HĐH đất nước của mình. Nhu cầu thép cho sản xuất và tiêu dùng tăng cao. Đặc biệt là thép cho sản xuất máy móc, linh kiện điện tử, thép cho xây dựng kết cấu nhà xưởng; thép phục vụ sản xuất đồ điện dân dụng tăng cao. Cộng với khả năng thích nghi sau một năm thâm nhập thị trường Đông Dương, năm 2010 HATRICO đạt tổng doanh thu xuất khẩu trên thị trường Đông Dương là 152,299 tỷ tăng hơn 2,83 lần so với năm 2009. Trong đó thị trường Campuchia đạt 124,408 tỷ đồng tăng 3,1 lần và Lào đạt 27,891 tỷ đồng tăng gần 1,95 lần so với năm 2009, từ việc chỉ có 2 khách hàng năm 2009 lên 6 khách hàng năm 2010 đó là nguyên nhân cho tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng. HATRICO đã bắt đầu chuyển hướng quan tâm hơn sang thị trường sang Lào.

Năm 2011, doanh thu trên thị trường Đông Dương đạt hơn 220 tỷ đồng. Tăng 27,69% so với năm 2010. Trong đó sang thị trường Campuchia và Lào lần lượt đạt 139,201 tỷ đồng và 80,803 tỷ đồng. Nhưng ta thấy, mặc dù doanh thu xuất khẩu sang thị trường Campuchia tiếp tục tăng nhưng, tỷ lệ tăng trưởng trên

0,119 lần (tương ứng 11,9%). Nguyên nhân một phần do công ty đang chuyển hướng thâm nhập sâu hơn nữa sang thị trường Lào nhưng một nguyên nhân rất lớn đó là thị trường Campuchia đang được các đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh. Nhận thấy thị trường Campuchia là một thị trường tiềm năng, năm 2011 là năm có rất nhiều doanh nghiệp thép của Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, … và cả các doanh nghiệp thép ở Việt Nam đồng loạt thâm nhập và thúc đẩy tiêu thụ trên thị trường này như SUMITOMO – TW, CHUNG HUNG COPORATION, Nippon Steel & Sumitomo Metal (NSSMC), POSCO –VNPC

WOOSEOK VINA - CTY TNHH WOOSEOK VINA, VINAKANSAI - CTY

CP THÉP VINAKANSAI, XN VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT - CTY GANG THÉP,

VIỆT TIẾN - CTY CP THÉP VIỆT TIẾN, VINASTEEL - CTY LD SX THÉP

VINASTEEL,… và thực hiện nhiều chiến lược mới. Khiến cho HATRICO khó

khăn trong việc thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường Campuchia. Nhưng thay vào đó, kết quả thâm nhập sang thị trường Lào cũng đạt được nhiều kết quả, tỷ lệ gia tăng doanh thu đạt gần 68%, có được kết quả này là nhờ sự tăng cường đầu tư vào công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Cụ thể là công ty đã tuyển thêm 1 nhân viên nghiên cứu thị trường, thêm 2 nhân viên kinh doanh phụ trách khách hàng Đông Dương, tăng ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường lên 190 triệu (năm 2010 là 120 triệu).

Nhận thức được sự suy giảm trên thị trường Đông Dương, HATRICO đã thực hiện chiến lược đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường này được đề ra từ cuối năm 2011, năm 2012 công ty HATRICO tăng cường hoạt động xúc tiến tại thị trường Đông Dương đặc biệt là Campuchia bằng các kế hoạch khác nhau trong từng giai đoạn và mang lại kết quả đáng kinh ngạc khi giá trị xuất khẩu sang Lào và Campuchia lần lượt đạt 122,03 tỷ đồng và 201,5 tỷ đồng; tăng lần lượt 51,23 % và 44,76% so với năm 2011.

Cũng nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy trên thị trường Đông Dương, giá trị và sản lượng xuất khẩu của thị trường Campuchia luôn lớn hơn thị trường Lào bởi thị trường Campuchia có nhu cầu tiêu dùng thép lớn hơn, điều kiện kinh tế tốt hơn, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn và đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của thị trường Lào mấy năm trở lại

lượt là 27,8%; 36,73%; và 37,72%. Điều này cho thấy, thị trường Lào đang là thị trường rất tiềm tăng của công ty HATRICO. Như vậy, cần sự quan tâm hơn nữa tới thị trường này.

2.1.1. Tính theo tỷ lệ xuất khẩu của doanh nghiệp so với tổng kim ngạch xuất khẩu thép sang thị trường Đông Dương của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào kinh doanh trên thị trường cũng gặp phải sự cạnh tranh của các đối thủ không những ở trong nước mà cả nước ngoài và HATRICO cũng vậy. Đông Dương được xác định là một thị trường tiêu thụ thép rất tiềm năng trong khu vực châu Á nói chung và ASEAN nói riêng. Chính vì vậy, trong mấy năm gần đây các doanh nghiệp nước ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, … và các doanh nghiệp của Việt Nam thâm nhập vào thị trường này rất nhiều. Trong đó có một số doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh trực tiếp với HATRICO như Tập đoàn thép Hòa Phát, công ty Thép Miền Nam, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, Công ty cổ phần thép Biên Hòa, POSCO – VNPC, Công ty cổ phấn Thép Việt Tiến, DANA - Ý… Các công ty này hiện nay cũng đang đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm thép sang thị trường Lào và Campuchia.

 Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên. (TISCO).

Công ty gang thép Thái Nguyên (TISCO) được thành lập năm 1959, là khu Công nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép.

Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, công ty không ngừng tăng trưởng và lớn mạnh. Theo báo cáo của Hiệp hội thép Việt nam năm 2012, Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên chiếm 12,5% thị trường nội địa và trở thành một trong những doanh nghiệp có sản lượng thép tiêu thụ lớn nhất Việt Nam. Đã có kinh nghiệm thâm nhập vào các thị trường quốc tế như Canada, Indonesia, Lào, Campuchia, Philipin, … Công ty Gang thép Thái Nguyên cùng sản phẩm mang thương hiệu TISCO đã giành được nhiều giải thưởng: Hàng Việt Nam chất lượng cao, Sao Vàng Đất Việt, Nhãn hiệu có uy tín tại Việt Nam, …

Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên bắt đầu thâm nhập vào thị trường Đông Dương năm 2003.

 Tập đoàn thép Hòa Phát:

Tập đoàn Hòa Phát là một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam chuyên sản xuất, tiêu thụ thép và các sản phẩm liên quan. Ngay từ năm 2004, Thép Hòa Phát là một trong những thương hiệu đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đông Dương. Sản phẩm thép Hòa Phát được sản xuất trên dây truyền thiết bị hiện đại của Italia xuất khẩu sang thị trường Đông Dương với hai mặt hàng chính là thép cây và thép cuộn Trong những năm vừa qua thép xuất khẩu sang thị trường Đông Dương của tập đoàn Hòa Phát tăng cả về sản lượng và doanh thu. Thị phần trên thị trường nội địa năm 2012 đạt 13,1% và trỏ thành doanh nghiệp co thị phần lớn nhất.

 Công ty cổ phần thép Biên Hòa.

Nhà máy Thép Biên Hòa được hình thành với tên gọi ban đầu là VICASA. Nhà máy được khởi công xây dựng vào 1964 tại Khu Công nghiệp Biên Hòa I đến 1967 chính thức đi vào hoạt động sản xuất. Từ ngày 01/07/2007 Nhà máy Thép Biên Hòa được chuyển đổi tên thành Công ty Thép Biên Hòa (VICASA) trực thuộc Công ty mẹ – Tổng Công ty Thép Việt Nam. Từ ngày 01/01/2008 Công ty Thép Biên Hòa trở thành Công ty Cổ phần Thép Biên Hòa (VICASA). Năm 2006, công ty cổ phần thép Biên Hòa tiến hành xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường Campuchia và một năm sau đó là thị trường Lào. Trong những năm gần đây, sản phẩm của Công ty Thép Biên Hòa được thị trường Đông Dương đánh giá rất cao.

 Công ty thép Miền Nam.

Công ty Thép Miền Nam tiền thân là Nhà máy Thép Phú Mỹ, hiện nay là chi nhánh của Tổng Công ty Thép Việt Nam - Công ty cổ phần. Đặt tại KCN Phú Mỹ I, Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu. Chủ yếu cung cấp cho thị trường sản phẩm thép cán, thép cuộn,…

Bắt đầu thâm nhập vào thị trường nước ngoài năm 2003, đầu tiên là thị trường Indonesia; năm 2007 Công ty thép Miền Nam thâm nhập vào thị trường Đông Dương.

hiện nay ta so sánh với một số công ty thép điển hình của Việt Nam như Tập đoàn thép Hòa Phát, Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, Công ty cổ phần thép Biên Hòa, Công ty thép Miền Nam và POSCO –VNPC.

Quan sát cả hai bảng số liệu dưới ta thấy, tổng tỷ lệ giá trị thép tiêu thụ của 6 doanh nghiệp đó là Tập đoàn thép Hòa Phát, Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, Công ty cổ phần thép Biên Hòa, Công ty thép Miền Nam và POSCO – VNPC, công ty TNHH HATRICO so với tổng giá trị kim ngạch thép của Việt Nam xuất khẩu sang Lào và Campuchia trong giai đoạn 2009 - 2012 luôn lớn hơn 40,02% đối với thị trường Campuchia và 58,51% đối với thị trường Lào. Điều này cho thấy ngành thép là một ngành tập trung, giá trị xuất khẩu chủ yếu đến từ một số doanh nghiệp lớn. Điều này cũng dễ hiểu vì thép là một ngành công nghiệp cần khối lượng vốn đầu tư vô cùng lớn nên rào cản ra nhập ngành là khá cao. Do đó, doanh nghiệp có đó vốn nhỏ khó gia nhập vào ngành này. Quan sát số liệu của 4 năm ta thấy 2 đại gia thép đó là Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên và Tập đoàn thép Hòa Phát luôn đạt tỷ lệ tiêu thụ doanh thu so với toàn ngành là khá cao trên cả hai thị trường.

Bảng 6: Tỷ lệ xuất khẩu của HATRICO và một số công ty thép so với tổng kim ngạch xuất khẩu thép sang thị trường Campuchia của các doanh nghiệp Việt Nam.

CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng tất cả các DN Việt Nam 2.299,471 100,00 3.731,340 100,000 6.703,927 100,00 8.043,651 100,00 HATRICO 30,290 1,32 124,408 3,33 139,201 2,08 201,502 2,51 Tập đoàn thép Hòa Phát 475,491 20,68 629,153 16,86 833,146 12,43 949,179 11,80 Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên 484,345 21,06 745,183 19,97 891,816 13,30 935,275 11,63 Công ty Thép Miền Nam 70,875 3,08 186,892 5,01 278,016 4,15 350,812 4,36 Công ty cổ phần thép Biên Hòa 100,741 4,38 231,184 6,20 361,937 5,40 453,954 5,64 POSCO - VNPC 40,281 1,75 83,402 2,24 215,108 3,21 228,039 4,08 TỔNG 52,27 53,61 40,56 40,02

Được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng đối với sản phẩm thép, đối với thị trường Đông Dương, thì Campuchia được coi là thị trường xuất khẩu thép trọng điểm của Doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng là thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài như Kobe Steel, Sumitomo Metal Industries, Nippon Steel, Kawasaki Steel Corporation của Nhật Bản; Hyundai Steel, Dongbu Steel, POSCO của Hàn Quốc; Shanghai Yingji, Anshan Iron & Steel Group Corporation, … của Trung Quốc. So với thị trường Lào thì thị trường này có doanh thu và sản lượng tiêu thụ cao hơn nhiều.

Xét tổng tỷ lệ doanh thu tiêu thụ của 6 doanh nghiệp Tập đoàn thép Hòa Phát, Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, Công ty cổ phần thép Biên Hòa, Công ty thép Miền Nam, POSCO –VNPC, công ty TNHH HATRICO so với tổng kim ngạch thép xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 khá cao đạt 52,27%. Trong đó dẫn đầu là Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên chiếm 21,06%; Tập đoàn thép Hòa Phát chiếm 20,68%; công ty cổ phần thép Biên Hòa đạt 4,38% trong đó HATRICO chỉ chiếm 1,32%. Điều này cho thấy, năm 2009 có tỷ lệ tiêu thụ so với doanh thu xuất khẩu sang thị trường Campuchia giữa các doanh nghiệp thép là không đồng đều. Có sự phân biệt rất lớn giữa các doanh nghiệp đó là Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên và Tập đoàn thép Hòa Phát với các doanh nghiệp còn lại. Là một doanh nghiệp nhỏ, vừa mới bước chân vào thị trường Campuchia, lại gặp phải sự cạnh tranh của các tập toàn thép lớn như vậy, nên doanh thu tiêu thụ của HATRICO so với tổng doanh thu tiêu thụ thép sang Campuchia của Việt Nam là thấp.

Năm 2010, mặc dù tại thị trường thép của Lào, doanh thu tiêu thụ của ngành thép của Việt Nam sụt giảm nhưng tại thị trường Campuchia lại tiếp tục tăng. Các doanh nghiệp đang cố gắng tìm kiếm chỗ đứng của mình trong thời kỳ khủng hoảng. Cùng với việc nỗ lực giữ vững thị trường nội địa, HATRICO xác định thị trường Đông Dương là thị trường xuất khẩu chủ lực và trong đó đặc biệt là thị trường Campuchia đầy tiềm năng. Từ đó HATRICO đã nâng tỷ lệ doanh thu thép tiêu thụ sang thị trường Cmpuchia của HATRICO so với toàn ngành lên 3,33%. Mặc dù con số này cũng không phải lớn nhưng trên thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như ở Campuchia thì đây là một con số đáng khích lệ.

Năm 2011 và 2012, mặc dù HATRICO đã tăng cường nhân viên bán hàng, cấp thêm chi phí cho nghiên cứu thị trường, nhập thêm số lượng máy móc phục vụ cho cắt, xả băng thép. Nhưng nhìn vào bảng số liệu trên kết hợp với bảng số liệu bên dưới, ta thấy mặc dù doanh thu tiêu thụ trên thị trường Campuchia lớn

Một phần của tài liệu Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thép công nghiệp (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w